Cần đủ cô đơn để sáng tạo

Bình Nguyên Trang thực hiện
Báo Giáo dục & Thời đại, 3-2010.

* Sara tại tháp Chiên Đàn – Quảng Nam, 2006.

1. Được biết Inrasara đã chuyển vào sinh sống ở TP Hồ Chí Minh. Tại sao người viết: “Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo” dường như lại đang có nhu cầu có mặt ở nơi sầm uất, ồn ào hơn?
Inrasara: Sự vụ đã xảy ra gần hai mươi năm trước rồi còn gì. Khi đó đang thủ quán cà phê nhà quê thì Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh mời tôi cộng tác. Sau sáu năm đóng thùng mô phạm, tôi từ bỏ tất cả để làm nhà văn tự do đúng nghĩa Continue reading

Lê Thị Việt Hà: Hành trình cách tân thơ của Inrasara

Trích luận văn Thạc sĩ ngữ văn (Chuyên ngành Lí luận văn học)
Hành trình cách tân thơ của Inrasara, Đại học Vinh – 2009.


* Với Lê Thị Việt Hà tại Khu tưởng niệm Nguyễn Du, Vinh – 2009.

1. Inrasara là đứa con của ngọn gió lang thang cánh đồng miền Trung nhỏ hẹp, của biển khơi trùng trùng bão thét và của đôi mắt tháp Chàm mất ngủ xanh xao (“Đứa con của đất”). Ông là nhà nghiên cứu văn hoá Chăm, nhà phê bình văn học, nhưng trước hết ông là một nhà thơ. Với hai lần đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, giải thưởng văn học Đông Nam Á và nhiều giải thưởng khác, ông được coi là một hiện tượng trên thi đàn Việt với không ít những lời ngợi ca nồng nhiệt. Inrasara là tác giả của nhiều tập thơ, trong đó phải kể đến: Tháp nắng, Sinh nhật cây xương rồng, Hành hương em, Lễ Tẩy trần tháng Tư
Khám phá đời sống văn hoá của các dân tộc thiểu số Continue reading

Nhập cuộc về hướng mở

Tham luận tại Hội thảo khoa học Văn học, nghệ thuật với hiện thực đất nước hôm nay, của Hội đồng Lí luận Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương – Đà Lạt, 12-7-2010.

1. Đất nước thống nhất. Cách mạng phương thức sản xuất. Chia ruộng đất cho nông dân. Hợp tác hóa nông nghiệp, người cày chịu thương chịu khó nhưng vốn nếp sống tùy tiện tập làm quen thái độ ra đồng theo tiếng kiểng đội sản xuất, ăn chia theo công điểm. Khoán sản phẩm, ba khoán, rồi khoán trắng, để cuối cùng là giải thể hợp tác xã chuyển qua kinh tế thị trường – kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Mười năm bay vèo như giấc mộng. Người nông dân dân tộc thiểu số bị quay như chong chóng Continue reading

Chưa sẵn sàng giao lưu

Tham luận tại Đại hội Nhà văn Việt Nam, 5&6-8-2010.
Bài đã đăng trên báo Đà Nẵng
và tạp chí Tia Sáng.

1. Mở cửa, hội nhập, văn chương Việt Nam chưa sẵn sàng cho giao lưu. Giao lưu đúng nghĩa là đến với nhau trong tinh thần cởi mở toàn diện. Tìm hiểu, học hỏi và thâu thái nhau.
Tiếng Việt thôi, ta vẫn chưa giao lưu. Các tạp chí văn chương quan trọng ở nước ngoài như: tạp chí Thơ, Việt, Hợp Lưu, Văn học… giai đoạn qua không được phát hành chính thức trong nước. Các tác phẩm của các tác giả lớn cũng vậy Continue reading

Nhà thơ Inrasara: Tôi là người cá biệt

Hồng Minh thực hiện
Báo Tây Ninh, 24-7-2010
[báo in bài phỏng vấn có cắt bỏ vài đoạn, bản Inrasara.com là nguyên bản].

* Sara lang thang đất nắng Panrang, mùa hè 2001

Chiều cuối tuần, tôi gọi điện thoại hẹn gặp nhà thơ Inrasara. Anh bảo, anh đang làm việc với một đoàn làm phim ở Ninh Thuận, chiều tối mới về tới TPHCM. Cứ tưởng anh di chuyển liên tục như vậy, phải đến ngày hôm sau, khi anh đã “phục hồi năng lượng”, tôi mới có một cuộc hẹn. Bất ngờ, 6 giờ chiều, anh gọi điện thoại ấn định cuộc hẹn 7 giờ tối tại một quán cà phê trên Đường 3/2.

PV: Chào anh, nghe anh nói làm việc với đoàn làm phim. Anh định chuyển qua làm phim à? Continue reading

Nguyễn Thùy Dung: Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội

TINH THẦN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ INRASARA

Luận văn tốt nghiệp
5-2010

Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì khóa luận tốt nghiệp gồm bốn chương:
1: Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của nó đến văn học Việt Nam hiện nay.
2: Vài nét khái quát về nhà thơ Inrasara và hành trình cách tân thơ của ông Continue reading

Sự cố văn hóa Chế Kim Trung: sơ kết


* Một góc bức tranh Làng Chăm ơn Bác của Chế Kim Trung – Tạp chí Văn hóa các Dân tộc, số 2-2010.

Họa phẩm Làng Chăm ơn Bác của nữ họa sĩ Chăm Chế Kim Trung được Giải thưởng thường niên của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2009, có một chi tiết gây phản cảm và phản ứng dây chuyền trong cộng đồng Chăm. Đưa sự việc này ra thảo luận công khai là việc làm lành mạnh và cần thiết Continue reading

Xây dựng và phát triển


* Ysa Cosiem, Trà Vigia và Inrasara tại Sài Gòn, 2005.

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã và đang được triển khai rộng khắp đất nước và được nhiều thành phần, đủ lứa tuổi, dân tộc tham gia bằng nhiều cách thế khác nhau qua nhiều hình thức khác nhau. Vừa qua, nữ họa sĩ trẻ đang lên Chế Kim Trung đoạt Giải thưởng (Giải A duy nhất) thường niên của Hội Văn học nghệ thuật của Dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2009, với họa phẩm Làng Chăm ơn Bác.
Nhưng huy chương nào cũng có mặt trái của nó. Trà Vigia – qua câu chuyện Amư Nhân, Chế Kim Trung và “Làng Chăm ơn Bác” – báo động về mặt trái này Continue reading

Nhà thơ Inrasara : Không có thời gian để kiêu ngạo

Quỳnh Vân thực hiện
Báo An ninh thủ đô, Thứ Sáu, 14-5-2010, 07:01

Xuất hiện trên văn đàn khá muộn màng, nhưng ngay lập tức tài năng của Nhà thơ Inrasara được công nhận bằng giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Nếu điểm lại thì dường như nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm này rất “có duyên” với các giải thưởng lớn. Chưa một lần gặp Inrasara, khi biết tôi tìm hiểu về anh, một đồng nghiệp đã thốt lên rằng, đó là một “gã kiêu ngạo”

Continue reading