Tôi 123. VÀO HỘI NHÀ VĂN CŨNG PHẢI… NGHIÊN CỨU

H- Miller: Tôi yêu cả chánh trị, khi chánh trị được bay trên đôi cánh loài chim.

Mươi năm trước tôi đùa: Không chỉ viết một công trình nghiên cứu, ta mới nghiên cứu; làm rau muống, câu cá hay làm thơ cũng phải nghiên cứu.

Tôi [đùa dai] thêm:

Muốn vào Hội Nhà văn cũng hệt. Không phải quen anh Thỉnh, anh Thiều là xong, có khi còn phản tác dụng. Vào Hội cũng phải nghiên cứu, cả nghiên cứu văn hóa… chạy.

Continue reading

HẬU KÌ HỘI VIÊN 2021

[Đính chính & thông tin]

Sáng nay một ủy viên Hội đồng Thơ nhắn tin cho tôi về vụ ĐCT. Đọc, tôi không bất ngờ. Cũng như tôi không ngạc nhiên về 2 trường hợp khác:

[1] Ửng viên nam tuổi thất thập [xin giấu tên] được 4 phiếu, khi thấy không có tên trong Danh sách đã hỏi tôi “ủy viên nào không bỏ phiếu cho mình Inrasara nhỉ, không trách gì đâu, mà biết để mình gửi thơ tặng” – rất lịch sự.

Tôi nói: Phiếu kín, anh à, anh nói “cảm ơn” và “rất mong được anh Sara ủng hộ kì tới”.

Continue reading

VIỆT, CHAM & CĂN TÍNH MỚI CHO TƯƠNG LAI

Nhớ, tháng 11-2019 tôi được bạn thân mời ra Bắc một tuần ăn, ở chỉ để “Đi tìm bản sắc Việt”. Rồi hai tháng sau, thêm: “Khi mất niềm tin đang tràn lan, làm gì?”. – Hơi to!

Hội nghị Cấp cao ASEAN tháng 10-2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Nhân quyền lớn nhất là lo cơm ăn áo mặc cho 100 triệu dân, không để ai thiếu ăn thiếu mặc” (Vietnemnet, 1-11-2021).

Phát ngôn bị nhiều cư dân mạng phê phán, tôi ngược lại, xem đây là nhận định đúng, khớp với căn tính Việt. Người Việt chủ yếu cần có thế: cơm no áo ấm.

Continue reading

Đắc đạo Cham, tôi làm gì?-21. ĐẮC ĐẠO KIỂU TÔI

[Tôi, Cham & ngoài Cham]

TÔI

Tôi học, bằng đọc và đi. Tôi đọc khá sớm: 11 tuổi, đi từ 12 tuổi, lang thang qua rất nhiều palei Cham Pangdurangga. Sau tuổi 20, là vùng miền khác.

Học bằng hỏi, từ lớp Đệ Lục. Tôi gặp riêng từ cụ Thiên Sách Cảnh cho chí Châu Văn Mỗ, từ thầy Thành Phú Bá đến thầy Lưu Quang Sang. Sau này khi có gia đình, tôi tổ chức “Hội nghị chiếu xe” gặp chung. Hỏi, để hiểu sâu hơn tâm hồn con người Cham, tinh thần văn hóa Cham…

Continue reading

Phê bình-34. CUỘC CHIẾN MÀU SẮC

Em chọn màu hoàng yến nè/ anh lựa màu hoàng anh/ thế là em giận anh/ rồi gương vỡ… ỡ… ỡ… lại lành…” – Sến vậy mà trúng đáo để.

Loạt bài về H[ậu h]iện đại Việt vừa qua, các comment dù lan man, lạc đề vẫn bật lên được ba ý trùm lĩnh vực đang bàn là văn học nghệ thuật: Chân, Thiện và Mỹ. Ở các buổi thuyết trình, tôi khoái các câu hỏi lạc đề, là thế.

Nơi diễn ba tiết mục trên, thử xem tôi bị khen chê thế nào?

[1] Về THIỆN

Continue reading

Câu chuyện Cham-109. CHAKLENG & JIH DALAH

Nói chuyện ở Chakleng, trong chương trình Dự án của Hội đồng Anh,

8g, 17-1-2022, tại Làng Nghề Mỹ Nghiệp, 27 người dự.

Tại đây tôi nói về 2 nội dung chính: Hiện tượng Chakleng và Thổ cẩm Cham, tiếp: “Cham vẫn có thể làm giàu”, như là phụ lục.

[1] HIỆN TƯỢNG CHAKLENG

Hỗ trợ các bà mẹ đợt Covid-19, so với các palei khác, Chakleng xin ít; còn những lần nhận quà thiện nguyện, Chakleng rất nề nếp, đâu là nguyên do?

Câu hỏi 1: – Chakleng CHƠK!

Tại sao CHƠK?

Đồng dao về các palei Cham Ninh Thuận: ‘… Abih pak Chakleng’: Dồn hết ở Chakleng. Mang nghĩa đây là palei gồm thâu mọi đặc thù palei Cham trong khu vực.

Continue reading

Câu chuyện Cham-108. CHUYỆN KỂ XUYÊN THẾ HỆ

Cộng đồng nào bất kì ở mỗi giai đoạn lịch sử luôn bị đặt trước câu hỏi lớn, mà sinh mệnh của nó tùy thuộc vào câu trả lời tương thích. Cộng đồng Cham sau đại khủng hoảng Minh Mạng – may mắn thay, luôn bật lên cá nhân hay nhóm người đáp ứng đúng điệu, qua đó hóa giải nút thắt của lịch sử dân tộc. Ở đó 3 chân kiềng chính:

Chân kiềng đầu tiên: Đó là hành động đáp ứng đòi hỏi thực tiễn cuộc sống;

Chân kiềng thứ hai: Lịch sử thành văn, là nhiệm vụ của nhà sử học dân tộc;  

Cuối cùng là câu chuyện được kể xuyên thế hệ.  

Continue reading

H[ậu h]iện đại Việt-23. Tam tấu tháng Năm – [1] ĐỪNG KHÓC, EM YÊU

Đừng khóc          em yêu        đừng khóc

năm đợt tuyệt chủng của               250 triệu năm ấy

vẫn chưa là gì cả

đại hồng thủy       núi lửa phun            thiên thạch đâm vào trái đất

đừng khóc

90% loài sinh vật biển hay      75% động thực vật trên cạn

biến mất

bỏ lại một châu Âu           hoang tàn

Continue reading

Đắc đạo Cham, tôi làm gì?-20. THƯƠNG ‘HALAU JANƯNG’

Hệ thống triết học Ấn Độ, Brahmin là đẳng cấp cao nhất, đồng thời làm nền tảng giữ cho Ấn Độ được là Ấn Độ. Và Cham được là Cham. Đẳng cấp thứ hai, vua chúa có thể chuyển từ triều đại này sang khác mà chẳng hề hấn gì; chớ Brahmin mất đi, cả hệ thống tư tưởng và xã hội Ấn Độ suy đồi hay sụp đổ. 

Một Brahmin nào đó chưa trót đường tu, ngôn và hành sai lạc khiến kẻ đẳng cấp Ksatriya chiến sĩ nổi giận, hậu quả: Thay vì bảo vệ Brahmin, bạn trở ngọn giáo chống lại người anh em thuộc đẳng cấp này, Cham nát bét từ đó.

Continue reading

Tôi-108. TÔI & THÁP CHÀM

Tháp Chàm là biểu tượng lớn nhất của Cham. Cham hãnh diện, đau buồn, khốn khổ hay lo lắng cũng từ tháp và bởi tháp. Và họ làm thơ, đậm nhất là thuở Pô-Klong. Đến đỗi giáo sư Trần Công Lộc phụ trách tờ báo của Trường đã phải nhăn nhó: Sao ai cũng nhè tháp mà ráp vần thế!

Cũng chả sao, phiền nỗi là mọi mọi Cham đều rên rỉ về tháp, hệt… Chế Lan Viên  Đích thị nước mắt phim bộ rồi còn gì. Với tư cách người thơ, tôi chơi khác. Từ

Continue reading