Nghĩ-71. CŨNG TỪ YẾU ĐUỐI TINH THẦN MÀ RA

Được khen, thích thì có thích nhưng tôi ít nghĩ đến nó hơn bị chê. Bị chê, tôi không phản ứng mà suy tư và liên tưởng sâu, xa hơn, về cấu trúc tâm lí con người. Xin tuần tự…

[1] Anh Chi: “cách phê bình của anh [Inrasara] dễ khiến người đọc cảm thấy bị coi thường… anh tỏ ra coi thường công chúng mỹ thuật ta!” (Nhân dân Cuối tuần, số 23-2013).

– Như thể tôi từ đất nước ất ơ nào đó ghé qua phê bình thơ Việt Nam… ta!

Continue reading

Nghĩ-65. NHỚ… QUÝ TỘC

Không hiểu sao, mỗi bận thấy thiên hạ nhậu nhẹt, dzô… dzô… dzô… rồi cười hô hố, là tôi nhớ đến giới quý tộc phương Tây ở những cuốn tiểu thuyết tôi đọc thời trẻ. Việt Nam, dường tinh thần và phong vận quý tộc đã chết. Hay nó chưa hề có?

Tôi nhớ cha tôi, rồi nhớ ông ngoại tôi – cha của cha.

Ông ngoại người palei Palao cách Chakleng 8km, thầy cao đạo, tác giả trường ca Ariya Rideh Apwei, khuôn mặt và ánh mắt đẹp đầy phong thái. Hồi bé qua ngoại, tôi gần gũi ông. Ông mất khi tôi chưa hết Tiểu học, thế nên tôi không hiểu nhiều về ông. Điều lạ, chính ông dạy tôi biết chữ Cham thuở tôi lên bốn, và thuộc trường ca Ariya Glơng Anak, thi phẩm khó hiểu nhất trong kho tàng văn chương cổ Cham.

Continue reading

Nghĩ-64. TRÍ THỨC LÀM GÌ?

Nếu chuyên làm thơ, bạn chỉ là một nhà thơ, không là trí thức. Nếu chỉ biết nghiên cứu, bạn là chuyên gia, chứ không là trí thức. Trí thức là kẻ lên tiếng cho cộng đồng về vấn đề ngoài chuyên môn của mình, tiếng nói ấy được cộng đồng tín nhiệm và chờ đợi (website Đại học Okinawa, 7-2019)

Sakurai Kunitoshi, nguyên Hiệu trưởng Đại học Okinawa, người phụ trách web môi trường Okinawa – Nhật Bản trong bài “Cuộc chiến của Inrasara” tháng 7-2019, bình luận:

Continue reading

Nghĩ-63. TẠ ƠN LÀM CHO TA LỚN LÊN

“Nằm ngoài chân trời đếm đo được mất/ tạ ơn làm cho ta lớn lên”

(Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002)

Hôm trước bạn trẻ hỏi tôi, cháu thấy vài người được cei giúp lại luôn đi nói xấu cei sau lưng. Tôi trả lời vui: – Nói xấu thôi mà. Cháu nhớ là đừng méc cei chuyện thị phị thế này nữa nhé.

Không trả lời thẳng câu hỏi, tôi kể…

Continue reading

Nghĩ-61. ĐỂ LÀM GÌ, TRIẾT HỌC?

“Việt Nam không có truyền thống triết học, chúng ta cũng chưa sẵn sàng cho truyền thống đó nữa. Triết học ta đang dạy trong nhà trường là thứ triết học Theo-ism” (Vietnamnet, 10-10-2008)

Để làm gì, triết học?

Xin nói ngay, mục đích của triết học là làm những việc… vô ích.

Thậm vô ích, ngoài giúp sinh linh biết mình, tự tri – theo nghĩa Sokrates. Cách vật trí tri, nhìn thấu sự vật, từ nhiều chiều, cả ở bề tối, góc khuất. Cho con người không phải nô lệ cảm tính, cảm tình, định kiến, qua đó ta phá vỡ mọi vô minh.

Continue reading

Nghĩ-57. “ĐẤU TRANH…”!?

“Nếu trí thức Cham không sợ những điều không đáng sợ, họ sẽ làm được nhiều điều cho dân tộc, cộng đồng” (tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1-2006).

Facebook Wa Praong 17-3-2023 kể, anh và người bạn lên tháp Pô Inư Nưgar Nha Trang. Xong phận sự tâm linh của đứa con Cham với tháp, anh cùng bạn ra ngoài, và anh kể về tháp. Thế thôi, bảo vệ đến cấm cản, kêu đó là quy định. Ghê!

Continue reading

Nghĩ-51. THẾ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ?

Tút “Thi sĩ & tiền”, bạn mừng tôi thành công, bạn nữa kêu tôi đa tài. Karun!

Từ “thành công” thì nghe quen, tôi thích chữ hiệu quả hơn; còn “đa tài”, sử gia Tạ Chí Đại Trường cho “Inrasara con người đa năng”.

Thế nào để hiệu quả? Vụ này thiên hạ bàn nhiều rồi, với vô số “cần”, “phải”, tôi có ngón riêng: 3K. Xin tuần tự…

Think big, do small, move fast” – đó là nguyên tắc vàng. Phần tôi [đã kể chi tiết, nay tóm lược]:

Continue reading

Nghĩ-47. KHỔ

“Tôi xem mỗi Cham như thể một sinh linh sống sót đầy thương cảm” (Inrasara.com, 2019).

Hôm trước Jaya kêu, sao Jaya biết mấy Cham ghét cei mà cei chưa hề nhận định xấu về họ, còn nói tốt nữa. Tôi im lặng. Ừa, làm sao có thể ghét Cham được, khi tôi xem mỗi Cham như thể một sinh linh sống sót đầy thương cảm. Dù họ có xuyên tạc hay dại dột đâm sau lưng tôi.

“Tiếng run rẩy đầu tiên được đặt vào trang giấy là tiếng của thiên thần bị thương: ĐAU KHỔ” (The first quivering word he puts to paper is the word of the wounded angel: pain) – Henri Miller.

Đó là nhà văn chính hiệu.

Continue reading

Nghĩ-46. THẾ NÀO LÀ HẾT MÌNH VÀ TỚI CÙNG?

Hết mình và tới cùng, là cụm từ tôi ưa dùng – từ đời thường đến cuộc chữ nghĩa. Ba câu chuyện cũ kể lại.

[1] 2016: Sự cố Kut ở làng Boh Dana

Bà con nhờ, anh bạn bên An ninh Tỉnh cũng gợi ý “anh Sara hỗ trợ giải quyết giúp bà con đi”, tôi vẫn không. Chỉ là vụ cục bộ địa phương, mãi khi sự cố nguy cơ đổ vỡ, các nơi kêu, tôi mới vào cuộc. Và hết mình.

Continue reading