Đôi cánh diều Chăm

Phim tài liệu Đôi cánh diều Chăm, do Hồng Lực và Hằng Nga đạo diễn, HTV – Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh thực hiện và phát sóng 2007, thời lượng 40 phút.
Về Inrasara và Inrahani, về quê hương Caklaing thổ cẩm Chăm, và…

Phim đưa lên Youtube gồm ba phần. Mời bạn đọc đón xem.
YOUTUBE.COM

Nhận diện các trào lưu thơ Việt đương đại

Tiểu luận đã đăng 2 kì ở báo Người Hà Nội, 23 & 30-4-2010.
Kì 2.

3. Nhận diện Thơ Việt đương đại
Chính bởi sự thể nhập nhằng và mơ hồ trong việc sử dụng dụng ngữ Thơ Trẻ, nên tôi muốn dùng cụm từ Thơ Việt đương đại và Các Khuôn mặt thơ mới hơn.

Thơ Việt đương đại bao hàm Thơ Đổi mới (thơ của các nhà thơ thời kì đổi mới, 1986-2000), Thơ Hậu đổi mới (1996-2005) và Các Khuôn mặt thơ mới là những cây bút xuất hiện từ năm 2006(11). Ở đây có sự chồng lắp về thời điểm – không vấn đề gì cả

Continue reading

Nhận diện các trào lưu thơ Việt đương đại

Tiểu luận đăng 2 kì ở báo Người Hà Nội, 23 & 30-4-2010.
Kì 1.

1. Nhập nhằng hạn từ Thơ Trẻ
Như cụm từ “thơ hiện đại”, “thơ trẻ” là hạn từ có thể được sử dụng cho một nền thơ, ở bất cứ giai đoạn nào, trong bất kì đất nước nào. Việt Nam không là ngoại lệ.

* Bàn tròn văn chương kì 7: Văn chương mạng, tại TP Hồ Chí Minh.

Từ thập niên 60, 70 và vân vân… Nhưng có lẽ Thơ Trẻ được dùng với tần số cao là khoảng thập niên 90 của thế kỉ XX. Từ đó, nó xuất hiện ngày càng đậm đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả trong giới khoa bảng. Đậm đặc và lạ. Continue reading

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh là một giải thưởng trí thức

Tiền phong cuối tuần, số 13, 4-2010.
Lê Anh Hoài thực hiện.

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh về lĩnh vực nghiên cứu được trao cho nhà phê bình, nhà thơ Inrasara. Điều đáng nói, ông là một nhà nghiên cứu không học hàm, học vị nhưng lại có những công trình về văn học, ngôn ngữ và văn chương đương đại rất công phu và sắc sảo.
Tiền phong cuối tuần có cuộc trao đổi với Inrasara.
*

Xin anh một vài cảm tưởng khi anh được nhận giải thưởng Phan Châu Trinh lần này? Dư luận cho rằng đây là một giải danh giá, anh có thể lý giải?
Inrasara: Cảm giác đầu tiên là vui. Tôi từng nhận được rất nhiều giải thưởng, trong lẫn ngoài nước, đó là giải được trao cho tác phẩm. Còn Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh là dành cho cả quá trình, cho tất cả tác phẩm của tôi Continue reading

Inrasara, người lưu giữ kí ức dân tộc

Nguyễn Hàng Tình
Ký sự nhân vật
Tuổi trẻ cuối tuần, 21-3-2010

TTCTĐó là gã nông phu mắc nợ văn chương, chàng thi sĩ mang khối óc học thuật, người nâng niu và sống hết mình với văn hóa dân tộc Chăm.
Năm 1978 có một sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Sư phạm TP.HCM bỗng nhiên bỏ học về quê nhà Ninh Thuận cày ruộng và… làm thơ. Người ấy là Inrasara, như anh kể qua thơ: Cởi bỏ rũ sau lưng quang gánh/ Ginăng, Baranưng giục về/ Từng chuyến mưa nồng nã Katê
.

Bỏ học nửa chừng nghiên cứu thi ca Continue reading

“Đi, tôi tin là có con đường trước mặt

Nguyên Vinh thực hiện
Báo Sài Gòn tiếp thị</em 19-3-2010.
Dư âm Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 01.

* Bà Chủ tịch Nguyễn Thị Bình và Inrasara.

*
Chúc mừng ông với giải thưởng quan trọng này. Ông nghĩ gì khi giải thưởng năm nay được trao cho một nhà nghiên cứu dân tộc thiểu số, vì những công trình nghiên cứu văn học thiểu số? Một giải thưởng với “phân khúc” hẹp?
Inrasara: Giải thưởng nghiên cứu dành cho công trình của tôi về cả hai lĩnh vực, ngôn ngữ và văn học, nhấn vào văn học hơn, có lẽ.
Tôi đến từ miền đất quen mà lạ: miền đất Panduranga. Ở đó đang tồn tại một nền văn hóa – văn minh khá khác lạ: văn hóa Champa Continue reading

Giải thưởng dành cho sự khác lạ

Diễn từ đọc tại Lễ trao Giải thưởng Phan Châu Trinh, Hà Nội, 24-3-2010.

Kính thưa Hội đồng Giải thưởng
Kính thưa quý vị

Tôi đến từ miền đất quen mà lạ, ở đó đang tồn tại một nền văn hóa khá khác lạ. Nền văn hóa khác lạ của dân tộc có một lịch sử bi thương. Dân tộc đó ngày nay đang sống khiêm cung tại các tỉnh Miền Trung của đất nước Việt Nam. Sau hai trăm năm bị bỏ quên, nền văn hóa văn minh của dân tộc ấy tưởng đã bị thời gian vùi lấp hay bị chìm khuất dưới đêm mờ lịch sử, nhưng không – nó vẫn còn đó. Nó có mặt, và đợi những bước chân thiện chí đến đánh thức. Đã có nhiều bàn chân như thế dọ dẫm bước tới, hơn thế kỉ qua. Để nền văn hóa kia ngày càng lộ hiện dần khuôn mặt khác lạ độc đáo của nó Continue reading

Nguyễn Đức Hiệp: Inrasara và Văn học Chăm

Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, ngoài những khám phá các di chỉ khảo cổ mới quan trọng ở Quảng Trị, Thừa Thiên và Quảng Nam, đã có những công trình nghiên cứu đáng kể về nền văn minh Chăm được xuất bản, nối tiếp truyền thống nghiên cứu sâu sắc và nghiêm túc của các nhà sử học và khảo cổ người Pháp thuộc trường Viễn đông Bác cổ vào những năm đầu đến giữa thế kỷ 20. Các công trình này cho ta hiểu rõ thêm về lịch sử và văn hóa của dân tộc Chăm ở Việt Nam.
Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển tìm hiểu một nền văn minh cổ bản xứ, rực rỡ và rất đặc thù ở Đông Nam Á Continue reading

Người Chăm đóng góp gì vào văn học Việt Nam?

Tham luận đọc tại Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam
của Hội Nhà văn Việt Nam tại Hà Nội, 4-1-20010 – 10-1-2010.
*
Sau bài viết này, Inrasara đi Hà Nội dự Hội Nghị, sau đó vào Vinh dự Buổi Bảo vệ luận văn Thạc sĩ về thơ Inrasara, nên Inrasara.com tạm nghỉ 12 ngày. Coi như bà con, anh chị em và độc giả nghỉ Tết Tây vậy.
Inrasara.

1. Văn hóa một dân tộc tồn tại ở bản sắc, phát triển ở tiếp nhận và sáng tạo. Thế nào là bản sắc? Continue reading

Cởi bỏ lối nhìn cũ để hướng về tương lai

1. Sự cần thiết của triết học
Hai câu chuyện.
Chuyện 1. Năm 1977, ông thầy cũ ghé nhà tôi tại Caklaing thấy tôi đang ôm cuốn L’Être et le Temps của Heidegger, chợt nhăn nhó:
– Trời đất! Thiên hạ đang chết đói mà mầy lại đi đọc triết! Mầy sống bằng không khí à? Thế là ông thầy lên lớp tôi một hơi về phải học biết thế nào là thực tế, thực tiễn. Tôi im lặng chịu đựng, không một lời cãi lại. Đợi cho ông qua cơn thuyết giáo, tôi mới thủng thẳng hỏi: Thầy có biết mình đang sống dưới chế độ nào không? Continue reading