Lang thang-03. VĂN CHƯƠNG & CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

SỨC KHỎE

Sáng ngồi “trà đạo” vỉa hè với hai bạn thơ già. Xung quanh ai cũng áo ấm, riêng tôi mỗi thun lót với sơ mi mỏng tang, mới biết trời Bắc vừa chuyển rét.

Hôm qua ghé thăm bạn văn, “nó” chuyển từ đại tràng qua gan, nghe thương anh và nhớ anh Đạm. Bạn văn thế hệ mình yếu quá, đâu là nguyên do? Không đủ sức khỏe bám bàn thì làm sao ra tiểu thuyết, phê bình.

Ngồi hơn tiếng chả thấy văn chương chữ nghĩa đâu, mỗi thứ mang ra than vãn: bệnh. Tin đồn đố có sai: Lúc còn sức ta ước đủ thứ, thân đổ bệnh thì chỉ còn mỗi món để ước, là sức khỏe!

Continue reading

Thơ của bạn thơ-2. Trần Thanh Bình: ĐIỂM M – SAU NỖI ÁM ẢNH THỜI GIAN

Thời gian. Ngày, tháng và năm. Hôm qua, hôm nay và ngày mai. Con người vừa ý thức về sống, tức thì hắn bị thời gian ám ảnh, không dứt ra được. Nhất là thi sĩ, sinh linh đầy nhạy cảm trước biến dịch. Của thiên nhiên, sự vật và lòng người. Biến dịch cả nơi sâu thẳm của lòng mình.

Làm gì? 

Những “rượt đuổi khúc thời gian ngắn ngùi”, “ba thì thời gian thoắt hiện”, “màu thời gian quay gót”, ở đó cho dù thi sĩ “tìm ngọn cỏ thời gian”, “nung bỏng khúc thời gian”, hay làm ra vẻ như thể “mặc thời gian vàng lá”, và cho dẫu có nỗ lực tới đâu, hắn vẫn “không xoay chuyển nổi trình tự thời gian”, thời gian vẫn có đó. Lù lù, thoắt ẩn thoắt hiện.

Khước từ thời gian, hay chịu sự “khước từ của thời gian” thì cũng vậy.

Continue reading

Bí mật của thất bại-09. THÈM THẤT BẠI

[từ Tây qua Ta đến Cham & luật hấp dẫn]

Tôi hay đùa, cánh nhà văn ta tụm năm tụm bảy cà-phê hay lai rai hiếm khi việt vị khỏi 3 đường ranh: Phê phán chính quyền, thị phi về nhau [chủ yếu kẻ vắng mặt], và cuối cùng quay về món… tục.

CLB Văn chương của Hội Nhà văn ra mắt cuối 2013 – Vũ Quần Phương sắm vai chủ tịch, hoạt động chỉ nhích hơn câu lạc bộ thơ các loại đôi chút.

Ở phía Nam năm 2006-2007, Bàn tròn Văn chương tôi chủ trì sinh hoạt ngoài lề HNV ra vẻ chuyên nghiệp hơn [đi vào chủ đề cụ thể] vẫn chưa thoát khỏi tính “phong trào”.

Continue reading

Bí mật của thất bại-08. KÉM TƯỞNG TƯỢNG VÀ… TIÊN LIỆU

Kiến thức là chuyện vô cùng dễ, mọi thứ có sẵn trong sách, chịu khó tìm đọc và tổng hợp là xong. Sáng tạo thì khác, bạn cần tò mò, tưởng tượng, liên tục đặt câu hỏi, và suy nghĩ nhiều về sự thể. Từ đời thường đến khoa học, nghệ thuật cũng không khác. Biết một là biết tất cả.

[1] Lấy vợ, bạn hình dung ngôi nhà tương lai, những đứa con và phương cách giáo dục, lề lối hành xử với vợ, ông bà nhạc và cả “con chó nhà vợ” [tục ngữ Cham]. Nếu đứa con hư, bạn xử lí ra sao? Nếu bà nhạc cằn nhằn, nếu cô vợ bỏ đi, nếu… bạn lường trước mọi chuyện có thể xảy đến.

Continue reading

Thương ca vô tận-19. TRÒ DIỄN

[hay. Tôi khoái loại người nào nhất?]

Nhà lãnh đạo ư? Không. Kẻ cả đời chỉ biết mưu tính đè đầu cưỡi cổ thiên hạ. Ngày này qua tháng khác lo diễn, với cử tri, với đối thủ cùng đồng đảng, với vợ con, thủ thế và thủ thế – chán chết.

Các tỉ phú, nhà phát minh, học giả, nghệ sĩ cũng hệt: diễn.

Nhà văn chả khác là bao. Cày, cày và cày, mang cảm giác vĩ đại lên với độ dày của trang sách cùng bát ngát lời khen thu lượm.

Continue reading

Thương ca vô tận-27. MỘT CÁCH ĐẦU ĐỘC CON CÁI

Câu chuyện.

Có lần tôi nhỡ miệng ca tụng một thầy đồng nghiệp ở Ban Biên soạn, bạn gạt đi: nhảm! Tôi nghe lạ, nhưng cho qua. Hôm sau tôi hỏi, yut có bao giờ gặp ông ấy chưa?

– Cần gì!

– Yut chưa gặp, chưa nói chuyện, sao lại có thể biết người mà nhận xét?

– Trước đây ba mình kể…

Tôi kêu: chết rồi!

Năm ngoái, một bạn thơ trẻ Cham đọc đâu đó trên facebook Jaya, liền chụp lại, gửi tới và chat: “đây chính là ý của cei”, tôi kêu: chết rồi!

Continue reading

Bí mật của thất bại-03. VÌ GHÉT HỌC

Có Cham vì ghét tôi mà không đọc tôi, cho dù ở đó vô số bài học được rút ra từ thực tiễn đời sống cộng đồng. Còn đỡ, chỉ vì ghét tôi mà vài ông tiêm nhiễm vào đầu con cháu khiến chúng tránh xa chữ nghĩa của tôi – là điều chí nguy. Làm thế không gì khác ngoài một sẵn sàng cho thất bại.

Tại sao? Bài học tương cận bạn có thể tìm thấy khắp: “7 bước đến thành công”, “5 bí quyết làm giàu”, hay “3 đức tính của một quý ông bản lĩnh”… vậy thôi mà hút được cả vạn views. Xem, để rồi không làm gì cả!

Continue reading

Bí mật của thất bại-02. BỞI THÔNG MINH

[Học nhất lớp dễ bị đời đánh bại]

Ở serie “Cham có thông minh không?”, tôi phân tích 3 loại thông minh: Thông minh để tồn tại, Thông minh và bản sắc & Thông minh cho sáng tạo. Nhìn tổng thể sinh mệnh của một dân tộc là vậy, hôm nay ta thử xét phạm vi nhỏ hơn: cá thể.

Tôi biết vài bạn giỏi nhất lớp, thể hiện thông minh hơn người, nhưng vừa bước vào cánh cửa cuộc đời đã bị đánh bại ngay. Rồi không bao giờ ngóc dậy nổi nữa. Tại sao?

Thuở học trò hay sinh viên, ta nổi trội, thế là ta mang tâm lí ngạo mạn, mà không nghĩ khác đi, để học thêm lên. Thất bại te tua, vẫn không chịu rời bỏ nó nửa bước. Vào đời, mãi nhớ về thuở huy hoàng ấy, ta nhìn người bằng con mắt khinh khỉnh, tội ơi là tội. Lại còn phủi thành tích bạn học từng kém mình thuở xưa ấy nữa:

Continue reading

Thương ca vô tận-24. THƯƠNG TƯ DUY AO LÀNG

[Thương [vài] nhà văn Việt Nam và kẻ… Chàm]

Tục ngữ Cham:

Mưtai di krong, mưtai di tathik

thei mưtai di danao kabao mư-ik takai palei

Chết nơi biển cả sông sâu

Ai đâu lại chết vũng trâu ven làng

Ở HTX Thơ Việt, ta cứ với ta mà kèn cựa.

Nhà này suốt ngay đòi lên võ đài đọ thơ, không phải với thi hào thi bá thế giới, mà với người nhà ở ao làng. Nhà kia la: thằng đó trả nhiêu tiền mà mầy khen thơ hắn. Rồi hết thơ tân con cóc đến thơ vô lối mà nhạo nhiếc nhau.

Continue reading

Thương ca vô tận-22. NHÀ VĂN ĐI TÌM TIẾNG TĂM

[thư cho Chế Đôn-04, tặng một bạn thơ thương mến]

Định mệnh nhà thơ một tập, hay văn chương nhai lại mình là hệ quả từ nỗi đó.

Chế Đôn gọi tôi “già rơ”. “Già rơ” không phải tự nhiên có, mà cần trui luyện, miệt mài – từ sớm.

Hôm qua một bạn thơ kể: “Trước những lời khen có cánh, một đàn chị lo thơ em sẽ chững lại rồi đi xuống”, và hỏi “nhà thơ có bao giờ trải nghiệm điều gì như thế chưa?”

Tôi nói, quá nhiều nữa là khác, nhưng chúng không hề ảnh hưởng tới tâm thái viết của tôi, cả lời khen lẫn tiếng chê! Này nhé…

Continue reading