CÂU CHUYỆN DỄ VÀ KHÓ

[1] LÀM DỄ, CHƠI MỚI KHÓ

Bận rộn dễ, ở không mới khó.

Làm sao một ngày không con cháu bu quanh, không bạn bè bù khú, không rượu bia hay sách vở, không việc làm, không cả facebook, mà bạn vẫn có thể sống ổn?

Vấn đề Bà-ni, tôi nói dễ ợt; do đầu óc ta không rỗng rang, vô tư mà đầy tính toán, thành ra làm đâu hỏng đó, đã bị vài người kêu tôi: dóc tổ! Có vậy đâu. Đụng sự vụ lớn nhỏ nào bất kì, với tôi – dễ ợt. Hơn nửa đời hư, tôi đã thế.

Tạm kê vài món hầu bà con.

Continue reading

HẬU HIỆN ĐẠI LÀ HẬU HIỆN ĐẠI LÀ…

Hậu hiện đại là hậu hiện đại là hậu hiện đại…

Khi còn cả tin lí tính là phương tiện duy nhất chiếm lĩnh Sự thật tuyệt đối, còn mê tín lí trí có thể giải quyết mọi chuyện trên đời, là ta chưa hậu hiện đại.

Khi còn nuôi bao nhiêu là nỗi duy: duy tâm với duy vật, duy linh hay duy lí, duy cảm, duy danh, duy mĩ… là ta còn xa lạ với hậu hiện đại.

Khi còn mang tâm phân biệt ngoại vi với trung tâm, dân tộc thiểu số với đa số, da trắng hay da màu, nam và nữ, trung ương và địa phương, chính thống với phi chính thống, là ta còn nằm ngoài tầm với hậu hiện đại.

Continue reading

INRASARA ĐIỂM DANH 7 SỰ KIỆN CỘM TRONG NĂM

[1] Không thể khác, đại dịch Covid-19 đợt thứ tư tràn vào Việt Nam, phải đứng ở hàng đầu. Nó ảnh hưởng và tác động toàn diện đến mọi ăn, ở, nghĩ, nói, viết, làm của tất cả chúng ta.

Ở đó không phải hàng triệu ca nhiễm được ghi nhận, không phải hàng vạn sinh linh mất đi, càng không phải hàng ngàn chốt chặn được dựng lên khắp hang cùng ngõ hẻm… mà là trăm dòng người bằng mọi phương tiện và không phương tiện khác nhau tháo chạy khỏi Sài Gòn, nơi trước đó họ tìm đến như là miền đất hứa cho cuộc sống mình, và cả tương lai con cháu.

Continue reading

VÀO TRƯỜNG CHIẾN

[Biết người, Biết mình, Xử việc & Công an mời có nên đi không?]

Vào trường chiến-1. BIẾT NGƯỜI

[7 cách quán & 6 phép thử]

Mấy rày trực tiếp với ngàn sinh phận Cham về nỗi Covid-19, rảnh – tôi giở lại “sách thánh hiền” thấy hay hay, tạm rút ra vài bài học để cùng mọi người ôn tập. 

Lão Tử: Biết người là trí, biết mình là sáng. Làm sao biết người?

Khổng Tử nêu ra 3: Cứ xem lời nói và việc LÀM của hắn; làm, cứ xem CÁCH thức làm của hắn; và khi hắn đạt, cứ xét cái gì khiến hắn VUI.

Continue reading

Urang Cham-29. DOHAMIDE VÀ DOROHIÊM

Tin từ facebook anh Ysa Cosiem, vào lúc 12:30 giờ Cali ngày 8-11-2021, Dohamide, nhà nghiên cứu và là đứa con ưu tú của dân tộc Cham vừa ra đi. Anh gốc Cham Châu Đốc, sinh năm 1934 tại Việt Nam, mất năm 2021 tại miền Nam California – Hoa Kỳ, hưởng thọ 87 tuổi.

Xin chia buồn cùng gia quyến và thân hữu.

Dohamide tốt nghiệp Đốc sự Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn năm 1963, sau đó sang Mỹ tu nghiệp. Tốt nghiệp bằng MA về Chính trị học tại Đại học Kansas, Hoa Kỳ. Từng giữ chức vụ Tổng Giám đốc Cơ quan Tiếp vận Trung Ương VNCH. Sau 1975, học tập cải tạo hơn 10 năm, đến năm 1993 sang Hoa Kỳ theo chương trình HO.

Continue reading

TRƯỜNG CA COVID-19

1. TIN TỪ SÀI GÒN

Sài Gòn mình toang rồi ông ơi

đã 47 ca nhiễm, thêm 72 ca, 120 ca mới

1.215 số ca được tách đôi

quần chúng hẳn hoang mang với con số ngàn

nhưng không

đã hơn 2.000 ca, xấp xỉ 3.000, chính xác là 4.692 ca nhiễm mới

không chỉ là những con số

Continue reading

SỐNG, VÀ KHÔNG ĐỂ LẠI DẤU VẾT

Trên tạp chí Hồn Việt do GS-TS Mai Quốc Liên làm Tổng biên tập, số 6, 12-2007, tác giả Vũ Hồng Ngự (?) sau khi mang bài thơ “Lổ thủng lịch sử” của Nguyễn Hữu Hồng Minh ra phê phán, đã viết:

“Tuyên bố như ông Inrasara, người luôn cổ vũ, tuyên truyền cho các dòng thơ phá phách “hậu hiện đại” này… thì là phi lịch sử và nhất là ẩn đằng sau những lời lẽ cổ vũ ấy là những hàm ý sâu xa hơn, thách thức hơn, kích động hơn, không khó nhận thấy.”

Đúng bốn năm sau, trên Litviet, 3-12-2011:

Continue reading

Câu chuyện Cham-34. BA ĐIỂM ĐỘC & LẠ-1-2-3

Quản lí bằng cách bỏ lơ!

Tôi có đọc đâu đó một người [Nhật hay Việt không nhớ] nhận xét rằng, nếu Việt Nam gom tất tần tật cổng, thành rào cả nước rồi quy ra tiền, thì đó phải là số tiền khổng lồ. Và nếu Nhà nước dồn tất cả khoản ấy vào giáo dục đạo đức thì Việt Nam có thể dạy được mọi người ý thức công dân tốt, qua đó giải quyết dứt điểm nạn trộm cắp, xâm lấn đang lan tràn như hiện nay.

Không trộm cắp, xâm lấn thì tường, cổng hết lí do tồn tại. Như người Cham ngày xưa ấy!

Continue reading

Câu chuyện Cham-15. TÔN GIÁO ‘AHIÊR AWAL’, CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỐNG CÒN

Ramưwan lại đến rồi… Quan hệ hỗ tương giữa ‘Ahiêr Awal’ không thể không bàn đến. Tại sao?

[1] Cham – Tôn giáo hay Tín ngưỡng dân gian?

Cộng đồng Cham Pangdurangga ít có khái niệm về tôn giáo theo nghĩa chữ ‘Agama’ (Sanskrit: Āgama), mà thường dùng chữ ‘Adat cabbat tana rakun’.

Các Từ điển đều dịch ‘Agama’ là “tôn giáo, đạo”, tuy thế nếu có hỏi, hiếm ai biết chữ “tôn giáo” Cham gọi là gì. Hồi về Việt Nam, Po Dharma nhiều lần bảo Cham không có tôn giáo mà chỉ có tín ngưỡng dân gian, không phải không có lí.

Một tôn giáo cần hội đủ: Giáo chủ, giáo lí và giáo đường, cùng sinh hoạt nghiêm ngặt. Đằng này Cham cả ‘Ahiêr’ lẫn ‘Awal’ đều thiếu một, hay thiếu cả ba. Tôi cho đó là một tôn giáo đặc thù Cham [sẽ bàn sau].

Continue reading

CHỦ NGHĨA THEO-ISM & HỆ QUẢ

1. Trong tiểu luận “Giải Nobel cho văn chương Việt Nam, tại sao không?” (Vietnamnet, 2008), tôi thử phân tích tinh thần “tòng” trong truyền thống biểu hiện qua tâm tính Việt, dẫn đến tính đồng bộ [đa phần] của nền thơ Việt nói chung. Trích:

“Sự đồng bộ bắt nguồn sâu xa từ căn tính thơ Việt và truyền thống xã hội Việt Nam, được đắp nền và tô bồi thêm bởi thứ triết học Theo-ism đang được miệt mài giảng dạy trong nhà trường. Bước chân ra khỏi giảng đường, sinh viên Việt Nam khó dứt lìa nếp nhà nghĩ theo, viết theo, khen chê theo…”

Continue reading