BÁO ĐỘNG THANH NIÊN CHAM LAO ĐỘNG “CHUI” BỊ MẤT TÍCH

[Yêu cầu bà con, anh chị em Share mạnh Stt này, Karun!]
Nghia0
Dương Hữu Đức Nghĩa, sinh: 19-4-1997, là thanh niên Cham palei Phước Nhơn, xã Xuân Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận. Từng học 1 năm tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật ở TPHCM, sau đó vì gia cảnh, Nghĩa nghỉ học và đi tìm việc làm.
Ngày 2-5-2017, Nghĩa đi vào Sài Gòn tìm việc làm. Hai ngày sau còn gọi về nhà, sau đó biệt tăm, nhà gọi cũng không được.
Đây là ảnh chân dung của Nghĩa. Ai thấy Nghĩa ở đâu, báo tin cho gia đình:
Sdt người chị của Nghĩa: 01688440081, của mẹ: 0989708277

NÓI THÊM VỀ 3 TRƯỜNG HỢP TƯƠNG TỰ: Continue reading

Inrasara: KIỀU MAILY & ĐỊA DƯ CHÍ ĐẦU TIÊN VỀ LÀNG CHĂM

Đọc Palei Phước Nhơn của tôi, khảo cứu của Kiều Maily, NXB Tri Thức, 2017
đã đăng Bình Thuận cuối tuần, 21-4-2017
PhNhon 01PhNhon 03

Đây là một tin vui cho giới nghiên cứu, nhất là với những người quan tâm đến vùng đất làng palei Chăm và văn hóa Chăm, khi cuốn địa dư chí đầu tiên về một làng Chăm cụ thể được viết bởi đứa con của chính ngôi làng ấy: thi sĩ Kiều Maily, vừa phát hành.
Kiều Maily đã từng làm người yêu thơ ngỡ ngàng qua thi phẩm đầu tay: Giữa hai khoảng trống (nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ in năm 2013), tập thơ đầu tay nhưng được Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam đánh giá là một hiện tượng thơ trong năm của Hội, và được trao giải cao nhất năm ấy.
Sau đó là tác phẩm nghiên cứu dài hơi, cũng là đầu tiên: Độc đáo Ẩm thực Chăm, do nhà Phương Nam in rất đẹp với giá bìa lên tới 200.000 đồng/ cuốn. Thì đủ biết công trình ấy được đánh giá cao như thế nào.
Hôm nay, cuốn địa dư chí Palei Phước Nhơn của tôi của tác giả nữ Chăm này lần nữa được trình làng. Ở Lời giới thiệu, dịch giả – nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn viết rất trang trọng:
“Kiều Maily với tập sách địa dư chí Palei Phước Nhơn của tôi tha thiết kể lại cho chúng ta lịch sử mảnh đất quê hương của cô cùng đời sống tôn giáo tín ngưỡng, người sống người chết với các lễ hội, những làng nghề, và những con người kiệt xuất là cuốn sách đầu tiên trong thể loại này do chính một người nữ của xã hội mẫu hệ Champa là một báo hiệu rất đáng mừng và trân trọng. Continue reading

TIN DANŌK PÔ INƯ NƯGAR, CẬP NHẬT…

Tượng Ngài ở Danōk Pô Inư Nưgar và… đã được dời vào danōk trong làng từ 15-3-2017.
Ngày mai, Tỉnh sẽ về Hamu Tanran bàn giao Dự án cho nhà thầu, thế nên không dừng được rồi. Giấy mời đã được phát đi các nơi.
Thông tin cụ thể. Khởi sự, bà con Hamu Tanran đã 4 lần đấu tranh với trên, để rồi đi đến quyết định được và không được như sau:
– Đền quá cũ cần làm mới hoàn toàn. Trả lời: Không thể, vẫn giữ vài tường Danōk cũ, nếu khoảng ấy còn tốt. Vì đây là di tích, nên chỉ có thể làm mới 70%.
– Vị trí Danōk quá thấp, cần chuyển về hướng Tây 15 mét, khô ráo hơn. Trả lời: Không thể, đền vẫn giữ nguyên vị trí cũ, chỉ mở rộng tường thành 10 mét về Tây và mua thêm 70m2 đất dân ở phía Bắc để mở rộng khuôn viên.
– Nâng nền, vì quá thấp. Trả lời: Chỉ gia cố nền cũ bằng bê-tông, nâng bằng cách “nối” trụ cũ lên 1 mét.
– Các biểu tượng “lai căng” cũ cần dẹp bỏ đi: Trả lời: Đồng ý, thay bằng biểu tượng mới mang bản sắc Cham.
– Chấp nhận làm thêm các công trình phụ như tôi đã nêu ở bài “60. Danōk Pô Inư Nưgar – có là câu chuyện cổ tích hiện đại?”
Theo thông tin từ Ban Giám sát Công trình, xin bố cáo cho bà con, anh chị em biết đại khái như thế.

Ý kiến Inrasara:
1. Về thiết kế Danōk, trên và “nhân dân” đã quyết, không thay đổi được nữa rồi.
2. Có thể: Cổng Danōk và Nhà mặt tiền: làm cho hoành tráng và đặc Cham vào – sẽ bàn cụ thể sau.

SÂN ĐÁM ĐA NĂNG CHAKLENG: CẢM NHẬN TỪ CÁC VỊ KHÁCH

[thầy Quảng Đại Thính ghi]
(Như thông báo, đáng lẽ FB nghỉ đến ngày 9-3 mới trở lại, nhưng do Đám tang bác Phú Đạm “khai trương” Sân Đám Đa Năng, nên Ban Tổ chức công trình cần đưa vài tin nóng cần thiết. Karun!)
Chakleng 01
*
Thầy THỌ HÃNG:
Công trình này rất có ý nghĩa không chỉ riêng với bà con Mỹ Nghiệp mà còn có ý nghĩa to lớn như một bước ngoặt cho tất cả các làng Chăm phấn đấu làm theo.
… Khi hiểu được ý nghĩa này, mặc dù rất bận công việc gia đình nhưng tôi phải quyết tâm cùng đồng hành với BTC. Xin cám ơn những người anh em có ý tưởng quý giá này. Continue reading

Ở LÀNG QUÊ CHAM, BIẾT ĐỂ CẢNH GIÁC

Sau khi có ý kiến bên an ninh, tôi xin thông tin về vụ lừa tuần tự như sau:
Tài Thị Kim Ngân sinh năm 1997, là con gái duy nhất trong gia đình 4 người con của vợ chồng anh Chính – palei Phước Nhơn, xã Xuân Hải – Ninh Thuận.
Ngân lấy chồng và có đứa con gần 2 tuổi. Dù ít học, nhưng cũng biết chat chit. Qua trò chuyện, cô bị một phụ nữ lạ lừa vào Sài Gòn hứa cho việc làm tốt, lương ngon lành.
Ngan01
Ngan02
Diễn biến:
– Ngày 4-1, Ngân ra đường cái đón xe đò, trên xe có người phụ nữ giúp cho mượn tiền độ đường.
– Vào Sài Gòn gặp một phụ nữ khác chịu cho Ngân mượn tiền trả cho “ân nhân”. Rồi là “làm việc” ở ngã Ba Chơn Thành, sau đó nằm viện. Nợ chất chồng. Continue reading

I n r a s a r a TÁC PHẨM đã & BẢN THẢO chưa công bố

Vanhoc-04
X-Tacpham Nghiencuu
X-Tagalau04
Năm Khỉ sắp qua rồi, năm Gà đáng tới, là năm của tôi: đúng 60 tuổi. Kiểm kê để ngoảnh lại cũng là điều cần thiết, cho tôi, và những ai quan tâm đến chữ nghĩa của tôi.
ĐÃ XUẤT BẢN đến tháng 7-2016
Thơ: 10 – Văn xuôi: 03 – LL Phê bình: 05 – Cham: 12 – Dịch: 10

BẢN THẢO HOÀN THÀNH CHƯA CÔNG BỐ: 29
Sáng tác: 13, Khảo luận & phê bình văn học: 5, Văn hóa xã hội Cham: 5, Khác: 6 Continue reading

Jaya Bahasa: CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP ĐỠ NỮ SINH NGƯỜI CHĂM BỊ ĐÁNH

Việc nữ sinh người Chăm làng Hữu Đức bị đánh là hành động đáng lên án. Mặc dù, sự việc đã được các cơ quan chức năng vào cuộc để giải quyết nhưng vết thương tinh thần của người bị hại sẽ khó lành. Vì vậy, lúc này cộng đồng cần phải thường xuyên theo dõi cập nhật tin tức liên quan đến nữ sinh đánh bạn và nữ sinh bị đánh.
1. Trước mắt, cần thông tin đến các cơ quan công quyền có chức năng tiếp nhận và giải quyết sự việc như lãnh đạo ngành Giáo dục, Ban Dân tộc, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng Nhân dân và Ban Tuyên giáo.
2. Hỗ trợ gia đình nữ sinh bị đánh đi khám xét nghiệm thương tật và điều trị về tâm lý. Continue reading

Thông báo Chương trình học bổng Darmasiswa của Chính phủ Indonesia năm học 2017 – 2018

29-12-2016
Căn cứ công hàm số 1390/PENSOSBUD/XII/2016 của Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam, Cục Đào tạo với nước ngoài thông báo về Chương trình học bổng Darmasiswa của Chính phủ Indonesia dành cho công dân Việt Nam năm học 2017 – 2018 như sau:

1. Số lượng học bổng và thời gian học:

– Số lượng học bổng: 15 chỉ tiêu
– Thời gian học : 01 năm

2. Đối tượng tuyển sinh:

– Sinh viên Việt Nam từ 17 đến 35 tuổi. Continue reading

Thông báo cần thiết: THÊM 2 CUỘC CHIA TAY

Hôm qua, tôi có thư xin rút khỏi một vai trò văn học. Là việc riêng tôi nên xin không nói gì thêm.
Trưa nay, 13-1-2017, tôi vừa phone “xin phép” anh Dương Thụ cho tôi nghỉ Chủ trì Cà phê Thứ 7 [Văn học]. Hai tháng nay chả làm được buổi nào, thêm tôi đang ở xa, không hứa hẹn làm được gì thời gian tới, ‘bám ghế’ không tốt, nghỉ là vừa.
Cà phê Thứ 7 [Văn học] là điểm gặp mặt nói chuyện, trao đổi vui và bổ ích, rất đáng lưu trì và tiếp tục. Phụ trách Chủ trì Cà phê Thứ 7 trước tôi là Tiến sĩ Từ Huy, chị đi Pháp, tôi vui vẻ đảm nhận.
Thế nên, anh chị em nào thấy mình thích hợp, có thể tự giới thiệu mình vào vai, hay khi được anh Dương Thụ mời, chớ nên từ chối [Đây là LÍ DO CHÍNH thông báo này có mặt]. Continue reading

SARA NGHỈ HỘI THẢO

[sau Stt này “quan trọng” này, tôi tạm nghỉ FB một thời gian]
1998-giainhavan
2016-10-30-cpvh-00
“Tư duy biển lớn làm nên Văn hóa biển Cham trong toàn cảnh văn hóa Việt Nam” là tham luận gửi Hội thảo Việt Nam học tại Hà Nội trong 2 ngày: 15&16-12-2016. Ở đây Ban tổ chức không nhắc gì đến chi phí đi lại lẫn khách sạn. Đi, là MẤT TIỀN.
“Sứ mệnh văn nghệ – sứ mệnh công dân” là tham luận khác ở Hội thảo bên Dân tộc Thiểu số, cũng tại thủ đô ngày 21-12-2016. Tại đây khách mời phải đi tàu lửa, chứ không còn leo máy bay như xưa. Phải 2 ngày đêm ngồi tàu: MẤT GIỜ.
Ôi, bao giờ cho tới… ngày xưa?
Tôi dân tự do, làm lính đánh thuê dự hội thảo các loại chả đòi hỏi chi cao sang, huề vốn là được; chứ chịu lỗ thì lấy đâu mà bù? – Tội không? Dân biên chế thì khác, họ linh động quang quảng, có khi còn được nhiều thứ nữa.
15 năm qua, dù cư trú ngoại biên, và dù hội thảo thuộc chính thống, phi chính thống hay nước ngoài, tôi chưa từng đụng phải tình thế này. Hôm nay ẹ thế – đành nghỉ chơi thôi. Continue reading