Minh-triết-Cham-01. KHỞI ĐẦU TỪ BỒ-TÁT GLANG ANAK

Serie này, tôi đăng loạt bài Minh-triết-Cham, nhằm giúp Cham hôm nay tiếp nhận tinh thần minh triết của ông bà, qua đó: Sống nhân văn, hòa bình và sáng tạo.

+

Đại biến động ở đầu thế kỉ XIX, cả dân tộc chạy tìm thoát thân. Tràn lên núi cao, băng sông qua Cambodia, Thái Lan, hay vượt biển sang Malaysia. Từ miền Trung thiên di vào nam, đến miền đất cuối thì dừng lại, dựng chòi tạm và… chờ tàu. Các chuyến tàu đến và đi, và… Cham chờ đợi. Ariya Glang Anak:

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-19. CUỘC CHỮ NGHĨA LÀ MỘT MA-RA-TÔNG

[thư kì-2 cho nhà thơ Kông Đản]

Khi có mục tiêu, tôi tập trung tất cả vào. NÓ là niềm vui của tôi, tôi biến nó thành niềm VUI đỉnh nhất, từ đó bao thú vui khác ở đời thường, tôi gác lại. Trò chơi giành ghế văn trường hay quan trường, chuyện gái gú, tiệc tùng hay du hí…

Bao miền đất Việt Nam tôi đi nhiều, đó là các chuyến đi được mời. Rảnh, tôi hỏi: tại sao không, thế là đi chứ chưa một lần tôi chủ động. Tôi phủi nhiều lời mời xuất ngoại, như chuyến đi Hàn Quốc vào tháng 9 tới, dù chưa lần đến xử sở kim chi – tôi từ chối, vì thấy không cần thiết. Hoặc nhường lại suất đi Festival Ấn Độ cho bạn văn 12 năm trước, cũng vậy.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-18. CUỘC CHỮ NGHĨA LÀ MỘT HÀNH TRÌNH

[Thế nào là thành công? – trả lời muộn 2 câu hỏi của nhà thơ Kông Đản]

Ở hội thảo VHNT sáng 17-6 vừa qua, nhà thơ Kông Đản phát biểu, đại ý: Tôi và Inrasara cùng vào Hội Ninh Thuận, vừa vô Sài Gòn anh đã nổi lên, xin hỏi trước đó anh đã học như thế nào? Sau đó còn liên tục gặt hái nhiều thành tựu lớn, anh có thể cho biết mình đã tiếp nhận trào lưu văn nghệ thế giới ra sao…

Hội thảo bàn việc chung, thế nên tôi không trả lời trực tiếp anh, và hẹn khi khác sẽ nói riêng. Khi khác có khi hơi lâu, sẵn serie “chuyện văn chuyện đời”, xin tâm sự luôn thể.

Continue reading

Nghĩ-98. SAO PHẢI CHỌN BẠN MÀ CHƠI?

Chọn bạn mà chơi, ông bà ta khuyên thế, mà đúng thế. Bạn bè tạo ảnh hưởng khủng, con cái lắm khi không nghe cha mẹ, thầy cô mà nghe bạn. Con người vốn yếu đuối, dễ bị ngả về phía dễ dãi, ăn xổi, hư đốn.

“Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói cho biết bạn là người thế nào”, dân Tây cũng cả quyết thế! Đúng luôn.

Đồng tình với “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Continue reading

3 bí kíp của tôi-Bis. CHƠI

Hết học đến tập sang làm – hỏi chớ, tôi có chơi không? – Chơi chứ, đầm và dữ nữa là khác!

Năm kia Jaya nói, giá mà cei biết nhậu nữa, thì số 1 luôn, tôi mới hỏi ngược lại: Chớ con thấy ai thực tế xã hội bằng cei không? Sài Gòn về, ngồi lai rai bạn hữu hơn tiếng, “mình có chuyện xíu nhé”, cei đi. Và trong khi họ tiếp tục ở đó “môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện” (Huy Cận), cei qua 3-4 cuộc khác, khám phá bao nhiêu câu chuyện khác.

11 tuổi, đạp xe qua 5-6 palei Cham bán cà-rem, vừa có tiền mua sách vở vừa biết thêm vài làng Cham với phong cảnh và con người, không vui sao.

Continue reading

3 bí kíp của tôi-03. LÀM

Trị đất, trị vật, trị việc và… tôi không cho thành công mà là, nên cơm nên cháo. Mấy chuyện cũ, hệ thống lại để làm kết cho bi kíp cuối cùng.

[1] Trị đất

1,4 sào đất bỏ hoang ở palei Cok ngay đầu sân banh, tôi xin và làng cho. Từ tay trắng, chỉ qua nửa năm tôi biến nó thành vườn-ao-chuồng nuôi sống cả nhà. Để mấy chị nhà quê cứ nhảnh chồng “đi cắn c. ông Trạm!”.

Continue reading

ÂM NHẠC CHAM, TÌNH & TIỀN

Hai ngày “nghỉ” facebook, tôi chơi một lèo chương tiểu thuyết hậu hiện đại. Viết, cut & paste tới 20.000 chữ, gửi đi. Gs. Nhật kêu, anh Sara viết dễ hiểu giùm nhé, tôi nói vui, dễ hiểu hơn Kafka, Faulkner nhiều lắm.

Cũng được việc chớ bộ.

Chiều hôm qua xả hơi, nhân vụ “ăn tiền tài trợ” liên quan đến âm nhạc Cham, thêm tin Arsenal thắng Newcastle 2-0, tôi tút kể chuyện vui.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. CỨ BẮT QUÀNG LÀM HỌ CÁI ĐÃ, GÌ GÌ TÍNH SAU

Thuở bao cấp, mỗi tuần là mỗi dân quê tôi đón đội chiếu phim lưu động về. Không có gì xem, nên cứ chờ. Rồi đột ngột, cái phim Xương Rồng Đen như thể một quà tặng. Cả làng la lên, Chàm mình kìa, khi Việt Trinh xuất hiện. Nước da với đôi mắt ấy, nòi Cham rơi rớt lại đích thị không chạy vào đâu được. Lại về quê Chàm làm phim về Chàm nữa chớ.

Xa hơn nữa, Nam Phương Hoàng hậu… 

Continue reading

Nghĩ-85. VẤN ĐỀ LÀ BIẾT TƯỞNG TƯỢNG

[chuyện Sokrates & Platon, Nguyễn Biểu & tôi, bài học lớn nhất kể tặng các bạn FB].

Sinh hoạt lớp APPK-2, ngày 2-7-2020 ở tư gia anh Nhân tại Hamu Tanran, có một chi tiết tôi tin ít ai nhớ, và nhất là ít ai làm, để KHỎE.

Kể chuyện tôi trước.

Mùa xuân 1991, dời gia đình qua khu chợ đầu làng mở quán tạp hóa nhỏ, nhỏ và chơi vơi như bao quán nhà quê khác, tôi bắt đầu phác họa ra giấy một “trung tâm văn hóa Cham” tương lai.

Continue reading

Inrasara-TV-23. NGƯỜI CHAM ĐANG Ở ĐÂU?

[hay. Có mấy loài Cham?]

Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn – sông Đinh cho đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ thế kỉ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên gới lui dần về phương Nam rồi mất hẳn vào năm 1832, khi cuộc khởi nghĩa cuối cùng của Thak Wa bị vua Minh Mạng dẹp tan. Suốt quá trình lịch sử ấy, người Cham lưu lạc qua nhiều vùng đất khác nhau, để tạo thành cộng đồng riêng với những khác biệt nhất định về văn hóa và ngôn ngữ.

Cham Hoa. 986-988, giai đoạn Lưu Kỳ Tông làm vua đất Champa, bộ phận Cham chạy qua Hải Nam – Trung Quốc sinh sống.

Continue reading