Inrasara: TỪ CHAM, PALAO RA THẾ GIỚI

 Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui

chịu chơi cả trong đau khổ (Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002)

Photo: Lune Production

  1. 1. Palao là gì?

Palao [hay pulao, palau] khi nằm trong đất liền là “cồn”, ở đó thôn Cham Pulao Ba thuộc xã Vĩnh Trường tỉnh An Giang, là một; thêm Cồn Tơ và Cồn Tiên ở xã Đa Phước nữa, là ba. Ngoài biển Palao lại là “cù lao”, là “đảo”. Cù lao Chàm chẳng hạn. Bạt ngàn đảo trên Biển Đông từ ngàn xưa in dấu chân ông bà Cham. Continue reading

Inrasara: NỔI TIẾNG – THẾ NÀO, VÀ ĐỂ LÀM GÌ?

12-8-2018

I. GIÚ MÌNH TRONG BÓNG TỐI VÔ DANH

Đám cây non vươn vội lên khoảng xanh
mà rễ chưa được cắm sâu vào lòng đất
chỉ cần cơn bão rớt
cũng đủ làm chúng run bấn lên
(thơ Inrasara, 1992)

*
Không ai không thích đẹp. Không ai không thích sướng. Không ai không thích người đời nể mình, trọng mình, yêu mến mình. Không ai là không khoái nổi tiếng. Câu hỏi là:
– vào thời điểm nào,
– nổi tiếng ở đâu,
– và nổi tiếng để làm gì?
Ở đây, tôi thử lấy thân mình [không phải lấp lỗ châu mai, mà] chứng thực vấn đề. Continue reading

VĂN VIỆT CHUYỆN TRÒ CÙNG NHÀ PHÊ BÌNH INRASARA

Vanviet.info, phát ngày 19-5-2018

4 chủ đề với các câu hỏi động cập đến nhiều vấn đề mang tính bao quát, thế nên trong 1 giờ 06 phút, Inrasara chỉ có thể giãi bày suy nghĩ chung nhất của mình:
– Trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại, tại sao Inrasara nhấn về hậu hiện đại? Thế nào là Hậu hiện đại Việt Nam? Đâu là tác giả tiêu biểu, và bài thơ tiêu biểu?…
– Phê bình Lập biên bản của Inrasara, tại sao? Inrasara đã làm được gì với văn chương ngoại vi?
– Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam ở đâu? Sáng tác Cham khác với dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam như thế nào? Tại sao?
– Ba đóng góp lớn nhất của Cham cho Việt Nam và thế giới, là đâu? Nguyên do Cham mất nước mà không bị đồng hóa? Tinh thần Cham nằm ở đâu, hôm qua và hiện nay?

Giải đáp có nhắc đến các bạn văn: Bùi Chát, Lý Đợi, Lê Vĩnh Tài, Jalau Anưk, Đồng Chuông Tử, Tuệ Nguyên, Kiều Maily, Chiêu Anh Nguyễn, Phan Quỳnh Trâm, Lê Anh Hoài, Dương Tường, Vi Thùy Linh, Chu Văn Sơn, Nguyễn Hưng Quốc…

Sống minh triết 20. NHẬP CUỘC CHIẾN, VÀ… BIẾT TỪ BỎ

[Kết thúc năm Đinh Dậu, năm Sara, kể CHUYỆN 4 SINH LINH CHAM &]
2011-NoichuyenThanhnien
Chuyện 4 sinh linh.
1. SL01. Bạn chiến với Sara thuở sinh viên, bỏ học về quê. Cha bạn là người tốt, vậy mà bị vài anh tranh chức Chủ nhiệm Hợp tác xã, tố cáo ông suýt tù. Từ đó bạn thù ghét Cham, và thề: Dù nhấc 1 ngón tay làm lợi Cham cũng không làm.
Hệ quả: Đến hôm nay bạn ấy cứ vô công rồi nghề, chả làm gì được cho bản thân, chứ đừng nói xã hội nhân quần.

2. SL02. Rất thân với Sara. Sinh viên giỏi, có lí tưởng, vượt biên bị tù. Ra tù làm kinh doanh, cũng lên bờ xuống ruộng. Đáng nói ở đây: Bạn không màng đến chuyện cộng đồng Cham nữa. Và tuyệt đại đa số Cham không biết bạn ấy hiện đang làm gì, sống chết ở đâu. Continue reading

Sống minh triết 06. SỐNG CÓ NGHĨA LÀ TẠ ƠN

[Cuối năm rồi, sơ kết ơn nghĩa: Tạ ơn đời & “Đại Cảm Ơn Champaka”]

1.
60 năm lướt qua đời người, ngoảnh lại, tôi nhận ra: Bên cạnh phạm không ít tội lỗi [không phải tội ác], tôi cũng đã chịu ơn rất nhiều. Lời nói và hành động, cuốn sách và sự kiện, mảnh đất, sự vật và con người, nhân vật nổi tiếng cho đến sinh linh vô danh. Không thể kể xiết.
Cụ thể hơn…
Tạ ơn văn học và ngôn ngữ Cham cùng kẻ đồng hành suốt đoạn đường nhọc nhằn của tìm tòi và sáng tạo cũng như cơ quan chấp nhận cho các công trình đó ra đời. Tạ ơn tiếng Việt cho tôi thơ, truyện, bút kí, phê bình bên cạnh không thể không tạ ơn các tổ chức trao cho chúng giải thưởng.
Tạ ơn Nguyễn Văn Tỷ, Trà Vigia, và… hỗ trợ tôi tại thời điểm khởi đầu Tagalau; cả Jalau Anưk, Tuệ Nguyên… chịu đưa tay nhận cây gậy tiếp sức ở giai đoạn chuyển giao thế hệ. Tạ ơn cộng tác viên, mạnh thường quân và độc giả.
Tạ ơn Palei Chakleng cho ra đời “đứa con của Đất” để nói lời tạ ơn: “Những người đàn ông của tôi”, những “urang Cham”, cha mẹ và anh chị em tôi, bằng hữu và cả “kẻ thù” của tôi; tôi chịu ơn cả chính bản thân tôi nữa. Continue reading

QUYỀN BẢN ĐỊA QUA VIDEO CLIP CHẾ MỸ LAN: NHẬN ĐỊNH & GỢI MỞ

“Lễ Kỷ niệm 185 năm Champa Mất nước” vừa được cộng đồng Cham hải ngoại tổ chức tại Mỹ tháng 11 vừa qua, tôi không theo dõi hết, mà chỉ xem 3 mục:
Phát biểu của Amuchandra Luu đĩnh đạc & hay! Phần của Can Quang khúc đầu tốt, khúc sau có vài điểm cần xem lại. Và video clip dài 55 phút của Mylan Che xuất hiện non tháng sau đó.
Ở Stt này, tôi không bàn về “Mất Nước”, cũng không bàn về “Quyền Bản Địa”, mà: phần I nhận định sơ khởi về video clip của CML, phần II gợi mở cho cái nhìn cận cảnh vấn đề Cham hiện đại https://www.facebook.com/mylan.dang/videos/2004373262906232/

I. HAY & CHƯA HAY
3 điểm hay:
Đây là lần đầu tiên xuất hiện 1 video clip đưa cái nhìn tổng quan vấn đề Cham, lại do người nữ Cham làm, là điều rất đáng AHEI! Tinh thần dân tộc của CML thì miễn nói: đậm đặc, từ đó nữ sĩ này có quan điểm rất rõ ràng, không ỡm ờ hai ba mặt. Có nhiều nhận định rất nữ, thêm chất giọng Phan Rí: vui đáo để. Tôi nói ‘vui’, chẳng hạn cụm từ “khing Yôn khing Lo” được nhắc đi nhắc bốn lần như tiếng than đắng chát của một bà mẹ mẫu hệ cảm nghe bất lực trước những đứa con ‘hoang đàng’ [có khi ở thế buộc] lần lượt ra đi không thể ghì níu – chỉ là một trong những. Continue reading

TÔI NỢ CHAM NHỮNG GÌ?

2010-Khonggian VHCham.6
+ Kể Câu chuyện Cham ở Không gian Văn hóa Cham – Hà Nội, 2010 – Photo Inrajaya.
2011-Jalau.3
+ ở Sài Gòn, 2011.
Cuối mỗi năm, tôi ưa làm tổng kết buồn vui nỗi người và cuộc chữ. Năm nay, xin báo cáo ngay, là quá ẹ!
Dễ thấy nhất là khoản báo chí sút kém rất rõ: 32 bài, chưa bằng con số 1/3 các năm trước. Từ đó, cái túi cứ là lép kẹp, dù nhuận bút ở đất Việt còm đến không thể còm hơn. Continue reading

Sống minh triết. HIỂU BIẾT ĐỂ SỐNG SÓT, LÀM VIỆC & SÁNG TẠO

Hãy ngưng mọi than thở, trách móc
Vứt bỏ mấy đố kị nhỏ nhoi, ném hết mấy tranh giành hèn mọn
Nhìn lại mình, dõi theo từng động tĩnh tế vi nhất diễn ra nơi tâm thức mình.

Đừng phán xét, nếu ta không muốn bị phán xét
Nhận định, mà không phải phán xét; nhận định thì có phân tích, có giải minh, gợi mở.

Cham không cần đoàn kết, nếu đoàn kết chỉ mang tính thỏa hiệp hình thức, thậm chí là thứ chiêu bài
Bạn chỉ cần thức nhận mình là Cham, dù đang cư trú bất kì đâu – là đủ. Continue reading

ĐI TÌM BẢN TRƯỜNG CA BỎ HOANG

[Tặng Linh Dang, Amuchandra Luu, Jaka Năng Tuệ Phú & Hienquy Ba, Duong Nguyen: 2 bạn có câu hỏi, và đây một phản hồi như là lời từ biệt]
1. 17 thế kỉ, ông bà Cham đã góp
+ 2 thứ cho Việt Nam:
Thứ nhất, nền Hải sử bổ khuyết cho lịch sử Việt Nam, và Văn hóa Biển làm đầy văn hóa đa dân tộc Việt Nam.
Thứ hai rõ nhất, là tháp Chàm với 7 phong cách lớn – niềm hãnh diện cho cả Việt Nam.
+ Và 1 cho nhân loại: Đạo Ahiêr-Awal, là độc nhất vô nhị của loài người.
2. Tại sao “Đạo Ahiêr-Awal”?
Islam nhập địa Champa, lớn mạnh, và xung đột với vương quốc Ấn Độ giáo [thi sĩ Dang Thuong Nguyen chắc hiểu rõ nỗi này]. Sau 3 thế kỉ xung đột [thể hiện lồ lộ trong văn chương dù lịch sử Champa không ghi], vị anh quân Pô Rômê đã:
HÓA GIẢI Islam thành Bà-ni,
HÒA GIẢI Bà-ni với Ấn Độ giáo thành “Đạo Ahiêr-Awal”
Để làm nên một cặp đôi chỉnh thể toàn diện: Đực Cái, Nam Nữ. Continue reading

Chế Diễm Trâm: TÌM CHĂM

[Những ô cửa nhìn ra vườn văn, NXB Văn học, 2017)

Ai đã từng nói chuyện với nhà thơ – nhà nghiên cứu văn hóa, văn học người Chăm Inrasara, có lẽ đều chung cảm nhận: anh hiền và vui tính. Tôi được đọc thơ anh trước khi gặp gỡ anh, nên tôi chuẩn bị tâm thế để tiếp xúc với một Chăm nhân bí ẩn như trong lòng tháp Chăm, như những bài thơ anh vậy. Bởi vậy, lần đầu nói chuyện với anh, tôi đã phí hoài gần nửa tiếng đồng hồ để xóa đi tâm trạng căng thẳng. Để rồi tôi đã có được một người anh, cả ngoại hiện lẫn nội tính đều rất “thiểu số” – rất Chăm.
Ai trò chuyện ngoài đời với anh Inrasara có thể thấy anh nói chuyện khá… khó khăn; để diễn đạt ý mình, đôi khi anh cũng phải dùng trợ lực của thủ ngôn! Nhưng đó là chuyện phiếm, chuyện “ngoại đạo” – tức là những gì không gắn với Chăm. Còn, chỉ cần nhắc đến Chăm, bất kỳ phạm trù nào liên quan đến Chăm, anh đều mang đến cho người đối diện sự hào hứng, ngỡ ngàng, khâm phục. Continue reading