Inrasara: Tiếp nhận văn học mạng của công chúng

2007-Holak2007-02

báo Điện tử Tổ quốc, 12-2013
Nguyễn Thanh Tâm (thực hiện)

(Toquoc)- Cụm từ “văn học mạng” đã dần trở nên quen thuộc với độc giả Việt Nam. Tới nay độc giả ít quan tâm tới ranh giới giữa sách in với tác phẩm xuất bản trên mạng và dường như giá trị hai loại hình tác phẩm đó đã gần như là một. Tìm hiểu thêm về ý nghĩa cũng như chia sẻ những suy nghĩ về tương lai văn học mạng trong đời sống văn học, Báo điện tử Tổ Quốc đã có cuộc trao đổi với nhà thơ Inrasara.

* Quan niệm của ông như thế nào về văn học mạng? Những thế mạnh và hạn chế của văn học mạng trong bối cảnh hiện nay?

Continue reading

Inrasara: Cham – Sợ, biểu hiện & hóa giải

Katuh-Trthu-03

* Phát quà Trung thu cho thiếu nhi palei Katuh – Ninh Thuận – Photo Kiều Maily.

(Đây là suy nghiệm của tôi về tâm thức Cham hiện đại, một suy nghiệm lâu dài từ quan sát các biểu hiện qua hoạt động xã hội, bài viết và phản biện, thư kháng nghị, “còm”, nhất là email nặc danh gửi chung diễn ra trong cộng đồng Cham mươi năm qua).

*

Một nhà văn có thể quan sát và ghi nhận tình trạng tinh thần một cá nhân qua các biểu hiện của anh/ chị ta. Qua lời nói, chữ nghĩa, thậm chí qua hành vi, cử chỉ nhỏ nhặt tưởng không đáng kể. Trong cộng đồng, khi nhiều cá nhân cùng có các biểu hiện tương tự, nó làm nên tình trạng chung của cộng đồng đó. Thành tâm thức cộng đồng. Continue reading

Inrasara: Nhà văn & nỗi sợ

Sợ làm nên cộng đồng người, làm nên văn hóa và văn minh…

2013-NVHLaodong.4

Sợ dã thú, con người hợp quần để tạo sức mạnh, các bộ lạc ra đời. Sợ bộ lạc khác, con người tạo lập cộng đồng có tổ chức mạnh mẽ hơn để tránh bị tiêu diệt, nền văn hóa xuất hiện. Sợ sức mạnh siêu nhiên chưa thể lí giải, [theo Marxist] con người tạo ra tôn giáo. Vân vân… Thế nhưng, ngoài óc thực tế, loài người còn được ban cho trí tưởng tượng Continue reading

THƯ INRASARA GỬI CÁC BẠN TRẺ CHAM

Các bạn trẻ Chăm và bà con quý mến!

Câu nói đầu tiên của tôi là: Đây không phải bài đối thoại của tôi với bài viết trên website Champaka.info, mà là bức thư tôi gửi đến anh KH ở Đài RFA, giải thích xung quanh câu trả lời mà Đài phỏng vấn tôi. Nhận thấy nội dung bức thư phần nào minh giải vấn đề, nên tôi đưa lên web này, để bà con, anh chị em cùng biết. Mong các bạn hãy thật bình tĩnh tiếp nhận, đừng cho định kiến chi phối để có cái nhìn công tâm, vấn đề từ từ sẽ sáng tỏ. Sau bài viết này, ta nên dừng câu chuyện tại đây. Đời người quá ngắn, mọi người dành thời gian và sức lực cho công việc cần thiết, có lẽ hay hơn.

Thuk siam

Inrasara

 BeCham.2013-Jakha.2

Sài Gòn, 8-5-2013

Anh K.H. thân mến! Continue reading

Trần Hữu Dũng: Đời sống hiện đại: Internet và những đánh đổi

Bài này hay và rất cần thiết, vừa đăng ở Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Số xuân Quý Tỵ (2013), Inrasara.com xin phép tác giả cho được đăng lại nguyên văn.

 *

Trong đời sống hiện đại, kết nối với Internet hầu như là một nhu cầu “không thể thiếu” đối với ngày càng nhiều người. Chúng ta vào Internet vì công việc, vì muốn tìm kiếm thông tin, nhằm thư giản, hoặc để “sinh hoạt xã hội” (chăm sóc Facebook, viết blog). Continue reading

Inrasara: Thơ hôm nay đang tự xa rời quần chúng

Đã đăng tạp chí Sông Hương, số 1-2013

Inrajaya06

* Photo Inrajaya

1. Ngẫu nhĩ mở/ theo dõi tập thơ/ khuôn mặt thơ trẻ đương đại nào bất kì, không cần động não nhiều, ta vẫn nhận ra ngay điểm nổi trội hơn tất cả vẫn là sự thừa và thiếu. Không phải cái thừa và thiếu tạo nên khoảng rỗng lồng lộng sẵn sàng cho cuộc nhảy táo bạo của tinh thần phiêu lưu sáng tạo, mà là thừa và thiếu của khoảng trống vô hồn nguy cơ đẩy người viết rớt vào hố thẳm bợt bạt. Continue reading

Inrasara: Hậu hiện đại khởi động cách mạng văn học Việt Nam

Tham luận tại Hội thảo “Văn học trung tâm/ ngoại biên: những vấn đề lí thuyết và lịch sử” tại Đại học Sư phạm Hà Nội, ngày 26-12-2012 của tôi dài 6 ngàn chữ. Ở hội trường, trong phạm vi mươi phút, tôi có bài phát biểu sau (thêm vài diễn giải để luận cứ rõ hơn).

 

Hoithao Supham

Continue reading

Inrasara: Sống, chiến và sáng tạo theo tinh thần tiền vệ

(Kỉ niệm 10 năm Tiền Vệ)

 Suy tư ở cấp độ thứ nhất: [Tinh thần] tiền vệ là một giá trị. Để làm sang, [và…] không ít người theo Tiền Vệ.

Ở cấp độ thứ hai: Tiền vệ không là giá trị, chỉ khi nào Tiền Vệ trưng ra được tác phẩm và tác giả giá trị, nó mới có giá trị.

Ở cấp độ thứ ba: Bản thân [tinh thần] tiền vệ là một giá trị.

*

Tiền Vệ – thức thời, dứt khoát và bền bỉ Continue reading

Inrasara: Toàn cầu hóa, văn học và ngôn ngữ Việt Nam đi về đâu?

Báo Đà nẵng cuối tuần, 15-12-2012

Sau ba ngày làm việc đầy hứng khởi, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội, vừa kết thúc chiều ngày 28-11-2012. Với tiêu đề “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững”, Hội thảo đã thu hút hơn một ngàn nhà khoa học từ 36 nước trên thế giới về dự. Continue reading