Inrasara – Cuộc đời và tác phẩm

Đoàn Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh giới thiệu vào tối 13-10-2012, trong Ngày Hội Văn hóa Dân tộc Chăm – Ninh Thuận. Gồm 2 tiết mục: 1. Inrasara – Cuộc đời và tác phẩm: 10 phút, và 2. Múa Chăm: 5 phút. Sau đây là toàn văn:

* Inrasara và Đội múa Chăm cùng 2 MC – Photo Thư viện TP. Continue reading

Inrasara: Lạc hậu bình phương, mâu thuẫn lập phương

Ở Việt Nam, vài nhận định sai lầm mang dáng dấp chân lí đinh đóng thường xuyên được lặp đi lặp lại, đã tạo nên hội chứng lây lan. Trên các trang báo, báo chuyên văn học và báo phổ thông; trong các hội thảo văn học lớn, nhỏ; trong các cuộc trả lời phỏng vấn của nhà phê bình và cả từ phát ngôn của các quan chức văn học. Thế kỉ trước, thập niên qua và cả… mới hôm qua. Rằng, “sáng tác chưa theo kịp hiện thực đời sống” và “phê bình không theo kịp đời sống văn học”(1). Continue reading

Inrasara: Vài giải minh qua ngộ nhận về hậu hiện đại Việt Nam

Bài báo “Ai trách nhiệm ‘định hướng’ thẩm mĩ độc giả” đã đăng ở vài trang mạng. Sau đó, do đề tài “thơ thần” đương nóng ở website Lethieunhon.com, tôi mới gửi đăng tại đó vào cuối tháng 8-2012. Ngay tức thì, bài viết nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc, trong đó hai ý kiến phản đối tôi về hậu hiện đại, là ý rất phụ tôi chỉ nhắc lướt qua. Thế là nhà thơ Triệu Lam Châu Continue reading

Inrasara: Sử thi làm giàu nền văn học đa dân tộc Việt Nam

* tạp chí Tia sáng, 20-8-2012, web Hội Nhà văn TPHCM

* Nụ cười Cham thế hệ mới – Photo Inrajakha.

1. Truyền thống văn học người Kinh thiếu sử thi, đó là sự thiếu khuyết của một nền văn học lớn. Bù lại, các dân tộc thiểu số anh em khác trên đất nước đa dân tộc Việt Nam, thể loại văn học dài hơi này thì vô số. Dẫu sao, đó chỉ là sử thi truyền miệng mới được các học giả người Pháp, sau đó là người Việt tiến hành sưu tầm, ấn hành và nghiên cứu trong thời gian trên dưới trăm năm nay. Riêng người Chăm thì khác. Dân tộc có nền văn minh phát triển sớm và khá cao này đã có sử thi được văn bản hóa từ đầu thế kỉ thứ XVII. Continue reading

Inrasara: Một loại thơ đang ‘chết’, một loại thơ khác vừa ra đời

Tạp chí Tia sáng, 5-8-2012

1. Thơ đang đánh mất độc giả

Tại sao? T.W. Adorno: “Làm một bài thơ sau Auschwitz là điều dã man”. Dã man, – không sai. Khi Tòa Tháp Đôi vừa bị khủng bố đánh đổ, thiêu sống hàng ngàn con người ưu tú; khi liên tục vụ nổ bom tự sát giết chết hàng vạn sinh linh vô tội diễn ra mỗi ngày; khi trái đất đang bị khai thác và tàn phá đến cạn kiệt; khi bất công và tội ác đang bành trướng khắp nơi, ngày càng lồ lộ và trắng trợn hơn bao giờ… mà nhà thơ đóng cửa phòng văn để “làm vần” và “làm thơ thuần túy”, thì không khác gì đồng lõa với sự dã man. Continue reading

Inrasara trả lời phỏng vấn RFA xung quanh ‘hiện tượng’ thơ Nguyễn Quang Thiều

Mặc Lâm thực hiện

RFA, 5-8-2012

1Nhà thơ Hoàng Hưng cho rằng “Nguyễn Quang Thiều, khi lúc đầu mới cách tân thơ cũng nhiều người chê bôi, nhưng khi anh ấy có địa vị một chút trong  Hội Nhà văn thì lại được đề cao”. Phải chăng Nguyễn Quang Thiều chỉ là một nạn nhân của thói tâng bốc nịnh bợ xuất hiện ngày một nhiều trong hội Nhà văn Việt Nam?

– Đó là nhận định chưa công bằng với Nguyễn Quang Thiều. Continue reading

Inrasara: Thực trạng sáng tác & Lí luận phê bình văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay

Thuyết giảng tại Lớp Tập huấn Lí luận – Phê bình, Hội đồng Lí luận – Phê bình Văn học, Nghệ thuật – Ninh Bình, 12-7-2012 & Đồng Nai, 20-7-2012

(Toàn văn bài thuyết giảng)

 

* Inrasara và Mai Liễu chủ trì Tọa đàm văn học dân tộc thiểu số, Hà Nội, 4-2011.

Phần khai đề

Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số ở đâu? Continue reading

Trà Chay Pyang: Thông điệp tác giả Ariya Glơng Anak qua diễn ngôn của Inrasara

Một kiệt tác luôn ra đời trong nỗi cô đơn không cùng của tác giả đẻ ra nó, nhất là khi tác phẩm được sáng tạo trong một hoàn cảnh đặc thù như Ariya Glơng Anak. Nó không thuần túy là một tác phẩm văn chương nữa, mà trở thành một thông điệp. Một thông điệp trong hành trình nhọc nhằn đi tìm người đọc. Continue reading

Inrasara: ‘Hiện tượng’ thơ Nguyễn Quang Thiều, vài minh định

1. Hoàng Hưng, trong một bài trả lời phỏng vấn, đã nhận định:

Nhiều khi những hoàn cảnh xã hội chưa công bằng. Có thể có nhiều người tài nhưng xã hội chưa tạo điều kiện cho họ đi đến nơi đến chốn. Đâm ra chưa nổi lên được. Ví dụ: Nguyễn Quang Thiều, khi lúc đầu mới cách tân thơ cũng nhiều người chê bôi, nhưng khi anh ấy có địa vị một chút trong  Hội Nhà văn thì lại được đề cao Continue reading