Cham có thông minh không? DO THÁI & CHAM

Lấy dân tộc Do Thái ra so sánh với, có khiên cưỡng không? – Không. Giới khoa học và thực tế cho biết, không có sự ưu việt giữa các chủng tộc. Nghĩa là dân tộc nào cũng có chỉ số thông minh như nhau, trồi sụt chỉ là ở mỗi cá thể. Thế nên so sánh Cham với dân tộc nào bất kì không vấn đề gì cả.

Do Thái và Cham có hoàn cảnh lịch sử tương cận: mất nước, lưu vong…

Cuối rốt, so sánh với Do Thái, câu chuyện Cham dễ được soi sáng.

Continue reading

Chuyện vui. CÒN VÉ CHIỀU XỔ

(Inrasara sắp Bắc du, & chuyện về ĐẠI HỘI VHNT D.T-THIỂU SỐ)

1. Từ 20-11 đến 22-11, Sara có mặt ở Hà Nội dự chương trình Nghệ thuật trong không gian công cộng ART IN PUBLIC SPACE tại Viện Goethe. Sau đó là 3 ngày lang thang.

Quảng cáo: Quý bạn, quý anh chị em có nhu cầu từ Sara: Mua hay tặng sách, mời nói chuyện hay lai rai, vân vân, liên hệ gấp qua FB [khéo hết vé]. Tôi sẽ đáp ứng tùy hứng, và khả năng.

Thân mến!

2. Đại hội hội DTTS

Sara non ba thập niên nhập cư Sài Gòn, 27 năm Hội viên DTTS-TPHCM.

Sara Ủy viên Ban Thơ của Hội 3-4 nhiệm kì, đương kim Trưởng Ban LLPB Hội, Ủy viên BCH Hội 1 nhiệm kì (kể lể), sau đó rời BCH (thực thi văn hóa từ chức, có rủ rê nhà thơ Mai Liễu, nhưng vì sự nghiệp VHNT DT, anh đã hi sinh trụ lại để tiếp tục cống hiến). Tôi giới thiệu và giải trình bảo vệ Phú Văn Hẳn vào thay (kể công).

Thời Nông Quốc Chấn, hai lần đích thân ông mời Sara dự ĐH. Thời nay thì khác, thế hệ ‘trẻ’ hơi bị mau… QUÊN!

Phú Văn Hẳn Phó CT Hội DTTS Thành phố nghĩ bên Ninh Thuận lo cho Inrasara, Ninh Thuận thì bảo ổng thuộc ‘biên chế’ TPHCM. Thế là đùn đẩy, anh chị em Trung ương cũng quên nốt! Thế mà tốt.

Tìn từ bạn Hội viên Lý Thị Thủy [Phú Yên] kêu hết vé do không được cấp kinh phí, tôi mới hay là ta có… Đại hội. Tôi phon cho Phú Văn Hẳn [cùng họ Phú Trạm tôi]:

– “Không phải anh ham Đại hội đâu, anh vừa từ chối dự 2 cuộc TO gấp nhiều lần mà. Anh chỉ nhắc là ông em cần chu đáo xíu với hội viên thôi”.

Thế là ngày 16-11 Hẳn 2 lần phone tới:

– Anh bay ra Hà Nội sớm đi, mọi chi phí em lo. Anh chị em đợi, thật lòng em đó…

8g tối 17-11, Hẳn phon lần nữa, nhưng lúc đó Sara nhập Thiền rồi. Mai sớm 18-11, ngó thấy cuộc gọi nhỡ, thì đã Đại hội.

Chúc bà con DTTS ta vui vẻ!

[ảnh: Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu…]

Tóm tắt. PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU?

Cà-phê Văn học thứ Bảy 16-11-2019 vừa qua thu hút vỏn vẹn 10 người dự. Con số thấp vô địch ở các buổi nói chuyện của tôi (32 là con số thấp nhất hồi nói về Tân hình thức). Trong khi đề tài khá nóng, và người thuyết đang được coi là hot man!

Tại sao? Hãy bỏ lửng câu hỏi…

Dẫu sao, nhỏ mà có võ: Nó hấp dẫn và vui. Nhiều câu hỏi tới tấp đặt ra [trong đó có 4 câu cực xịn, tôi sẽ minh giải sau], nhiều ý kiến thú vị. Đến xong cuộc, hai bạn trẻ còn níu Sara lại trao đổi riêng.

Nay ‘tuổi già sức yếu’ (khiêm tốn đáo để!), nên tôi hơi biếng ‘lập biên bản’. Xin tóm bài nói chuyện hầu bà con và bạn FB.

1. Thế kỉ qua, phê bình văn học trên thế giới đã tiến những bước dài, phát triển đa dạng với nhiều trào lưu lớn ảnh hưởng đến sáng tác và thưởng ngoạn văn chương.

Phê bình đa dạng ở đối tượng, ở hình thức, ở góc nhìn. Phê bình không chỉ đi sau sáng tác, nó còn song hành để song thoại với sáng tác, thậm chí khả năng dẫn đạo sáng tác.

2. Ở Việt Nam thì khác, phân loại thường thấy là: Phê bình nghệ sĩ và phê bình hàn lầm. Nếu cái trước ưa bình tán ngoài văn bản, thì cái sau chọn an toàn là trên hết.

Ngoài phê bình truyền thống, phê bình mới có: Phê bình thi pháp học, phê bình kí hiệu học, phê bình sinh thái, phê bình thơ Tân hình thức, và phê bình hậu hiện đại.

Nhận diên và phê bình sáng tác ngoài luồng, nổi lên có: Trần Ngọc Hiếu (2012), Lí thuyết trò chơi và một số hiện tượng thơ Việt Nam đương đại, Luận án Tiến sĩ.

Luận văn Thạc sĩ của Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan (2010): “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Luận văn bị Phan Trọng Thưởng cho là “nguy hiểm” tạo nên xì-căng-đan, qua đó kéo theo bao hệ lụy.

3. Từ đó phê bình né tránh.

Ngay công trình phê bình sinh thái Rừng khô, Suối cạn, Biển độc… và Văn chương (2017) của Nguyễn Thị Tịnh Thy, dù tên tác phẩm rất ghê, vẫn cứ là… né tránh. Rừng khô, suối cạn, biển độc ở đẩu đâu, chứ không đang xảy ra nơi cánh đồng HTX văn chương Việt Nam.

Phê bình né tránh Văn học miền Nam trước 1975, Văn học Việt hải ngoại, Văn học ngoài luồng (của các nhà xuất bản ngoài Nhà nước), Văn học mạng.

Sự kiện Hoàng Sa – Trường Sa, giới sáng tác tránh né đã đành, ngay khi phong trào sáng tác rộ lên ở 2 kì sự kiện, nhà phê bình Việt Nam vẫn hạ quyết tâm… né.

Xem: Inrasara, “Cảm thức thơ Việt qua hai kì sự kiện Trường Sa – Hoàng Sa”, BBC, 9-7-2011 và Tienve.org, 7-2011.

4. Cuối rốt phê bình văn học Việt Nam đi vào tử huyệt.

Chưa đề cập phê bình học thuật xa xôi, ngay các bài điểm sách tại trang chuyên mục ở một tờ báo để người đọc có thể tin cậy tìm đến tác phẩm, ta cũng chưa. Phê bình, ta luôn mang theo bao thói tật. Thử điểm mặt…

– Phê bình chỉ thấy hàng rào nhà mình. Nguyễn Hòa nhận định về hậu hiện đại, là một. Tại đó ông phạm ba không: Không ngó ra ngoài văn chương HTX nhà nên không thấy gì khác, không biết lí thuyết mĩ học nào khác ngoài hiện thực XHCN, từ đó không thể thẩm định văn chương dòng khác để hiểu nó hay dở thế nào.

– Phê bình ngồi ở ao nhà xét nét văn chương thiên hạ. Vũ Quần Phương cho “Bùi Giáng “không có bài thơ hoàn chỉnh”. Mã Giang Lân kêu thơ Bùi Giáng “ở dạng thứ hai là ngôn ngữ của bệnh nhân tâm thần không đáng khảo sát”, là hai.

Sara bình: Chỉ có nhà phê bình ngoại khổ mới có thể đọc vỡ thứ văn chương ngoại khổ!Phê bình nói mò. Đặng Văn Sinh và Mai Quốc Liên bàn về hậu hiện đại là điển hình tiên tiến.

– Phê bình nói mò, ở đất này Đặng Văn Sinh và Mai Quốc Liên bàn về hậu hiện đại là điển hình tiên tiến.

Và còn nhiều món đông vui nữa…

Làm gì?

Phê bình văn học của Inrasara (trích Thông cáo Báo chí):

3 giai đoạn Phê bình Lập biên bản.

“Nếu bước 1, “Ba hình thức Phê bình Lập biên bản” như là cách lập biên bản hiện trạng văn học ở nhiều góc cạnh khác nhau, có lợi cho văn học sử;

thì ở bước thứ 2, tôi triển khai “Hồ sơ Biên bản so sánh”để làm bật lên tâm thế và tinh thần sáng tạo khác nhau của các tác giả ở các thế hệ, vùng miền, trào lưu… khác nhau. Cạnh đó, phê bình bước đầu mở ra cho người đọc nhận diện các khai phá mang tính kĩ thuật của nó”

Cuối cùng, giai đoạn thứ ba mang tính quyết định là, phê bình hướng đến tự do. Phê bình văn học lúc này chỉ quan tâm tác phẩm văn học mang tính khai phóng: cho văn học, cho tinh thần và cuộc sống con người.

BAO GIỜ GIÁO VIÊN-TRÍ THỨC CHAM MỚI LÊN TIẾNG?

Truong DTNT Ninhphuoc
Cộng đồng Cham, trong thành phần công nhân viên chức Nhà nước, giáo viên chiếm số lượng đông đảo, vài người còn viết văn làm thơ; vậy trước sự vụ rành rành [mà phóng viên đã đưa ra giúp] như thế, trước nỗi bất công xảy ra với chính đồng nghiệp của các bạn; hỏi, bao giờ các bạn HÀNH ĐỘNG? Hay không bao giờ? Thei trun ia thei pathah/ Ai xuống nước nấy ướt???

Xin tóm lược sự vụ:
Ông Trần Đình Toản, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Ninh Phước có 4 vi phạm, trích nguyên văn báo Đại Đoàn Kết:
1. Là giáo viên đã nhiều lần bị kỷ luật khi còn đang làm giáo viên tại huyện Ninh Sơn, thậm chí còn bị sa thải ra khỏi ngành giáo dục. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà ông Toản lại tiếp tục được đưa vào lại ngành giáo dục.

2. Sai phạm về thu chi tiền bạc, như không công khai các khoản ủng hộ trong ngày khai giảng, mua sắm sai nguyên tắc, ăn chênh lệch giá, bớt xén tiền học sinh…

3. Phát ngôn thiếu chuẩn mực, nhất là mang tính phân biệt đối xử. Như “ở đây là dân tộc thiểu số mà thầy Toản lại cấm tất cả giáo viên học sinh không được giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc”.

4. Khi bị tố giác, ông Trần Đình Toản lại còn tiếp tục lộng hành và đã luôn gây khó dễ, trù dập giáo viên, nhân viên trong trường hay sa thải chấm dứt hợp đồng lao động những người đã dám đứng lên đòi lại công lý, gửi đơn khiếu nại về những sai phạm của ông.

MÀO ĐẦU CHO “HIỂU THÌ CÀNG YÊU HƠN”

Tuần trước, tôi có nêu “CẢI CÁCH XÃ HỘI CHAM HÔM NAY, ĐÂU LÀ LỐI RA?” và hứa sẽ thảo luận và sớm tìm hướng giải quyết.
2015-7-5-TSN-07
1. VẤN ĐỀ được đặt ra từ sự cố “Đá Kut Boh Dana”. Đây là vụ nhỏ nhưng tác động cực lớn, mà đến nay vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng. Lớn, bởi cùng lúc nó đụng chạm đến nhiều khía cạnh trong xã hội Cham hôm nay:
– tôn giáo và mê tín dị đoan
– quyền lợi cá nhân và trách nhiệm cộng đồng
– tôn giáo và chính quyền
– giáo chủ với tín đồ
– vấn đề làng Cham cạnh làng Việt
– cộng đồng Cham với nhau
– trí thức và quần chúng, từ đó đặt ra vấn đề trí thức đầu đàn của palei
– Cham trong nước và Cham hải ngoại Continue reading

Vĩnh Thông và 3 tác phẩm mới trong dịp Tết 2015

Trong dịp Tết Ất Mùi 2015, Vĩnh Thông cùng lúc ra mắt 3 tác phẩm mới, đó là tập thơ “Trạng thái yêu”, tập truyện ngắn “Trở về và chào nhau” và tập sách du lịch “An Giang núi rộng sông dài”.
“Trạng thái yêu” là tập thơ thứ hai của Vĩnh Thông, dày 80 trang, khổ 12×19 cm, do NXB Hội Nhà văn liên kết cùng Cty CP Văn hóa Đất Việt xuất bản. Đây là tập thơ mà Vĩnh Thông đã ấp ủ và lên kế hoạch từ khá lâu và cũng rất tâm huyết, cả về nội dung lẫn hình thức. “Trạng thái yêu” có 40 bài, không phải toàn là thơ tình, nhưng tác giả đã cố gắng – cố tình chọn nhiều bài thơ tình làm mảng chủ đạo, buồn buồn vui vui và nhẹ nhàng. Bìa sách và trình bày ruột cũng do chính tác giả thực hiện. Continue reading

Tuyên ngôn muộn có muộn không? 10 & 11

HanPhai-Baranưng.1
“Chớ lo lắng về vài mảnh văn minh Champa thất tán. Suốt dòng lịch sử, Cham đã nhiều lần bị, nhưng ta đã biết làm lại, oách hơn”
Suốt dòng lịch sử, không phải Cham chưa từng bị mất, bị phá. Tháp Po Klaung Girai, tháp Po Nưgar vài lần bị phá đi xây lại. Không có nền văn minh nào không chịu quy luật [hay định mệnh] ấy; điều quan yếu là dân tộc đó có biết đứng dậy và làm lại hay không?
Ngày trước, Cham đã nhiều lần đứng dậy và làm lại. Còn ngày nay, chúng ta mất quá nhiều, có thể nói gần như mất hết, và không có cơ hội làm lại như đã. Cho nên tâm lí sợ mất “mấy mảnh vụn” còn lại vẫn tồn tại rất mạnh nơi cộng đồng, thì không gì khó hiểu. Nhưng lẽ nào ngồi đó mà thở than, oán trách và… nguyền rủa bóng tối?! Continue reading