“Xếp tàn–y lại, để dành hơi”
( Thơ của vua Tự Đức)
Về đi. Về đi. Về đâu !
Gà xao xác tiếng. Trăng dầu dãi sương.
Cỏ khuya ngái ngủ. Con đường.
Hồn ma khóc lạc. Hận trường mộng đông. Continue reading
“Xếp tàn–y lại, để dành hơi”
( Thơ của vua Tự Đức)
Về đi. Về đi. Về đâu !
Gà xao xác tiếng. Trăng dầu dãi sương.
Cỏ khuya ngái ngủ. Con đường.
Hồn ma khóc lạc. Hận trường mộng đông. Continue reading
Bộ lạc nọ nghe nói mất đoàn kết hết thuốc chữa. Tin đồn thất thiệt đến tai S. Hắn nói:
Bậy nào! Này nhé, thuở Pô-Klong, lớp Pháp văn S tui sĩ số 49 học sinh. Phân theo sắc dân có 45 Cham, 3 Kinh và 1 Raglai; còn chia theo giới tính thì 37 nam, 12 nữ. Tui đố ai tìm ra có bạn nào nghĩ xấu hay nói xấu về S. Chỉ cần một thôi. Đố vui có thưởng đó. Continue reading
Mưa Sài Gòn mưa đang nắng mưa tràn
mưa đọng vào đêm mưa rơi từng giọt… từng giọt…
mái gác trọ em mưa tựa hạt sương mềm
em say mưa như lần đầu mới biết
em yêu mưa vạn lần thân thiết Continue reading
Giữa hai khoảng trống, NXB Thanh niên, tháng 6-2013 – Khổ 20 X 20 cm, 72 trang
Phụ bản: 5 bài thơ đặc sắc nhất được Inrasara chuyển dịch sang tiếng Chăm, cùng 15 ảnh minh họa. Sách in đẹp. – Giá bìa: 40.000 đồng.
Giữa hai khoảng trống được Quỹ Hỗ trợ Văn chương & Cuộc sống hỗ trợ toàn phần cùng hai nghệ sĩ Chăm hỗ trợ tài chính cho phần sách in tặng. Continue reading
Từ 3-6-2013 đến 9-6-2013, tôi bay ra Bắc làm một tuần lang thang. Dự Hội nghị Lí luận phê bình của Hội Nhà văn Việt Nam tại Tam Đảo; sau đó xuống Hà Nội phụ trách vài cuộc nói chuyện và gặp gỡ bạn bè văn chương. Có Lớp viết văn ở Thanh Hóa của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam khai mạc sáng ngày 8-6, chuẩn bị đi, nhưng cuối cùng phải hoãn lại. Vài hình ảnh lưu niệm.
Đêm nay rằm tháng 7, ngày Vu lan báo hiếu. Một bông hồng đỏ cho những ai đang còn mẹ và một bông hồng trắng cho những ai không còn mẹ để đời vui sướng hơn! Lúc này thèm hát bài “Bông hồng cài áo” của Phạm Thế Mỹ, nhưng không biết hát cho ai nghe nên đành lảm nhảm một mình. Ừ, đôi khi cũng cần dở hơi một chút cho cuộc đời vẫn đẹp, tình yêu vẫn đẹp, cái đẹp vẫn đẹp…
* 12 năm cuộc trần gian đã phủ bụi lên màu mắt họ, những kẻ khởi động Tagalau vào mùa Kate 2000… Continue reading
Qua một tháng phát hành, vài tin vui về Tagalau 11 cùng các nhận định thu lượm được từ dư luận. Nay xin nêu ra để tác giả và độc giả cùng nhìn nhận và bàn bạc.
* Jalau Anưk, Ban Tagalau Trẻ, phát biểu tại Hành trình 10 năm Tagalau, 2009 – Photo Inrajaya.
Tin vui
Xin nói ngay: Tagalau 11 là ấn bản đầu tiên mà chủ biên không bù lỗ.
Sau 2 kì Tagalau 1 và Tagalau 2 mà các khoản chi phí do tôi và vài người quen bỏ vốn là chính, Tagalau 3 vì bị đình trệ, bà con Chăm có tâm lí lo Tagalau nguy cơ tan rã, nên đã giúp tối đa gàu nước tưới cho cây Tagalau sống. Đó là số đầu tiên mà Tagalau cân đối được thu chi. Tạm nêu con số cụ thể: Tagalau 1 thừa 2.300.000 đồng, Tagalau 2 thừa 850.000 đồng, Tagalau 3 thiếu 200.000 đồng.
Đến Tagalau 4, tôi đã bù lỗ tất cả Continue reading
Văn hóa Champa, sau hai trăm năm không được vun xới, bồi đắp đã lụi tàn rất nhanh, bởi sự vô tình của thời gian và cả vô tâm của con người. Dù từ hơn trăm năm nay, nhận thấy nguy cơ tiêu vong của nền văn hóa ấy, nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước đã đổ công sức, trí tuệ vào việc phục dựng khuôn mặt của nó, nhưng các thành tựu đạt được vẫn còn khá khiêm tốn so với thực tế yêu cầu. Continue reading