Inrasara. THƯ GỬI TRẦN MẠNH HẢO

[Katê, vui – kể chuyện nhảm giải trí mình]

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo vu khống tôi, rằng do bợ đỡ Nguyễn Quang Thiều nên được Thiều cất nhắc làm Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, còn chê tôi “ếch ngồi đáy giếng”.

Tôi hoạt động 6 lĩnh vực: sáng tác, nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, diễn thuyết và đấu tranh xã hội. Riêng về THƠ, thử xem ếch-Sara-tôi ngồi đáy giếng thế nào, để phải đi bợ đỡ ai khác, nhé.

Tôi làm thơ 3 thứ tiếng: Cham, Việt và Anh. Một sản phẩm trí tuệ nào bất kì không thể tự hô lên rằng tôi ngon, mà do bên ngoài đánh giá. Nhà phê bình, chuyên gia, tạp chỉ chuyên ngành… Phần tôi:

Continue reading

SONG CHI ĐỐI THOẠI VỚI INRASARA

[“Nhà thơ Inrasara và tâm sự, ưu tư của người Cham ở Việt Nam”]

BBC.Vietnamese-kì-01, 18-11-2022

[Đạo diễn Song Chi, gửi bài cho BBC từ Leeds, Anh Quốc]

Inrasara Phú Trạm là nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhà văn hóa luôn quan tâm gìn giữ văn học Cham hơn 40 năm nay. Công việc của ông gồm phần nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật, truyền bá văn hóa và ngôn ngữ Cham, cũng như luôn đồng hành với những vấn đề của cộng đồng Cham trong lòng xã hội Việt Nam.

BBC về tác giả: Sinh năm 1957 ở làng Chakleng – Mỹ Nghiệp, thuộc tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam, một trong những làng Cham cổ nhất, Inrasara (Phú Trạm) là nhà thơ, nhà phê bình văn chương nổi tiếng người Việt gốc Cham. Sáng tác của ông luôn là sự tìm tòi kết nối giữa hai dòng ngôn ngữ Việt-Cham, giữa việc bảo tồn bản sắc văn hóa cổ Cham và việc cổ suý những cái mới trong văn học nghệ thuật đương đại VN và thế giới, như Tân hình thức, Hậu hiện đại.

Continue reading

Bắc tiến-cuối. SAO GỌI LÀ BẮC TIẾN?

Nhại nghiêm trọng, để giải nghiêm trọng. Cái chữ Nam tiến ấy – giải, không phải hủy hay quên, mà làm cho nó nhẹ đi, tan ra và bay bổng lên như cánh chim của bầu trời. 

Nam tiến, người Việt mở cõi vào miền đất có chủ. Với gươm, mĩ nhân và “ở lại” – thể hiện đủ đây qua câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:

Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long

Bắc tiến của tôi ngược lại: Giải sân hận, truyền đạo Thơ, nghĩa là làm lan tỏa cái ĐẸP viết hoa. Không đao búa, không gái gú, rồi… quy hồi cố hương, vẹn nguyên.

Continue reading

VĂN CHƯƠNG TAN RÃ-02

[hồi đáp 5 câu hỏi được gợi hứng từ Vanviet]

1. Từ cuốc bộ đến đi xe đạp, từ chạy xe máy đến đu máy bay, từ máy bay siêu thanh đến phi thuyền không gian, tiến bộ về khoa học kĩ thuật thì có tiến bộ – nhanh, mạnh và vững chắc nữa là khác, chớ nhân loại muôn đời vẫn đối mặt với bao vấn đề cũ. Đói no, dịch bệnh, yêu và ghét, chiến tranh và hòa bình, sống và chết. Vẫn bấy nhiêu ám ảnh đó, lặp đi lặp lại đến muôn năm.

Bề mặt có thể thay hình đổi dạng, ở nền móng, nó vẫn thế. Bất cứ thời nào ở cộng đồng dân tộc nào trong bất kì không gian văn hóa nào.

Continue reading

Inrasara: Nói chuyện ở Hội VHNT Tuyên Quang, 19&19-8-2022

Ngày 1. Sáng: CÁC TRÀO LƯU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

Tìm trào lưu thơ Việt ở đâu?

Nếu không có thơ cách tân, không có tân hình thức, hậu hiện đại, văn chương mạng, thơ trình diễn… không biết chúng ta hình dung thơ Việt hôm nay ra sao nữa.

Vậy mà chúng cứ bị kì thị, bị đẩy ra ngoài lề, nghĩa là phía chính thống ít/ không chấp nhận chúng, luận bàn về chúng – ngoại trừ thơ cách tân.

Toàn cầu hóa và phương tiện internet cho ta cái nhìn khác.

Continue reading

VĂN HÓA CHAM NHÌN TỪ CHAM

Thuyết tại Viện Ngôn ngữ – Hà Nội, 9g ngày 11-8-2022

Phần 1.

CHAM ĐÓNG GÓP GÌ VÀO NỀN VĂN HÓA ĐA DÂN TỘC VIỆT NAM?

1. Dòng máu

Hơn 10 vạn tù binh Cham ra Bắc, họ làm gì?

Bộ phận Cham ở lại miền Trung: “Chúng ta là người Chàm đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm” (Hồ Trung Tú)

Canh Cụ: hai làng Xuân Quang, Xuân Hội ở Bắc Bình, Bình Thuận  

Họ Trà, Chế tại miền Trung ngày nay

Continue reading

THƠ NHƯ LÀ CON CẶC NỨNG

Đó là bắt chước Nguyễn Quốc Chánh trích dẫn Derrida: “Nghệ thuật là một con cặc nứng”. Không chơi cũng chẳng đùa, mà thật. Với sáng tạo nghệ thuật, “một ngày 33 bài thơ” (Bùi Chát) hay “nhị cú tam niên đắc” (Giả Đảo) là chuyện thường. Không nứng thì chịu, nằn nì sao nó cũng không thể cựa quậy, còn xài tới Viagra thì đó đã là thứ thơ nhân [giả] tạo mất rồi.

Thơ trẻ hôm nay thiếu gì? Thiếu trường, nhóm thơ, thiếu ý niệm thơ mang tính “tàn phá”, từ đó thiếu chùm khuôn mặt khả thể tạo nên cuộc cách mạng.

1. Thiếu trường, nhóm thơ

Một cuộc cách mạng văn chương cần hội đủ bốn yếu tố. Trước hết, họ là người viết cùng thời, cùng quan điểm sáng tạo có khả năng dựng nên một trường thơ (như Trường Thơ Loạn đất Bình Định thời Tiền chiến); tiếp tới: họ biết lập ngôn cho hệ mĩ học sáng tạo của nhóm, của phong trào mình; thứ ba, nhóm thơ ấy có được diễn đàn độc lập; cuối cùng: cần lớp độc giả có tinh thần và tri thức sẵn sàng đón nhận tác phẩm của họ.

Continue reading

Tiêu điểm-5. SAU TIẾN SĨ, LÀM GÌ?

Học để làm quan, là truyền thống Việt.

Hôm trước còn vô danh tiểu tốt, hôm sau khi “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”, cả làng ra đón, anh đã ra thế giá nghênh ngang một cõi. Lắm khi chưa gì cả, anh còn tư thế đe nẹt thiên hạ: “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng Tổng”. Không ham mới lạ.

Làm quan, muốn leo cao, anh học [lắm lúc không cần học] để giật cái bằng to hơn nữa. Là điều cần thiết – không có gì trầm trọng cả! Kẹt nỗi, sau đó chấm hết. Ta không có gì hơn, gì thêm.

Continue reading

Ramưwan buồn-8. BÀ CON BÀ-NI THIẾU TRỤ

Không ai có thể hát thay chúng ta

nơi đây và lúc này

cả hôm sau – có lẽ“…

“Trụ” mang nghĩa sức hút, không phải lực hút nhờ địa vị và quyền lực, tiền bạc hay bia rượu, mà là “chất trụ” ở tự thân. Con người, tiếng nói, hay diễn đàn được đại đa số tin tưởng và chờ đợi.

Chuyện vui.

Trại Sáng tác Đải Lải 1996, buổi chiều ông Y Ngông lên nói chuyện. Trong phòng ban tổ chức, một nữ văn nhân ngồi cạnh áp sát vào như muốn đặt cả thân mình lên người tôi, không dứt ra. Thi sĩ MT đùa to: Anh Phú Trạm có nam châm, mọi người ơi.

Continue reading

Đắc đạo Cham, tôi làm gì?-22. CHÍNH TRỊ

Lớp 12 Nguyễn Trãi Phan Rang. Chiều muộn ở buổi lao động xã hội chủ nghĩa, lớp Văn chúng tôi ngồi sinh hoạt cạnh lớp Toán. Sinh hoạt vãn, tôi tách đàn để qua ngồi chung cùng 7  anh em bạn học Cham bên cạnh.

Hơn nửa giờ sau, Lân [hay Lâm] bạn chung lớp tôi đi qua, ngồi xuống.

– Các bạn coi màn ảo thuật nè, – bạn nói, nắm tay đặt xuống mặt đất, tay kia cầm cái mũ úp lên. – Nửa phút thôi con cu đen bay ra từ đây…

Mọi con mắt đổ dồn lên chiếc mũ. Bạn giở nó lên, cùng lúc ngón cái bật lên thẳng đứng. Không một lời, bạn đứng dậy…

Continue reading