Inrasara: Ở NƠI ẤY, HẢO HẢO HẢO

(cảm tác từ Việt Nam)

Bài thơ được viết vào ngày 15-12-2007 ở thời điểm sôi động không khí biểu tình của người Sài Gòn trước Sự kiện Trường Sa – Hoàng Sa kì 1: 12-2007. Viết và đăng ngay ở mục Chuyên đề mở trên Tienve.org: “Viết cho Hoàng Sa & Trường Sa”. Hai tuần sau đó, nó được đọc, bình và phỏng vấn tác giả trên Đài radio.sbs.com.au, (Australia) vào lúc 19 giờ, ngày 29-12-2007. Bài thơ nằm trong tập thơ Ở nơi ấy [thời thời cuộc] in trên mạng Tienve.org, 2010.

Tác giả nhận thấy nó cần thiết tái xuất hiện ở đây. Continue reading

Inrasara: Thơ Việt sau hiện đại, hậu hiện đại làm gì?

Tạp chí Nhà văn, số 6-2012

1. Lướt qua vài cuộc chuyển động lớn của thơ Việt

Một cuộc cách mạng văn chương cần hội đủ bốn yếu tố. Trước hết, họ là người viết cùng thời, cùng quan điểm sáng tạo có khả năng dựng nên một trường thơ; thứ hai: chính họ phải lập ngôn cho hệ mĩ học sáng tạo của phong trào; thứ ba là nhóm thơ ấy có được diễn đàn độc lập; cuối cùng: cần có một lớp độc giả được chuẩn bị tinh thần và tri thức để sẵn sàng đón nhận tác phẩm của họ. Giai đoạn qua, thơ Việt luôn nhận được cơ hội đáng kể. Continue reading

Inrasara: Phê bình văn học – Từ rên rỉ mơ hồ đến đến hội chứng báo động giả

Nguyễn Xuân Thủy thực hiện

bài phỏng vấn đã đăng trên eVan, 7-5-2012 có vài đoạn cắt bớt. Đây là bản đầy đủ.

*

Inrasara, tác giả của tiểu luận “Mười căn bệnh phê bình văn học hôm nay” tiếp tục bắt mạch nền phê bình văn học Việt Nam. Ông cho rằng, phê bình văn học Việt Nam hiện nay đang có hội chứng rên rỉ và đổ thừa, từ những nhận định mơ hồ của người làm phê bình đã dẫn đến việc báo động giả, báo động ăn theo. Theo ông, một nền tảng khác nhau cho những cách phê bình khác nhau là điều cần hướng đến. Continue reading

Thơ: mã giải cho vấn đề bản sắc, tự do và toàn cầu hóa

Ngô Hương Giang thực hiện

Tạp chí Nhà văn, số 3-2012

 

Theo anh, anh đánh giá thế nào về vấn đề bản sắc thơ và bản sắc thơ Việt trong bối cảnh toàn cầu hóa?

Inrasara: Toàn cầu hóa là một hiện thực diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, từ hai thập kỉ qua. Thế giới đã trở thành một làng, làng toàn cầu global village. Về mặt kinh tế – chính trị – xã hội, toàn cầu hóa khả tính nhuộm nhân loại thành một màu đồng nhất. Thế nhưng trên bình diện văn hóa, toàn cầu hóa làm cho nhân loại trên khắp thế giới trở nên giống nhau hay khác nhau hơn? – là câu hỏi thường được đặt ra trong các cuộc trao đổi về toàn cầu hóa văn hóa (Manfred B. Steger, 2009). Bình diện nhỏ hẹp hơn, văn học chẳng hạn, hay cụ thể hơn: thơ, toàn cầu hóa có là một thứ hợp lưu văn học để dẫn đến sự giống nhau của tất cả các nền thơ ca không? – Chắc chắn là không rồi. Continue reading

Inrasara: Việt Nam thơ, vùng trũng hay cường quốc?

Bài đã đăng trên BBCVietnamese.com, 18-2-2012 &  Tienve.org, 19-2-2012

“Tuần lễ SEA Write Award tháng 10-2005, trong buổi giao lưu với Hội Nhà văn và sinh viên văn chương Thái Lan, tôi nêu lên câu hỏi khiến hội trường ngạc nhiên không ít: Có ai trong chín vị SEA Write Awardees năm nay – chín khuôn mặt [được coi là] đại diện xuất sắc nhất của văn chương nước mình – quen biết nhau, đọc của nhau hay thậm chí, biết đến tên nhau? Không ai cả! Văn chương khu vực này mãi đến hôm nay vẫn còn đóng cửa với nhau, là vậy. Nhà văn Đông Nam Á không quan tâm đến nhau, không cần nhau, nếu không muốn nói – xem nhẹ nhau và, xem nhẹ chính mình. Chúng ta có học (dịch thuật, nghiên cứu, hội thảo) là học người khác chứ không học tập ta. Tâm lí hậu thuộc địa còn trì nặng nơi tâm thức sáng tạo của mỗi người viết Đông Nam Á. Continue reading

Văn học trong thời đại toàn cầu hóa, trường hợp Chăm

Tham luận tại Hội thảo Văn học Dân tộc Thiểu số với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kì đổi mới, 18-11-2011, Lạng Sơn.

đã đăng tạp chí Sông Hương, 1-2012; tạp chí Nhà văn, 1-2012

1. Toàn cầu hóa là một hiện thực diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, từ hai thập kỉ qua. Một hiện thực lồ lộ trước mắt ta, bên cạnh ta, ngay trong nhà và ở chính bản thân ta; dù ta là công dân ở đất nước tiên tiến hay dù ta chỉ là một thành phần thuộc sắc dân thiểu số cư trú vùng sâu vùng xa trong một đất nước đang phát triển chưa qua giai đoạn hiện đại hóa.

Ta không thể chối bỏ hay quay lưng lại nó, mà chỉ có thể bàn cách tiếp nhận sao cho hiệu quả nhất trong môi trường văn hóa cụ thể Continue reading

Inrasara: Đối thoại văn học

tại Đại học An Giang – Long Xuyên, 6&7-10-2011

Buổi Tọa đàm cùng sinh viên, bạn văn trẻ trong tỉnh và các giảng viên Đại học An Giang trong hội trường nhỏ với lượng người nghe hạn chế (50 người) vào chiều 6-10 và Giao lưu cùng độc giả mở rộng vào buổi tối cùng ngày trong hội trường lớn hơn với lượng người nghe gấp ba – về đề tài rất rộng là văn học Việt Nam đương đại -, vẫn là quá ngắn so với nhu cầu tương tác giữa diễn giả và người nghe. Người nghe còn muốn hỏi, diễn giả triển khai chưa hết ý thì đã phải chuyển qua đáp ứng câu hỏi mới, khác. Nên nhiều khía cạnh của vấn đề hầu như vẫn còn bỏ lửng… Continue reading

Inrasara: Thơ đương đại Việt Nam, bước chuyển mạnh từ miền Trung và Tây nguyên

Tham luận: Hội thảo Thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, 8 & 9-10-2011 tại Thanh Hóa.

 

1. Mười năm sau đất nước thống nhất, khi các nhà thơ thế hệ chống Mỹ đã xong nhiệm vụ với hàng loạt tập thơ và trường ca sáng giá, – Mở cửa, một thế hệ thơ mới có mặt, tìm cách đổi mới thơ. Ở đó, Nguyễn Quang Thiều xuất hiện với giọng thơ lạ biệt. Từ Sự mất ngủ của lửa (NXB Lao động, H., 1992) đến Những người đàn bà gánh nước sông (NXB Văn học, H., 1995), Nhịp điệu châu thổ mới (Hội VHNT Hà Tây, 1997) sang Bài ca những con chim đêm (NXB Hội Nhà văn, 1999), Nguyễn Quang Thiều đã làm trương nở tối đa giọng thơ tìm thấy. Đây không là sự thay đổi câu chữ nhỏ lẻ có tính hình thức, mà là một cách tân mang tính mĩ học Continue reading