Tôi dạy con-25. HIỂU THÌ CÀNG YÊU HƠN

Hãy yêu hãy yêu như ta chưa từng

đứa con đi xa bỏ hoang làng mạc

mang bụi đất quê hương về miền xứ khác

Và hãy yêu hơn con người chân chất

sống một đời ôm mang đất – phù du

Đoản thơ trong trường ca “Quê hương” viết ở tuổi 20, in Tháp nắng-1996. Vậy đó, hiểu thì không thể ghét được!

Continue reading

Sống tôn giáo-24. ĐẮC & HÀNH ĐẠO THƠ

Ngày sẽ hết, tôi sẽ không ở lại

Tôi sẽ đi dù chưa biết đi đâu

Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi

Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu

Cây và cối, bầu trời và mặt đất…

Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi

Trần gian ôi! cánh bướm cánh chuồn chuồn

Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại

Con vi trùng, con sâu bọ cũng yêu luôn…

Continue reading

Giải trí cuối tuần. GIẤC MƠ BẤT TỬ – CHUYỆN ĐÙA!

[sau tút này, tôi vào viện làm đẹp, facebook tạm nghỉ 3-4 ngày]

Trăm năm nữa, người đời nhắc tên, nhà phê bình trích đoạn thơ, tên tác phẩm nào đó của tôi người nhà nghiên cứu đưa vào mục sách tham khảo… Chà chà, mỗi bận tưởng tượng đến mấy nỗi đó, tôi không khỏi bật cười.

Tô Thùy Yên:

Như ta đứng nhìn kiêu hãnh xót xa

Chính bản thân ta trong viện bảo tàng

Nguyễn Quốc Chánh:

Continue reading

Tôi dạy con-15. HỌC SINH GIỎI VÀO ĐỜI THẤT BẠI, VÌ SAO?

Không chỉ mỗi con, mà nhiều người hỏi cei câu hỏi lạ đời đó.

Trả lời rốt ráo câu hỏi này, không thể không nêu vài gương điển hình.

Bạn-1. Toán lý hóa giỏi vượt bậc, thứ hạng trong lớp thuộc tốp đầu, lạ – cả đời chưa bao giờ cầm lên một cuốn sách. Dẫu tánh tốt, lối tư duy đóng khiến bạn tự khung mình. Sau đó bạn làm kế toán HTX Nông nghiệp, khi HTX giải thể, bạn nhận phần ruộng làm như mọi người.

Continue reading

NHƯ THỂ LÀ BIỂU TƯỢNG

“Loạn chùa”, “xàm tăng” cùng vô số hạn từ tiêu cực tràn ngập không gian mạng như báo hiệu thời mạt pháp đang đến gần. Tín đồ tín mà không kính, khẩu phục còn tâm thì lạc tận đâu đâu.

Khi mất niềm tin tràn lan, ở thẳm sâu tâm thức mỗi chúng sinh như chờ đợi một cái gì khác, để rồi khi hiện tượng Đạo sĩ Minh Tuệ xuất hiện, tức thì trở thành một biểu tượng, cho một niềm tin thuần khiết hóa sinh.

Ở hậu bán thế kỉ trước, ta có Thầy Tuệ Sỹ, còn hôm nay…

Continue reading

Tôi dạy con-12. TẠI SAO PHẢI GIỮ TRUYỀN THỐNG?

Là câu hỏi Út dành cho tôi 4 năm trước. Câu hỏi khó miễn chê luôn. Thức thời, sống theo thời đại mình đang sống không hay hơn sao, hà cớ lại cứ phải bản sắc với truyền thống? Có 3 điểm đáng xem xét:

[1] Bảo tồn khác biệt và đa dạng về nhân chủng

Ở loạt bài “Cham có thông minh không?” tôi nêu ra 3 loại thông minh:

Continue reading

VƯƠNG PHI MỴ Ê + Plus

Tút hôm qua, tôi nhận được 2 ý kiến, giải đáp tuần tự như sau. Về thơ:

“… lịch sử chia phân hai định mệnh lạ kì/ kẻ xuôi Nam, người ngược Bắc/ cửa biên thùy gió Lào thổi rát/ thổi rát đau hai mảnh linh hồn”. Đâu là 2 định mệnh? – Mỵ Ê ngược Bắc, ba thế kỉ sau Huyền Trân xuôi Nam, làm nên “hai định mệnh lạ kì”.

[1] Vương phi Mỵ Ê:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tập 29, số 3 (2013):

Continue reading

Tôi dạy con-8. GIẤC MƠ CHO DÂN TỘC

Les Kosem (1927-1976) là nhà thơ, dù cả đời ông chưa làm bài thơ nào, tôi coi ông là một nhà thơ lớn. Nhà thơ là kẻ sáng tạo giấc mơ cho dân tộc, ai nói thế!

Mơ, và hành động. Chứ không phải thứ mơ mộng mơ màng mây gió.

Tôi biết một Cham mơ cạnh tranh với Maradona, trong lúc cả đời không một lần ra sân thử trái bóng. Cũng có kẻ mơ thành một nhà nghiên cứu lớn nhất Cham. Có đứa còn mơ làm Inrasara-thơ thứ hai nữa! “Giấc mơ con đè nát cuộc đời con” (Chế Lan Viên).

Continue reading

Tôi dạy con-5. ĐỂ LÀM GÌ, SỐNG?

Tôi mang tiếng với đời là “bồ chữ”, là học giả, nhà nghiên cứu, trong khi ngay tuổi 20 tôi đã thức nhận, và tuyên rằng thư viện là mồ chôn giấc mơ tuổi thanh xuân, còn Đại học là nơi thui chột thiên tài.

Con người sinh ra để làm gì, con biết không? – Rất đơn giản, để… sống!

Năm 2005, bạn thơ trẻ Cham ghé tôi ở Quận 4, kêu: Tầm cei Sara làm tuyển tập được rồi. Tôi chợt nhớ bạn thơ tôi khoe cái Bằng guiness Tuyển tập thơ song ngữ Tày Việt dày nhất Việt Nam. Bà Trời ơi!

Continue reading

Sống tôn giáo-13. TẠ ƠN LÀM CHO TA LỚN LẾN

“Tôi xem mỗi Cham như một sinh linh sống sót đầy thương cảm” – Inrasara.

Cả tôi cũng không ngoại lệ! Thế nên khi hôm nay Cham được to cẳng cồ vai thế này, ta không thể không nói lên lời tạ ơn.

[1] Thế hệ ông bà hậu đại khủng hoảng, cần biết ơn đầu tiên. 5.000 sinh linh yếu đuổi trở về, rách nát, buồn tủi và đầy chịu đựng – để có tôi hôm nay.

Các nhà nghiên cứu Pháp đầu tiên đã khai vỡ tầng vỉa để làm lộ thiên một phần nền văn hóa văn minh một thời huy hoàng đang bị vùi lấp dưới lớp bụi thời gian và kí ức suy tàn của con người.  

Aymonier, Cabaton, Maspéro, Parmentier… Lịch sử và ngôn ngữ, chữ viết, Kiến trúc & điêu khắc…

Dù chưa được thẳm sâu và toàn diện như họ từng làm với các dân tộc Cao Nguyên, qua vài mảnh vụn góp nhặt kia, Cham cũng lờ mờ nhận ra được khuôn mặt của mình.

[2] Tiếp đến là các nhà nghiên cứu Nghiêm Thẩm, Dohamide, Trung tâm Văn hóa Chàm với cha Moussay cùng cộng sự, Thiên Sanh Cảnh và Nội san Panrang, ông bà Blood… Qua các tổ chức và con người này, chân tướng Cham dần hiển lộ sáng rỡ hơn.

Kế đến không thể không nói lên lời tạ ơn Trường Trung học Pô-Klong với thầy Thành Phú Bá, anh Quảng Văn Đủ, thầy Lưu Quang Sang, thầy Nguyễn Văn Tỷ, thầy Jay, thầy Từ Công Phú và nhiều vị khác nữa, đã hun đúc tâm hồn và trí tuệ cả một thế hệ Cham.

Cho Cham biết mình là ai.

[3] Rồi khi đất nước thống nhất, các nhà chuyên môn: Ngô Văn Doanh, Trần Kỳ Phương, Bùi Khánh Thế, Hải Liên, Phan Quốc Anh, Đình Hy… cho ra mắt hàng loạt công trình, thổi luồng sinh khí mới vào nền văn hóa này.

Và cả thế hệ nghiên cứu Cham tài năng nhiều tâm huyết nữa.

Cần nói lời cảm ơn, bởi “Tạ ơn làm cho ta lớn lên”!