Nguyễn Trường Thăng

Chuyện gạch ngói tưởng là quá đơn giản, thật ra không đơn giản chút nào.
Trước hết phải trả lời các câu hỏi : Gạch ngói xuất hiện khi nào? Các loại lò nung gạch? Nhiệt độ nung?
Nếu không có người nghiên cứu trước, ta cũng chẳng biết đâu mà lần. May mắn thay ngày nay có Internet, chúng ta tìm thông tin không khó lắm. Qua bài viết “Brick” (Gạch) của Wikipedia chúng ta biết gạch bùn xuất hiện từ 7500 trước Chúa Giêsu ra đời tức cách đây gần 10.000 năm tại vùng sông Tigris Đông Nam xứ Anatolia. Loại gạch ở thành Giêricô nay thuộc nước Palestina có niên đại từ 7000 đến 6,395 trước Chúa Giêsu. Gạch phơi nắng ở thành Ur cách đây 6000 năm tức 4000 năm trước Chúa Giáng sinh Continue reading

Lặn sâu vào dân tộc để sáng tạo cái mới

Tham luận viết cho Hội thảo Văn học trẻ Dân tộc và Miền núi, 3-2011


1. Truyền thống và hiện đại, tiếp thu và sáng tạo, tiếp nhận tinh hoa thế giới,… là cụm từ xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi đề cập đến văn hóa – hai thập niên qua. Lặp đi lặp lại đến thành nhàm. Nhàm và nhảm. Nhất là trong sáng tác văn học. Với văn học các dân tộc thiểu số thì càng. Bởi thực tế, chưa ai chỉ ra cho ta thấy cụ thể đâu là truyền thống văn học dân tộc. Từ Chăm đến Tày, Khmer hay các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tất cả… Ta hiểu mơ hồ và làm mơ hồ. Từ đó xảy ra bao ngộ nhận.

Ngộ nhận, nên ta cứ đinh ninh mấy Continue reading

Sự kiện văn hóa Chăm trong năm 2010

Năm mới 2011 đã đến, thử nhìn về năm cũ có những sự kiện nào nổi bật đã diễn ra liên quan đến các hoạt động văn hoá – xã hội Chăm. Dưới đây, là những sự kiện xảy ra đáng chú ý.

Sự kiện 1: 5 bạn thơ trẻ Chăm nhập cuộc văn chương Việt Nam.
Vào ngày 28-2-2010, nhân kỉ niệm Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 8 và đón chào Đại lễ ngàn năm Thăng Long Hà Nội, lần đầu tiên gương mặt 5 bạn thơ trẻ người Chăm là Đồng Chuông Tử, Jalau Anưk, Tuệ Nguyên, Bá Minh Trí, Sonputra xuất hiện chính thức tại Văn Miếu – Hà Nội Continue reading

Thơ Việt Nam trong năm 2010

“Thơ Việt Nam trong năm 2010”, BBC.Vietnamese, 20-12-2010

bài cũ trên BBC: “Văn chương tiếng Việt 2008 – 10 tác phẩm tôi chọn”, 18-2-2009

*
Cuối năm, thử ngoảnh nhìn lại hành trình thơ Việt Nam qua các sinh hoạt đầy trì trệ hoặc có khả tính mang mầm mống thay đổi; các khuôn mặt thơ mới xuất hiện gây ấn tượng hoặc bị chìm nghỉm, các tác phẩm mới ra đời lôi kéo dư luận bàn tán hay bị bỏ quên oan uổng. Bao nhiêu vụ việc trôi qua – điểm lại chỉ còn 7 sự kiện đậm nổi đọng lại trong trí nhớ. 7 sự kiện được chọn trong vô vàn sự kiện, có thể là chủ quan. Cứ tạm chấp nhận chủ quan đó Continue reading

Ariya Cam – Bini by English

Nguyên tác tiếng Chăm, Ariya Cam – Bini và bản tiếng Việt của Inrasara, trong Văn học Chăm I – Khái luận – văn tuyển, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1994, tr. 322-338.
Translated by William B. Noseworthy
Sinh viên thạc sĩ – Lịch sử Đông Nam Á
UW-Madison Wisconsin


*
This is an epic poem that I will now reveal before you
That I will bring out for all to hear

Why, I ask, must love be like this, oh my love (do you hear?)
For love, I have composed myself and built up (falsely, I fear) Continue reading

Trần Hoài Nam: Inrasara, từ quan niệm đến phong cách

Luận văn Thạc sĩ khoa học
PHẦN KẾT LUẬN

Hiện nay, Inrasara đã trở thành một đề tài nóng không chỉ thu hút giới nghiên cứu, giới truyền thông mà còn là mối quan tâm của những người sáng tác. Ở Inrasara, có sự đồng bộ giữa sáng tác và phê bình. Nghĩa là có rất nhiều điều để nói về ông nhưng trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi đã chỉ tập trung khảo sát từ quan niệm văn chương đến phong cách trong sáng tác và phê bình của Inrasara.

1. Inrasara là một nhà thơ luôn luôn trăn trở về đời, về nghề. Quan niệm văn chương của ông khá toàn diện Continue reading

Thằng Trạm mát

Xin cáo lỗi: Bài viết “Thằng Trạm mát” vừa được post lên chưa kịp chỉnh sửa thi Web bị trục này. Nay xin chỉnh lại để hầu bà con và bạn đọc.

Chuyện anh em Chăm & Nỗi PCT Hội đồng Thơ

* Mĩ Sơn đường về bão táp, vẫn múa – Photo Inrasara.

2. Đời là nhẹ
Bị đẩy xuống tàu thời cuộc, để mà “gì cũng có ổng”, nên bà con Chăm nghĩ tôi chức quan nào đó ở Trung ương to lắm, đang đưa vai ra gánh mọi trọng trách cộng đồng. Cũng chả lấy gì làm oan, bởi tôi đi đi về về Hà Nội – Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang… như mắc đẻ Continue reading

Thằng Trạm mát

Xin cáo lỗi: Bài viết “Thằng Trạm mát” vừa được post lên chưa kịp chỉnh sửa thi Web bị trục này. Nay xin chỉnh lại để hầu bà con và bạn đọc.

Bút kí

Về…
Thái độ chính trị & Trình độ đời
Chuyện anh chị em Chăm & Nỗi Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ


* Với nhà thơ Tố Hữu tại Hà Nội – 1998.

Kì 1. Thằng Trạm mát & Thái độ chính trị

1. Tôi thì khác
“Thằng Trạm mát” – tôi đã lấy tên đó đặt cho tiểu thuyết tự thuật, sắp in. Tôi nghĩ nó hay và nhất là, trúng phóc. Gởi bản thảo cho mươi người thân đọc, tôi nghe lạ khi có kẻ phản ứng. Cả yut Đảo lẫn thầy Tỷ cho cái tên dễ tạo phản cảm, “bởi con cháu Sara còn đọc nó”.
Con với cháu! Chúng biết cha, ông của chúng “mát” đặc thù thế nào thì càng hay chớ sao đâu Continue reading

Nhập cuộc về hướng mở

Về thơ tiếng Việt đương đại của tác giả Chăm.
Tham luận tại Hội thảo khoa học Văn học, nghệ thuật với hiện thực đất nước hôm nay, của Hội đồng Lí luận Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương – Đà Lạt, 12-7-2010.

* Mơ mộng – Photo Inrajaya, 2009.

1. Đất nước thống nhất. Cách mạng phương thức sản xuất. Chia ruộng đất cho nông dân. Hợp tác hóa nông nghiệp, người cày chịu thương chịu khó nhưng vốn nếp sống tùy tiện tập làm quen thái độ ra đồng theo tiếng kiểng đội sản xuất, ăn chia theo công điểm. Khoán sản phẩm, ba khoán, rồi khoán trắng, để cuối cùng là giải thể hợp tác xã chuyển qua kinh tế thị trường – kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Mười năm bay vèo như giấc mộng Continue reading