Inrasara: KHÔNG KHÓC Ở MỸ SƠN

Tùy bút
Văn hóa Nghệ An, 28-2-2017

1. Trưa 24-2, Kiều Maily khởi hành từ Sài Gòn đi theo đường Đak Nông, lên Ban Mê để vòng xuống Hội An. Chụp ảnh miễn phí cho người bạn thơ Trần Hiếu cùng vị hôn thê cho lễ thành hôn sắp tới. Miễn phí, để có cơ hội một lần trong đời làm được chuyến “Mỹ Sơn đường về”. Cũng đáng!
Sáng hôm sau, xe từ từ lăn bánh trên con đường từ Hội An dẫn lên thánh địa.
Biết rằng nữ thi sĩ từng nghe, từng đọc, từng nhìn ảnh, từng xem video clip nhưng chưa lần đặt chân đến miền thánh địa. Bồi hồi, xúc động với háo hức kể sao cho xiết.
Nàng vận bộ áo dài Cham, dây lưng, tua tai với khan mưtham đủ bộ. Đến cổng Mỹ Sơn, nàng bị chặn lại. Không có vé thì không được vào. Không có ngoại lệ, hay biệt lệ.
Nàng mở to mắt, đớ người ra. Và khi hiểu chuyện, nàng lăn đùng ra, khóc. Và khóc suốt nửa tiếng đồng hồ giữa trưa nắng tháng Hai Mỹ Sơn.
Vé vào cửa cho công dân Việt Nam: 100.000đồng.
Nàng khóc, không phải vì không có tiền, không phải bởi anh chàng gác cổng soát vé thiếu cái nhìn cảm thông [không thể trách], không do suy nghĩ đây là đất của tổ tiên tôi sao lại cấm tôi vào. Không vì cái gì cả. Mà khóc, bởi một hụt hẫng đột ngột ập đến. Như thể sợi dây kết liên đứa con của Đất với Đất – thiêng liêng và thẳm sâu đột ngột bị đứt.
Một hụt hẫng tâm linh, một chấn động tinh thần, và gì nữa…
Không thể hiểu, không ai hiểu, nếu sinh linh ấy không phải là Cham.
Không phải là Cham từ Pangdurangga.
MySon VE-01
2. Không thể hiểu, nếu không quay trở lại chuyện đoàn người gồm ba mươi sinh linh Cham trên chuyến xe đò từ Phan Rang ra Mỹ Sơn ngày xưa ấy… Continue reading

Lê Hồ Quang: THƠ INRASARA “NHẬP CUỘC VỀ HƯỚNG MỞ”

Vanviet.info, 26-2-2017

1. Trong tác phẩm của mình, Inrasara thường xuyên nói đến sự “nhập cuộc”, “chuyển hướng”, cái Mới, cái Khác… Nhiều tên sách của ông đọc lên như tuyên ngôn: Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, Nhập cuộc về hướng mở, Song thoại với cái mới, Thơ Việt hành trình chuyển hướng say… Đó là những tín hiệu ngôn ngữ rất đáng chú ý. Nó cho ta nhận thấy mối quan tâm cũng như sự tập trung và nhất quán trong tư tưởng của tác giả về những vấn đề ấy. Trong tư cách người cầm bút, mối quan tâm hàng đầu của Inrasara, cũng là chủ đề trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của ông, ấy là vị trí/ tình thế của người viết/ sự viết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện tại. Với ông, người nghệ sỹ hôm nay phải hiện diện vừa với tư cách “công dân toàn cầu”, vừa với tư cách một vùng/ địa phương văn hóa cá biệt. Một mặt, anh ta phải hướng ra thế giới bên ngoài để tìm kiếm, khám phá những giá trị chung, phổ quát của nhân loại, mặt khác, phải biết bảo lưu, gìn giữ những giá trị bản địa riêng biệt. Tất nhiên, những nhận thức, tư tưởng đó phải được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ hình tượng độc đáo, kết đọng những tìm tòi, khám phá táo bạo của tác giả trên hành trình hướng ra thế giới. Continue reading

Inrasara: SỨ MỆNH VĂN NGHỆ – SỨ MỆNH CÔNG DÂN

Tham luận tại Hội thảo Thực trạng & giải pháp bảo tồn phát huy văn hóa cổ truyền các Dân tộc thiểu số Việt Nam – Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, 21-12-2016.

*
Tham luận xin không thuyết lí, mà đi thẳng vào sự việc cụ thể. Ba vấn đề ở đây, thứ nhất, đứng trước câu hỏi xã hội đặt ra: hiện thực đất nước, hiện thực văn hóa dân tộc, và hiện thực văn học nghệ thuật, đâu là thái độ của văn nghệ sĩ? Thứ hai, nhà nghiên cứu là người dân tộc thiểu số đang ở đâu? Cuối cùng, đâu là công cụ/ phương tiện thực tiễn nhất nuôi sống văn hóa dân tộc để văn hóa được là văn hóa sống?
Lưu ý, vì các vấn đề liên quan trực tiếp đến tôi với tư cách nhà văn, người nghiên cứu văn hóa dân tộc, và một trí thức từng giáp mặt với chúng, thế nên nhiều vụ việc xin nhắc đến bản thân mình.

ghur-girai-neh-03-03-2014-16
Mở
Tôi muốn bắt đầu từ câu chuyện đất Ghur Cham Bà-ni. Continue reading

BƯỚC CHÂN CHỮ BÁT TRÊN LỘ TRÌNH DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN

[Bùi Giáng: Bước chân chữ bát chày chày…]

Với Việt Nam, cộng đồng Cham ở một vị trí khiêm tốn, khiêm tốn mươi lần hơn Việt Nam so với thế giới, triệu lần hơn vị thế của trái đất giữa mênh mông vũ trụ vô cùng.
Dự án Nhà máy ĐHN Ninh Thuận được lên kế hoạch không tính đến Cham, là phải; dự án ngưng, cũng không có nguyên do nào xuất phát từ Cham, cũng đúng luôn.
Vì sinh mạng Cham ư? – Không.
Vì văn hóa Cham gầy dựng hơn 2000 năm nguy cơ bị mất trắng ư? – Không.
Vì cộng đồng Cham phản ứng ư? – Càng không nốt.
“Lộ trình” này được vẽ ra như một ghi nhận [những chi tiết liên quan đến Cham], không bình luận không phê phán – theo kiểu Phê bình Lập biên bản Văn học của tôi. Để qua/ từ đó, người Cham ý thức về mình hơn, biết lo cho sinh phận mình hơn. Để sống, yêu thương, làm việc và sáng tạo.
Inrasara
dhn-bien01[Khảo sát vùng biển Vĩnh Trường, Photo Jaya] Continue reading

Biên bản tóm lược: CÀ PHÊ VĂN HỌC

VĂN CHƯƠNG ĐƯƠNG ĐẠI TIẾP NHẬN GÌ TỪ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975? & CHÚNG TA NỢ GÌ Ở NỀN VĂN HỌC NÀY?
2:30 giờ, 30-10-2016, số 264 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – TPHCM

Mưa to kéo dài, nên vào cuộc muộn 30 phút: 3:00 giờ.
Khách dự: 30, trong đó có nhà thơ Ngọc Bạch và nhà phê bình Văn Giá đến từ Hà Nội.

ĐỀ DẪN
– Văn học miền Nam 1954-1975 nảy sinh nhiều trào lưu, nhóm, diễn đàn trong đó xuất hiện tác giả, tác phẩm thực sự giá trị.
– Giá trị văn bản được đánh giá qua: Giá trị truyên truyền mang tính giai đoạn, giá trị lịch sử và dấu mốc (ví dụ “Tình già” của Phan Khôi thời Thơ Mới), và giá trị thẩm mĩ.
– Nghiên cứu một hiện tương văn học (tác giả, tác phẩm, sự kiện…), cần đặt nó vào tiến trình văn học đất nước [và thế giới, nếu được].
– Văn học miền Nam để lại nhiều dấu ấn lên sáng tạo của thế hệ tiếp nối, nhưng do nó không được công chúng độc giả hôm nay biết nhiều, nên xảy ra tình trạng “vay mượn” và phi tang. Continue reading

CÂU CHUYỆN TAGALAU

1. Trước & quanh Tagalau 01
Chắc chắn người có công dắt tay tôi vào hội hè chánh thống chính là Phú Văn Hẳn. Đó là năm 1993, tôi vừa làm dân thành phố đúng một năm. Hẳn mời một lô anh chị em Cham quen biết đang ở Sài Gòn tụ hội trong hội trường Viện Khoa học Xã hội TPHCM, nơi anh đang làm việc. Đủ thành phần. Có cả cháu gái vào ôn thi, cả ông anh đang làm việc tại công ty kinh doanh. Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số TPHCM, tôi mù tịt về Hội này. Thấy mọi người vào thì vào.
Xướng tên nhận thẻ, một cháu gái dân Chakleng quay sang tôi:
– Sao con lại đứng chung hàng với chú Trạm nhỉ?
– Có sao đâu, cứ nhận đại đi, – tôi đùa.
Chính tại đây, Nông Quốc Chấn biết tôi, và chúng tôi gắn bó từ đó. Continue reading

Chuyện học 11. KINH NGHIỆM HỌC CỦA TÔI

Tôi được người đời kêu bằng vài danh vị khác nhau, nhưng có lẽ chữ tôi thích nhất do thi sĩ Phan Huyền Thư ban tặng: “học sĩ”. Nhiên! Bởi tôi học lắm chuyện, bộn môn và học miết.

1. Mấy thứ tôi học dang dở, thất bại có:
Nhạc và họa tôi được học ở lớp Đệ Thất, rất căn bản. Yêu nhạc, theo đuổi nó, từng sắm guitar đếm hết đầu ngón tay, đến tuổi 30, tôi mới từ giã: ngón tay tôi ngắn, chơi guitar không thể lên được. Còn họa dù rất mê, từng vài bận sắm cọ, nhưng rồi bỏ hẳn, khi từ thành về quê vào năm 24 tuổi.
Tôi chơi nhiều môn thể thao, ngoại trừ bóng rổ là chưa thử; trong đó khá nhất là bóng đá. Nhưng do kém ý thức chiến thuật [do không ai dạy], nên từ từ xa nó dần. Vả lại chơi bóng mất thời gian, trong khi tôi mê sách hơn.
Võ thuật cũng thế, tôi học nhiều loại, được thầy dạy có mà mua sách về tự học cũng có. Học võ để biết thôi, chứ về Yoga tôi mới cố công. Continue reading

Inrasara: CHAM: 3 GIAI ĐOẠN – 3 THÔNG ĐIỆP

[Ariya Glơng Anak – “Làng Chăm Ơn Bác” – Tagalau]
Hãy yêu, hãy yêu như ta chưa từng
những đứa con đi xa bỏ hoang làng mạc
mang bụi đất quê hương về miền xứ khác
và hãy yêu hơn con người chân chất
sống một đời ôm mang đất – phù du

(Inrasara, trường ca Quê Hương, 1984)

Chắc chắn đây là phân tích chính trị-xã hội đầu tiên của tôi, một phân tích về điểm trọng yếu trong văn hóa lịch sử Cham. Thế nên rất mong bà con, anh chị em và các bạn đọc kĩ trước khi phản hồi, nếu có. Và nhất là, cần nhìn toàn cảnh xã hội Cham 2 thế kỉ qua, để thông suốt vấn đề.
Riêng độc giả ngoài Cham, cần “đứng vào lòng xã hội Cham”, như là một sinh linh Cham đúng nghĩa, để nhận định.

[1]. Thông điệp Glơng Anak: BẢO TOÀN…
Cuối thế kỉ XVIII-đầu XIX, Cham rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, khủng hoảng cuối cùng của lịch sử dân tộc. Sang thời Minh Mạng, nửa Cham theo chính quyền, nửa theo khởi nghĩa Lê Văn Khôi: 2 lực lương cùng máu mủ đối chọi nhau; rồi khi họ Lê bại, Minh Mạng ra tay càn quét. Continue reading

Inrasara: PO RIYAK – THẦN SÓNG: LỊCH SỬ, TRUYỀN THUYẾT VÀ TỤC THỜ CÚNG

Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển số 2-2016 (tr. 81-94)

Hằng năm, sau lễ Rija Nưgar (Lễ Xứ Sở) diễn ra vào đầu năm lịch Chăm (tháng 4 Dương lịch), bà con Chăm ở các vùng thuộc hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đều làm lễ thờ cúng Po Riyak, tức Thần Sóng [Biển]. Lễ thờ cúng Po Riyak là một mảnh văn hóa biển của người Chăm, mảnh rất quan trọng. Bởi non hai thế kỉ rưỡi, dấu ấn của nó chẳng những vẫn còn in đậm trong tâm thức cộng đồng, trong sinh hoạt văn hóa – tín ngưỡng Chăm, mà còn ảnh hưởng đến các cư dân trong khu vực, như qua tục thờ Cá Ông, hay thờ Ông Nam Hải của người Việt miền Trung chẳng hạn.
Po Riyak là ai? Người có lịch sử hay chỉ là nhân vật huyền thoại? Hiện nay cộng đồng Chăm thờ phụng Po Riyak như thế nào? Người Việt nhận ảnh hưởng gì từ nhân vật huyền thoại hóa này?

1. Từ lịch sử đến truyền thuyết
Truyền thuyết kể rằng, Po Riyak tên thật là Jataul Wa (hay Aih Wa), làng Ia Dak, nay thuộc khu vực Ma Lâm, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Ngài sinh ngày mồng 5, nhằm thứ Ba, tháng Tư lịch Chăm năm con Rồng.(1)
Niên lịch xác định ngài xuất hiện sau triều đại Po Rome (1627-1651), lúc đó Phú Yên thuộc Champa đã mất vào tay Đại Việt. Điều này tương ứng với thực trạng xã hội được kể lại rất khái quát trong truyền thuyết (dalikal) và tụng ca (damnưy) về ngài. Continue reading

Inrasara: VỀ ĐÂU, PHÊ BÌNH HẬU HIỆN ĐẠI VIỆT NAM?

Tham luận “Một số vấn đề lý luận và phê bình văn học thời kì Đổi mới”,
Đại học Hùng Vương – Phú Thọ, 14-4-2016

1. “Hoàn cảnh” hậu hiện đại Việt Nam
“Hoàn cảnh” hậu hiện đại the postmodern condition Việt Nam khác với thế giới, khác từ truyền thống đến hiện tại, nên nó sản sinh ra hậu hiện đại Việt Nam khá đặc thù.
Truyền thống, tính “hậu hiện đại” postmodernity có sẵn trong đời sống Việt Nam. Thượng đế đã chết của Nietzsche không khác mấy Phùng Phật sát Phật của Thiền sư Vân Môn; hay “Phật là Phật, anh là anh. Anh đâu cần làm Phật, Phật đâu cần làm anh” của Tuệ Trung Thượng Sỹ. Song hành với tính nghi ngờ ngôn ngữ của các bậc trí huệ (Phật giáo), trong dân gian là tính không tin truyền thông đại chúng (“Nhà báo nói láo ăn tiền”), tính không tin trung tâm quyền lực (“Phép vua thua lệ làng,” “Hơi đâu lo mấy chuyện cung đình”), tính giễu nhại những bài ca phổ biến, khôi hài, xỏ lá mấy chuyện xem như quan trọng, tính hầm bà lần.
Chủ nghĩa hậu hiện đại postmodernism vào Việt Nam như là một cơ duyên và cơ hội.
Hiện tại, xã hội Việt Nam hiện tại tồn tại cùng lúc đặc tính các dấu vết của nhiều thời kì lịch sử khác nhau của nhân loại: hậu hái lượm, tiền nông nghiệp, phong kiến, bán công nghiệp xã hội chủ nghĩa, hậu thực dân, hậu sụp đổ phe xã hội chủ nghĩa, hậu chiến cùng các hệ lụy của nó [như Bắc – Nam, vượt biên và Việt kiều, tàn dư chế độ tiền tư bản và hậu cộng sản], hiện đại và hậu hiện đại… tất cả đang tác động đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Continue reading