TCHERFUNITH – tiểu thuyết . kì 1

Tiểu thuyết về ĐHN TCHERFUNITH khởi viết tại Trại Sáng tác Tuy Hòa vào mùa Hè năm 2012. Ở đó, mỗi ngày tôi lên kế hoạch viết 1 chương. 12 ngày quyết toán 12 chương, cũng là chương kết thúc tiểu thuyết.
Sau 5 năm rưỡi thăng trầm, hôm nay TCHERFUNITH bắt đầu có mặt từng chương một ở mạng Tienve.org. Nếu bạn đọc bị tường lửa, có thể đọc ở trang Inrasara.com.
Inrasara

Chương 1. THẰNG HOANG

Thằng hoang

Lớp mười bỏ trường đi hắn kêu
chương trình quá chật, thằng hoang đàng
chuyên chọc ổi trộm bài không học
cũng thuộc ấy. Mười bảy tuổi bỏ Continue reading

GIẢI SÂN HẬN

01. Chết oan
HamuCrok1985-NVK.02
Tinh thần giải sân hận bàng bạc trong trường ca Ariya Glang Anak. Tôi đã viết nguyên một chương về tinh thần này trong Hàng Mã Kí Ức, và lần nữa nhấn mạnh ở Minh Triết Cham.
Tôi nhớ lần đầu tiên đề cập đến cụm từ “giải sân hận” ở web Inrasara.com, bị một bạn phê bình Sara muốn thế hệ trẻ Cham quên quá khứ. Hiểu vậy là sai. Nhớ quá khứ, hiểu lịch sử để lấy lịch sử làm bài học cho hôm nay và mai sau.
Sinh mệnh Cham trên đe dưới búa, cần học khôn từ sai lầm cũng như nỗi oan của thế hệ đi trước, để sống sót. Các câu chuyện đau buồn được kể ở đây, cũng nên hiểu từ và trên tinh thần đó.
Buh Kalih-KM.05
Cộm nhất là hai đứa con ông Huyện nổi tiếng Dương Tấn Phát.
Năm 1944 (?), ông Dương Tấn Dũng phụ trách Thanh niên và ông Dương Tấn Thành nắm Thể dục Huyện bị tố giác với Việt minh. Ông […] gài hai anh em đi tắm ở Croh Karan [Bblang Kasơic] cách palei Padra 2km. Thấy Dương Tấn Dũng bị bắt, Dương Tấn Thành bỏ chạy, bị ném thuổng trúng cổ, cả hai bị giết chết sau đó. Continue reading

BÀI HỌC NÀO TỪ VỤ “BÀ-NI – ĐẠO HỒI”?

017-6-PhuocNhon 04
Từ sự cố “Tôn giáo: BÀ-NI”, và qua thảo luận, xin đúc kết và rút ra 7 bài học sau:
1. CHẬM, DO LẦN LỮA & THIẾU LỬA
Sự cố đổi tên từ “Tôn giáo: BÀ-NI” sang “Tôn giáo: ĐẠO HỒI” không phải đến tháng 4-2017 mới có, mà xảy ra từ 4 năm trước: 2013. Khi ấy, cán bộ về palei Cham Bà-ni thống kê dân số, công dân Cham Bà-ni đã bị ghi thành “Tôn giáo: ĐẠO HỒI”. Bà con hỏi tại sao, cán bộ bảo: Đó là quyết định từ Trung ương. Thế là phản ứng.
Phản ứng, có người còn la lối om xòm nữa, nhưng chỉ dừng ở đó thôi. Rồi quên. Cuộc thường nhật cuốn sinh phận Cham vào chuyện áo cơm, nên sự thể chìm. Như Vụ Ghur Darak Neh tôi đã nêu ra với anh Thành Chiểu từ mươi năm trước, rồi chìm, để Ghur bị xâm hại mãi. Phải đến năm 2013, anh chị em xốc lại, và hạ quyết tâm, công cuộc mới thành.
Tại sao? Do ta thiếu nhiệt, thiếu lửa. Làm thì dở dở ương ương, không đến nơi đến chốn.
Thu Kiennghi 01
2. TỪ LẠC ĐỀ ĐẾN THÀNH PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ Continue reading

CỘNG ĐỒNG CÓ CHUYỆN, BÀ CON KÊU AI?

[Giải minh về: “Quyền đòi hỏi trí thức lên tiếng”, “Lên tiếng âm thầm” & “Họ có cách riêng của họ”]

Vừa qua nhân “Sự cố BÀ-NI – ĐẠO HỒI, KM viết ở Stt, 23-6-2017, nguyên văn:
Ông tiến sĩ […] hiện bây giờ đang ở đâu? Ông được gọi là có làm nghiên cứu ở Trung tâm nay đã về hưu là […] đang ở đâu? Rồi các anh trí thức trẻ Bà Ni nữa đã biến đâu rồi? Tôi xin hỏi các ông đang ngủ ở đâu?
Việc “lôi tên tuổi cá nhân” trí thức lên FB buộc họ phải lên tiếng cho cộng đồng đã tạo dư luận trái chiều: thuận và ngược.
Sự thể này tôi đã một lần giải thích qua “Vụ đòi người: Đàng Ngọc Thủy” vào tháng 5-2016; hay Vụ Kiều Minh Vũ hơn 10 năm trước. Nay xin giải minh thêm để mọi người rõ hơn.
Hai ví dụ:
+ Vụ Formosa, quần chúng chờ cơ quan hữu trách cho biết nguyên do cá chết, chờ hết thấu, mọi người kêu: “24.000 tiến sĩ đâu rồi”?
+ Chuyện Đàng Ngọc Thủy, các bạn Cham nóng lòng, cũng réo: “tiến sĩ, trí thức, nhà nghiên cứu, các người ăn nên làm ra đâu rồi”?
Kêu, không phải không đúng! Continue reading

SINH MỆNH CHAM, HÔM NAY & NGÀY MAI 13. Ngàn Lẻ Một ĐÊM CHÀM

[Đây là Stt cuối, kết cho một MỞ ở ngày mai. Sau Stt này, tôi vẫn viết FB bình thường, nhưng tạm dừng “sinh lộ”. Chúng ta sẽ trở lại vào ngày 20-9-2017, đúng sinh nhật thứ 61 của Sara].

1. Ngay thuở lập quốc, Pô Inư Nưgar – ở thế buộc, đã đánh đắm con thuyền giết chết chồng và hai đứa con trai yêu của mình; rồi suốt quá trình lịch sử Champa, xung đột gay gắt Bà-la-môn và Islam dẫn đến cái chết bi tráng của cặp tình nhân Bini Cham.
Đó là nút thắt lớn.
Thời cận đại, Thak Wa dấy binh chống nhà Nguyễn. Ở cuộc nổi dậy này, do ông anh can ngăn, ông đã bắt chính anh ruột mình trói vào cột (padang kham), chém, buộc dân Cham [lúc đó đã ớn tất cả cuộc cách mạng] theo ông “làm nước”, để ngay trận đầu tiên [và cuối cùng] ông bị quân nhà Nguyễn bắt dẫn về palei xử trước tàn quân và bà con mình.
Hôm nay, hai anh em họ và được cho là trí thức lớn nhất Cham Awal hiện đại: NVT-TP, kéo nhau lên diễn đàn xã hội vào cuộc đấu cho cả “thế giới” xem. Hệ quả và hậu quả thì không ai lường được. Và còn gì nữa…

2. Hệ triết học Ấn Độ, Brahmin là đẳng cấp cao viễn nhất, đồng thời nền tảng nhất để giữ cho Ấn Độ [ở đây là Cham] được là Ấn Độ. Đẳng cấp thứ hai: Vua chúa và chiến sĩ có thể chuyển từ triều đại này sang triều đại khác mà không hề hấn gì; riêng đẳng cấp Brahmin nếu mất đi, cả hệ thống tư tưởng Ấn Độ suy đồi hay sụp đổ.
Xã hội Cham hiện đại, Po Dharma thuộc đẳng cấp chiến sĩ. Ông sẵn sàng chết [từng bị thương], sẵn sàng đẩy đồng đội vào chỗ chết; và hôm nay – tiếp tục xung trận. Ông là một Ksatriya đúng nghĩa.
Do một Brahmin nào đó chưa trót đường tu, đã gây cho ông [đại diện đẳng cấp Ksatriya] nổi giận. Hệ quả: Thay vì bảo vệ Brahmin, ông trở ngọn giáo chống lại người anh em thuộc đẳng cấp này. Ông trút giận [đa phần là oan] lên mọi đạo sĩ Brahmin nào bất kì ông đụng phải dọc đường.
[Như hoàng đế Persia trong Nghìn lẻ một đêm, do bị vợ đầu làm mất lòng, thành căm thù phụ nữ; sau đó mỗi đêm ông cưới một vợ mới để sáng hôm sau cho lính dẫn nàng giết đi. Scheherazade, một người nữ thông minh, “vợ” kế tiếp của hoàng đế, đã sử dụng chuyện kể để tự cứu sống, đồng thời cứu sống cả thế hệ người nữ Ả Rập].

Ariya Glang Anak:
Bbai tabuh di graup nưrah tagrāng kađōng pak halei”:
[Ta] đã dâng lễ cứu chuộc mọi ngả đường, còn vướng nơi đâu, mà chưa thoát.
Cứ tạm tin: DO NỬA BẢN TRƯỜNG CA BỎ HOANG CÒN THẤT LẠC, chưa tìm thấy.

3. Inrasara là một Brahmin đắc đạo thập thành: Kẻ bảo dưỡng nền tảng của nền tảng tinh thần và tư tưởng Cham. Kẻ tình nguyện làm “vợ” kế tiếp của hoàng đế…
Và như Scheherazade, tôi sẽ kể chuyện Đêm Chàm, cho đến khi – như hoàng đế Persia trở lại yêu người nữ – Po Dharma bắt đầu yêu Inrasara, nghĩa là yêu Brahmin.
Tôi gọi câu chuyện này là Một Ngàn Lẻ Một Đêm Chàm.
Nhớ, đừng xem Po Dharma là sử gia hay sinh linh Cham cụ thể nào đó, mà là một BIỂU TƯỢNG của đại diện cho một thứ quyền lực đang cưỡng dâm lịch sử Champa và văn hóa Cham. Do đó có thể thay tên tuổi bất kì nào vào đây cũng được.
Và Inrasara, không là nhà văn-nhà nghiên cứu-nhà phê bình đang sống ở Việt Nam, mà là một biểu tượng cho đẳng cấp Brahmin thất truyền được tìm thấy lại.
Cuộc PAP [giáp mặt, gặp gỡ, đụng độ] của hai làm thành một ẨN NGỮ.
Một Ngàn Lẻ Một Đêm Chàm quyết tìm ra chìa khóa giải mã Ẩn ngữ đó.

4. Một Ngàn Lẻ Một Đêm Chàm kết hợp 4 phong cách: Sử thi Ấn Bhagavad-Gita, Sử thi Homere, Nghìn lẻ một đêm, và cả tiểu thuyết sử thi ở văn học cận đại.
Xin dùng bài thơ ĐÊM CHÀM (1998) làm kết thúc cho mở đầu này…

Người nông dân nhô từ đồng nhiễm mặn
trồi từ đồi cát hanh
xuống từ núi đá trần
người nông dân bay từ phố sáng

Về
đều bước về palei

Cởi bỏ, rũ bỏ sau lưng quang gánh
Ginang, Baranưng giục về
từng chuyến mưa nồng nã Katê

Với đêm nay rừng tháng Mười phát sáng
với đêm nay mắt họ bừng kiêu hãnh
tha hương bao nhiêu năm vẫn nhịp đề huề

Baranưng vỗ dội bờ dĩ vãng
người nông dân buông mình vào mẫu số chung định phận
trong bập bềnh những thế kỷ Ginang

Rồi mai bước đều về miền xa tít.

Rija Nưgar 2017.

Phan Văn Thắng – Inrasara: Hòa giải, hòa hợp dân tộc về văn hóa

Tc Văn hóa Nghệ An, tháng 4-2017, với Đỗ Minh Tuấn và Linh Nga Niê K’đam
(Bài dài, tôi đăng làm 3 kì, tách riêng phần của mình)
PhanVanThang
Phan Văn Thắng. Lâu nay ở VN đã và đang nói rất nhiều đến hòa giải, hòa hợp dân tộc và nổi lên như một vấn đề, một nhu cầu vừa cấp bách vừa cơ bản dài lâu của quốc gia dân tộc. Thực ra vấn đề này không phải chỉ có ở VN, và cũng không phải bây giờ mới xuất hiện. Sau mỗi biến cố lịch sử quan trọng của bất kỳ quốc gia – dân tộc nào thì cũng đều xuất hiện nhu cầu này. Tùy vào tính chất mức độ phân hóa, phân ly sau các biến cố mà nhu cầu nhiệm vụ hòa giải hòa hợp đặt ra với các quốc gia – dân tộc khác nhau. Ở VN, suốt hơn 70 năm qua, đặc biệt là từ sau sự kiện 30.4.1975, vấn đề này được đặt ra như một nhu cầu tất yếu, cơ bản làm nền tảng để ổn định và phát triển đất nước, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa… Trong cuộc gặp gỡ hôm nay, chúng tôi muốn chúng ta sẽ chủ yếu trao đổi vê hòa giải, hòa hợp dân tộc về văn hóa.
Theo anh, sau sự kiện 30.4.1975, nhu cầu hòa giải, hòa hợp về văn hóa đã xuất hiện và lộ diện như thế nào? Tại sao phải thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc về văn hóa?
Inrasara: Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là, nhu cầu hòa giải, hòa hợp về văn hóa đã xuất hiện khi nào? Trước hết, khi đất nước mở cửa, nhu cầu hiểu biết phía “khác” là cần thiết, để mở ra thế giới bên ngoài, trong đó có bộ phận văn hóa miền Nam trong giai đoạn chiến tranh. Continue reading

Tiến sĩ ĐH Paris VII – Pháp Nguyễn Văn Huy đã luận về Xã hội Cham như thế!

[trong loạt bài: SINH MỆNH CHAM, HÔM NAY & NGÀY MAI 06. Hóa giải 2. DỌN ĐƯỜNG]

Việc Champaka xâu xé cộng đồng Cham hơn mươi năm qua, là chuyện nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Ta trầm trọng hóa nó, nên nó mới ra nghiêm trọng. Và thành vấn đề. Nói như đại sư Krishnamurti: Khi ta không xem điều gì đó là một vấn đề, vấn đề đó tự tháo dỡ.
[3 lưu ý.
– Nhà văn là kẻ lưu giữ kí ức dân tộc. Tôi dung chứa [và đã lập hồ sơ] mênh mông câu chuyện Cham. Qua đó, ở thế buộc, tôi làm hơn 20 “giải minh” về các sai lạc về Cham. Tôi không công bố, bởi “chiến sĩ” không thuộc “đẳng cấp” của tôi. Tôi viết, kí gửi vài nơi tôi tin tưởng, để lưu chúng cho thế hệ mai sau.
– Bài này được viết vào tháng 5-2009 nhưng chưa phổ biến, theo mạch “đi tìm”, tôi đăng ở đây như một cách hóa giải vấn đề. Chuyện tôi quan tâm không phải là CPK, không phải những gì các vị nói, mà là: sinh phận Cham bị cuốn lôi vào vòng xoáy kia.
Và để tránh mấy cày nhày không đáng, tôi chỉ nêu 1 điển hình NGOẠI về 1 vụ duy nhất. Chỉ 1 điển hình thôi cũng đủ, sau đó ta làm cuộc LÊN ĐƯỜNG, nhọc nhằn mà vui vẻ
– CPK đừng cãi, nếu cần – nhắn Nguyễn Văn Huy tranh luận trực tiếp với tôi]. Continue reading

THỬ TÌM SINH LỘ CHO CHAM AHIÊR-AWAL 78

Chiến & Chối từ cuộc chiến? 01
[Trong cộng đồng Cham, tại sao tôi không dự cuộc đấu?]

Đây là câu hỏi cốt tủy của triết học, chứ ít thuộc phạm trù xã hội.
Mỗi lần cộng đồng xảy ra xung đột, câu nói đầu môi mang tính mỉa mai hay được phát ra là: Trí thức Cham lại đánh nhau rồi! – Là một phát ngôn không hiểu mình nói gì.
Hôm nay, dù ta là Cham Ahiêr, Cham Awal, hay dù ta là Muslim hay Ki-tô hữu, tất cả chúng ta đều được truyền thừa từ tinh thần triết học Bà-la-môn. Nó ăn sâu trong tâm thức cộng đồng, không thoát ra được. Văn hóa và truyền thống ngàn năm, chớ có đùa. Dù ít dù nhiều, tinh thần Tứ đẳng cấp vẫn còn dính đến ta!
Tại sao tôi không dự cuộc đấu? Tại sao phải chiến? Và tại sao Cham không thể không chiến với nhau?

1. Cuộc đối thoại giữa Krishna [hóa thân của Đấng Tối cao] với Arjuna [anh hùng thuộc đẳng cấp Ksatriya] trước trận chiến sinh tử giữa hai dòng họ chung huyết thống, ở ngay phần đầu của Chí tôn ca Bhagavad-Gita – quyết toán cho chúng ta nan đề này.
Chuẩn bị lâm trận, khi nhìn về phía đối thủ thấy những người thầy, ông, chú, bác, anh em, bạn chơi… Arjuna đã từ chối chiến đấu. Arjuna thà chịu chết chứ không muốn sát hại người thân, không thể ra tay giết họ dù phải bảo vệ ngai vàng trị vì ba thế giới. Bậc anh hùng cái thế này toan buông vũ khí…
Krishna, người tình nguyện đánh xe cho Arjuna, đã đánh thức “bổn phận đẳng cấp” của người anh hùng:
Hỡi Arjuna, linh hồn là vĩnh cửu nitga, là bất khả hủy diệt anāshi, là bất khả tri aprameya, là vô tận ananta, không tạm bợ như thân xác. Chớ than tiếc cho những phù sinh! Linh hồn không thể giết được ai và cũng không thể bị ai giết. Binh đao không thể sát hại được linh hồn, lửa không thể làm khô héo linh hồn…
Còn thân xác kia, chúng đều giả tạo và hư phù. Continue reading

THỬ TÌM SINH LỘ CHO CHAM AHIÊR-AWAL 74

74. Tôi: may mắn & bất hạnh-01
[to Suhas Warde, Amuchandra Luu, Jalau Anưk, Tuệ Nguyên, Jaka, và “những người đàn ông” của tôi]

1. Xuất thân, tôi là kẻ may mắn.
Ông nội tôi cấp Paxeh, con của Pô Dhya đất Chakleng. Ông chết oan bởi Việt minh, khi mẹ tôi mới 20 tuổi. Dù tôi không học ở ông chữ K nào, nhưng tôi được truyền dòng máu Bà-la-môn từ ông.
Ông ngoại tôi thầy cao đạo, tác giả trường ca Ariya Ridêh Apui khá nổi tiếng. Thuở bé, tôi gần gũi ông; và chính nhờ ông ngoại, tôi thuộc lòng thi phẩm sâu thẳm và khó hiểu nhất trong truyền thống văn chương Cham, khi tôi còn chưa cắp sách tới trường: Ariya Glang Anak.
Tôi cho rằng đó là ân huệ lớn mà Pô Yang đã ban tặng cho tôi ngay khi tôi mở mắt chào đời.

May mắn, khi ngay từ tấm bé, tôi có “những người đàn ông” láng diềng tuyệt chiêu, để được hít thở trong không khí đầy ắp chữ nghĩa. Continue reading

Nguyễn: INRASARA PHỤC DỰNG NHỮNG BIỂU TƯỢNG THẤT TRUYỀN

Mấy bữa ni tôi có đụng phải chuyện hơi buồn [cười], tạm đăng bài này để giải trí, cho mình và bà con. Nguyễn là người quen biết, trước đây, là bạn đọc trung thành của web Inrasara.com, anh ưa còm dài và kĩ, trong đó có vài bài đọc rất được, tôi xin anh đăng vào trang chính. Nay anh viết bài này về… tôi, và nhờ chơi trên FB cho có dư luận.

*
I. Những người nổi tiếng đã viết rất nhiều về ông. Tôi đọc đến trăm bài nghiên cứu, đọc luôn cả chục luận văn Thạc sĩ, còn các nhà báo tán tụng ông thì vô số. Bởi thế cho nên tôi biết sẽ có người cho tôi viết thêm là thừa. Tôi cho rằng mình không thừa, nên tôi quyết định chấp bút.
Ca tụng ông đã lắm; đâu đó cũng có người toan vùi giập ông. Dẫu có chê hay khen tất cả họ đều đồng ý với nhau ở điểm: Tầm vóc ông vươn ra khỏi dân tộc Chăm, vượt ra ngoài biên cương Việt Nam. Nhưng dù sao họ viết vẫn lập lại nhau mà bỏ lơ đi một khía cạnh mà tôi cho là độc đáo nhất của ông. Continue reading