Hàng mã kí ức 18. Đối thoại xung quanh Hậu – HÀNG MÃ KÍ ỨC

[Hỏi & trả lời xung quanh vấn đề Chăm và văn hóa Chăm]

* Đối thoại Hàng mã kí ức, ảnh Inrajaya.

Cũng như các cuộc trò chuyện của tôi về văn học, có không ít câu hỏi tồn đọng khi đã hết giờ. Thêm các câu hỏi gửi tới trong những ngày sau đó. Buổi Giao lưu với nhà văn Inrasara & Ra mắt tiểu thuyết “Hàng mã kí ức” do Công ty Sách Phương Nam tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 21-5-2011 không là ngoại lệ. Theo cùng cách với sinh viên Khoa Sáng tác và Lí luận – Phê bình Văn học thuộc trường Đại học Văn hóa – Hà Nội trong “Đối thoại hậu hiện đại” (Tienve.org, 2008), “Đối thoại hậu Hàng mã kí ức” là một trả nghĩa các bạn trẻ Chăm đã nhiệt tình với tiểu thuyết Hàng mã kí ức và vấn đề cộng đồng. Các câu hỏi có thể lạc đề trong buổi giao lưu, nhưng ở đây chúng sẽ được phục hồi và tháo gỡ qua trả lời ngắn gọn nhất có thể.

Cảm ơn các bạn Jaya Bahasa, Văn Bẩy, Kaka, Jayang, Luucheraza, Lưu Văn, Yên Thảo… Continue reading

Inrasara: “Làm lại từ dấu chân của người đi trước”

Nguyễn Hoàng Diệu Thủy thực hiện

Bee.net.vn, 24-9-2011

Nguyên Ngọc:  “Inrasara công phu và kiên trì xoi một lối đi khác: văn học Chăm, từ văn học dân gian đến văn học viết Champa, từ cổ đến cận đại và hiện đại, và đến nay đã phơi lộ được một kho tàng khổng lồ hết sức quý. Kho tàng ấy lại được soi rọi trong phân tích và giải mã dưới ánh sáng của những lý thuyết hiện đại và cả hậu hiện đại mà anh luôn tự trang bị cập nhật cho mình“.

* Photo Inrajaya.

Di sản văn học viết Chăm phong phú Continue reading

Quan điểm của Inrasara 06. Văn học Việt Nam & tinh thần đảng [phe, bè] phái

Hơn nửa thế kỉ trước, André Gide nhận định sinh hoạt của văn chương Pháp, rằng vài nhóm chưa thành trường phái đã ra phe phái(1). Lời nhận định không sai, nếu áp dụng cho văn học Việt Nam hôm nay. Có khi ở ta, nó càng chính xác và có sức nặng hơn nữa. Bởi giai đoạn qua, văn học Việt Nam hình thành và phát triển trong môi trường xã hội rất đặc thù.

1. Câu chuyện

Hội thảo thơ tại TP Hồ Chí Minh, ngày 25-8-2006, trên một tờ báo ngày, một phóng viên đã diễn sai tham luận của tôi: “Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần”. Tôi phone tới Ban biên tâp “mắng vốn”. Người phụ trách tờ báo trả lời đầy thiện chí: “Inrasara viết bài phản hồi đi, chúng tôi sẽ cho lên ngay ngày mai”. Thế là tôi viết Continue reading

Nhà văn trẻ đang ở đâu, sẽ đi về đâu?

tạp chí Tia Sáng, đăng ngày 20-9-2011. Đây là bản đầy đủ:

 

Từ cuối khoảng thập niên 90 của thế kỉ XX, hạn từ nhà văn trẻ, văn trẻ hay thơ trẻ được sử dụng với tần số cao. Cao, ngày càng đậm đặc, trên các phương tiện thông tin đại chúng và cả trong giới khoa bảng. Đậm đặc và lạ. Lạ ở người dùng nó hay lẫn lộn về thời điểm xuất hiện, hệ mĩ học sáng tác cho đến độ tuổi của nhà văn. Nên đã từng xảy ra hiện tượng không ít nhà văn trẻ trẻ từ đầu thập niên 90 của thế kỉ trước đến cuối thập niên thứ nhất của thế kỉ sau mà vẫn còn… trẻ!

Văn thơ trẻ, một hạn từ đầy nhập nhằng là vậy(1).

Ở đây, tạm lấy chuẩn Hội Nhà văn Việt Nam – các cây bút dưới 35 tuổi – để định danh nhà văn trẻ Continue reading

Chú giải ngắn về văn chương vỉa hè Sài Gòn

Inrasara: Chú giải ngắn về văn chương vỉa hè Sài Gòn

1. Vỉa hè gần như là thuộc tính của văn nghệ Sài Gòn. Từ thuở văn nghệ miền Nam. Bùi Giáng hay Nguyễn Đức Sơn thì đã đành rồi, ngay Phạm Công Thiện “sang trọng” là thế, chất vỉa hè vẫn cứ đậm đặc. Phạm Thiên Thư vỉa hè, rồi cả Trịnh Công Sơn cũng không thiếu chất vỉa hè. Vỉa hè và phi chính thống từ giới sáng tác cho đến giới học thuật. Lớn như Nguyễn Hiến Lê cũng chọn phi chính thống. Bên cạnh từ chối đứng các giảng đường, học giả này còn chối từ mọi loại phần thưởng mà chính quyền ý định tặng ông.

* Cùng nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn và sinh viên văn chương tại Qui Nhơn – 2007.

Kê sơ sơ vài khuôn mặt lớn là vậy, còn lại những tên tuổi vừa vừa hay nhỏ lẻ cũng đậm chất vỉa hè – vỉa hè theo kiểu nhỏ lẻ của mình Continue reading

Khủng hoảng, phản kháng và dối lừa

1. Lịch sử nhân loại thế kỉ qua, mỗi biến động thời cuộc luôn kéo theo khủng hoảng giá trị.

Mỗi khủng hoảng giá trị mang trong nó khả tính cách mạng, làm nên những thay đổi lớn. Thay đổi lớn về nhiều mặt. Từ chính trị xã hội cho đến văn hóa tư tưởng và dĩ nhiên – cả văn học nghệ thuật. Thay đổi lớn và thành tựu lớn.

 

Sau thế chiến thứ nhất, thế hệ mất gốc (hay thế hệ mất mát) lost generation ra đời. Một thế hệ hoàn toàn đánh mất niềm tin vào các lí tưởng từng được coi là thiêng liêng như: tiến bộ, văn minh, ái quốc, bổn phận,… Thế hệ đã sản sinh ra các nhà văn tài danh: Ernest Hemingway, F. Scott Fitzgerald, T.S. Eliot, E.Maria Remarque… Continue reading

Tinh thần triết học và vấn đề xã hội Chăm hiện nay

Inrasara: TINH THẦN TRIẾT HỌC…

(Ủng hộ chuyên đề: Người Chăm có thông minh không?)

http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Tinh_than_triet_hoc_va_van_de_xa_hoi_Cham/

 

1. Sự cần thiết của triết học

Chuyện 1. Năm 1977, ông thầy cũ ghé nhà tôi tại Caklaing thấy tôi đang ôm cuốn L’Être et le Temps của M. Heidegger, chợt nhăn nhó:

– Trời đất! Thiên hạ đang chết đói mà mầy lại đi đọc triết! Mầy sống bằng không khí à? Thế là ông thầy lên lớp tôi một hơi về phải học biết thế nào là thực tế, thực tiễn. Tôi im lặng chịu đựng, không một lời cãi lại. Đợi cho ông qua cơn thuyết giáo, tôi mới thủng thẳng hỏi:

– Thầy có biết mình đang sống dưới chế độ nào không? Continue reading

Inrasara, như một Chăm thu nhỏ


Trịnh Hải Yến thực hiện

 

PV: Với bộ ba Văn học Chăm, khái luận – văn tuyển, anh đã phục dựng được một lâu đài văn chương Chăm tưởng đã thất truyền và chìm vào quên lãng. Đó là một kì công. Anh có thể phác họa các nét chính yếu nhất của nền văn học ấy không, thưa anh?

Inrasara: Dân tộc Chăm có chữ viết từ thế kỉ thứ IV. Có chữ viết sớm như thế, thì văn học viết của dân tộc đó phát triển là chuyện đương nhiên. Khi văn hóa Chăm chưa trải qua kĩ thuật in ấn, hơn nữa – qua biến chuyển của thời cuộc, chúng bị mất mát rất nhiều. Sau hơn hai mươi năm sưu tầm – nghiên cứu, tôi cố gắng phác họa nét khái quát nhất, để người đọc quan tâm có cái nhìn tổng thể về văn học dân tộc này Continue reading

Vấn đề về/ của trí thức dân tộc thiểu số

“Tôi nghĩ các cán bộ là người dân tộc thiểu số hay người Kinh đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc, cần nắm vững chính sách dân tộc của Đảng. Nắm vững và dũng cảm thực hiện mà không ngại bất kì thế lực nào, miễn là mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng”.

Inrasara, Tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1,2006.

 

1. Trí thức là ai?

Từ trí thức hàm nghĩa rộng, đưa ra định nghĩa khả dĩ là điều khó. Tạm nêu vài thuộc tính. Trí thức là kẻ có học thức, trong nhà trường hay tự học hoặc cả hai, do đó có thể có hay không bằng cấp. Vào đầu thế kỷ hai mươi, trong xã hội Chăm và các dân tộc thiểu số khác, người có bằng Primaire cũng được xem là trí thức rồi. Nay thì khác, Đại học đang là mặt bằng học vấn mà xã hội đòi hỏi. Thuộc tính thứ hai thực tiễn hơn: Trí thức là người thường xuyên tham gia các hoạt động trí tuệ có tính xã hội. Thứ ba, trí thức là kẻ chọn cho mình trách nhiệm xã hội Continue reading

Chớp lửa thiêng Phạm Công Thiện & tuổi trẻ tôi

Tôi tin tưởng vào thiên tài.

Với tôi, Phạm Công Thiện là thiên tài.
Thiên tài không ở trí tuệ anh, không ở các sáng tác của anh, càng không phải thiên tài ở tư tưởng anh, mà chính là ở sức hút kinh hoàng của hơi thở ngôn ngữ Phạm Công Thiện. Dù hiểu hay không hiểu, ngôn ngữ kia vẫn ẩn chứa sức lôi cuốn ma quái khó cưỡng. Như chớp lửa thiêng sẵn sàng thiêu trụi mọi lưỡng lự, e dè, triển hạn ngáng đường những tâm hồn đồng thanh đồng khí ý hướng tìm đến nhau trong chân trời hủy phá và sáng tạo.

Nguyễn Tiến Văn báo qua tin nhắn lúc 16:50 ngày 10-3-2011:
PCT mat ngay 8-3 Continue reading