Y PHƯƠNG, NGƯỜI ĐÀN ÔNG LÀNG HIẾU LỄ ĐÃ CHÁY, NHƯ THẾ!

Y PHƯƠNG

Họ và tên khai sinh: Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày.

Sinh ngày 24-12-1948

Quê quán ở làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh – Cao Bằng

Tác phẩm

Tiếng hát tháng Giêng, Sở VHTT Cao Bằng, 1986

Lửa hồng một góc, NXB Tác phẩm mới, 1987

Lời chúc, NXB Văn hóa Dân tộc, 1991

Đàn then, NXB Tác phẩm mới, 1996

Chín tháng (trường ca), NXB Quân đội Nhân dân, 1998

Thơ Y Phương, NXB Hội Nhà văn, 2002

Thất tàng lồm (song ngữ Tày – Việt), 2006

Tháng Giêng một vòng dao quắm (tản văn), 2009

Đò trăng (trường ca), 2009

Continue reading

Bắc tiến-21. YÊU TẬN CÙNG

Gợi ý cho công trình “Dấu vết Cham ở đất Bắc”, công trình khả thể làm thay đổi cách nhìn của cộng đồng người trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp và đau khổ này. 15 năm qua đi vẫn chưa thấy ai nhập cuộc. Tôi đặt câu hỏi: “Yêu chưa đủ chăng?”, một bạn phản hồi, do bởi tại vì này nọ. Tôi nói: không!

Trước tôi, văn học Cham chưa được biết đến nhiều, chưa có công trình gọi là nào ra đời, đây đó chỉ là những mảnh, vài tác phẩm lẻ… ấn hành với số lượng cực khiêm tốn. Nếu tôi cũng viện lí do nọ kia, thì hôm nay làm gì có bộ Văn học Cham đầy đặn và dày dặn.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-12. CHỐNG CÁI DỞ

Cái dở tệ, chống là phải rồi, sao gọi là bệnh. Tuy nhiên với cuộc chiến giữa những hệ mĩ học nghệ thuật, thì khác.

Thời đương đại, văn học thôi còn đi theo một lối, mà phát triển đa diện đang dạng, đa phong cách và cả đa hệ mĩ học – ở người viết lẫn người đọc. Vậy mà độc giả cao cấp, tục gọi là nhà phê bình ta cứ lối cũ, mà đoc, mà phê.

Nhà thơ ĐHG – đã điểm qua, đọc bài phê bình trích dẫn thơ dở, liền bỏ đi. Mã Giang Lân đụng loài thơ rối rắm, gán ngay đó là thơ của người điên. 

Continue reading

TRƯỜNG TRUNG HỌC PÔ-KLONG, TẠI SAO KHÔNG?

[hay. Bạn có thực sự yêu Pô-Klong không?]

Có thể nói, 80% người có học Cham đang đóng góp cho cộng đồng và đất nước hôm nay, xuất thân từ lò Pô-Klong. Tồn tại trong thời gian không dài [10 năm], Pô-Klong đã đào tạo lứa sinh linh Cham, vững về kiến thức, chuẩn về kỉ luật, và đa phần có trách nhiệm xã hội.

Hiện, các anh chị em tản đi các nơi, kẻ mất người còn, tuy nhiên đó chính là thế hệ danh giá nhất sau thời kì đại khủng hoảng, chắc chắn thế! Nhà văn, nhà nghiên cứu, tiến sĩ, bác sĩ, kĩ sư, doanh nhân, và không ít người có vai vế trong chính quyền, từ địa phương đến trung ương.

Continue reading

Văn nghệ Việt Nam, điểm danh vài con bệnh-03. KHÔNG BIẾT, NÓI CỨ NÓI

Không biết mà nói, lại nói to!

Website của Hội Nhà văn Việt Nam vừa đăng danh sách hội đồng chuyên môn, đã nhận ngay phản ứng.

“Theo nhà thơ Trần Chấn Uy, danh sách Hội đồng thơ chưa thỏa đáng, bởi tính đại diện cho các phong cách thơ không đầy đủ: “Hội đồng thơ hiện nay bị thiên lệch về một phong cách, gọi là hậu hiện đại. Những tác giả chỉ đại diện cho một phong cách thơ chiếm lượng lớn” (báo Tiền phong, 7-3-2021).

Mèng!

Continue reading

SARA & 10+4 TRẬN RA ĐI… LỚN

Vụ “giã từ Chủ tịch Hội đồng thơ” gợi ra vài đoán mò hơi lạc đề. Không gì to tát đâu bà con ơi. Tạm nêu mấy trận bỏ đi của tôi để bà con tham khảo, đối sánh.

[1] Năm 1977, mới qua 5 tháng Đại học, tôi rời bỏ giảng đường. Vĩnh viễn!

Gia đình nghèo, khi ấy Cham mới có 8 mống sinh viên, vậy mà tôi dứt áo kiểu vậy. Cộng đồng không ngỡ ngàng, cha mẹ không buồn mới lạ. Thế nhưng, tôi “vì mình” hơn: Ở đó tôi không có gì để học. Về quê cày thuê mua sách đọc, hay hơn.

[2] Năm 1979 làm Kế toán trưởng HTX Nông nghiệp 700kg thóc mỗi mùa, chưa đầy hai năm, tôi bỏ ngang xương để qua Ban Biên soạn sách chữ Chăm lương chết đói.

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-12. ĐÂU LÀ KHUÔN VIÊN ĐẤT THÁP?

Đất tháp rộng đến đâu? Hãy nhìn văn hóa Cham từ Cham.

Cham quản tháp mà như không quản: không rào, không “chăm sóc”. Tháp Pô Rômê, ngày trước mỗi khi có lễ, anh chàng người Raglai mới trèo lên và bò xung quanh ‘kalan’ làm sạch cỏ cây.

Đất nước thống nhất, tháp Pô Klong Girai ta xây thành và dựng cổng ở mặt đông, đến thập niên 1990 thì xây khu sinh hoạt như hiện tại, bán vé, và rồi là… tiệc tùng.

Nhà nước giành quyền quản lí tháp từ khi nào?

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-08. VĂN BIA THÁP PÔ KLONG GIRAI NÓI GÌ?

Nếu bi kí ‘Patau Tablah’ Đá Nẻ tại Bal Cong làng Chung Mỹ hiện tại, Chakleng [Cakling] là tên làng duy nhất được khắc thì ở bi kí tháp Pô Klong Girai, đó là palei Padra và palei Padra Xit [làng Như Bình hiện nay].

“Bạn có yêu palei bạn không?” – loạt bài đăng từ 7 năm trước, một câu hỏi chưa có vọng âm đáng kể. Tại sao?

Lần lên tháp, hỏi cô hướng dẫn viên về nội dung bi kí trước cửa ‘kalan’ tháp Pô Klong Girai – không biết. Sao không biết? – Không ai nói cho biết. Ban Quản lí tháp không, người của Sở Văn hóa cũng không luôn. Vậy làm sao ăn nói, nếu du khách hỏi tới, trong khi việc chính của các bạn là nói cho người không biết biết?

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-06. VĂN HÓA CHAM NHÌN TỪ CHAM

Lãng du thế giới tháp Chàm, không thể không ghé qua xem Parmentier với Kazik, hay sau này: Trần Kỳ Phương cùng Ngô Văn Doanh. Ta không thể không nói lên lời cảm ơn về những đóng góp to lớn của họ.

Dẫu sao các diễn ngôn cùng dụng ngữ đặc trưng trong các công trình đồ sộ ấy nghe như là xa lạ, với Cham. Sao cứ là Trimurti Tam vị nhất thể, mà không là ‘Pô Xapajiơng, Pô Xapalai”? Rồi thế nào là “lá nhĩ”, “tháp cổng”, vân vân? Cham đọc mà tù mù!

Các nhà nghiên cứu Cham hôm nay, cũng không ai đặt câu hỏi TẠI SAO, nữa!

Continue reading