Luận văn Thạc sĩ thứ 10 về Inrasara

NGUYỄN THỊ YẾN: BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ THẾ HỆ ĐỔI MỚI
(QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU) – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Luận Văn Thạc Sĩ Ngữ Văn – Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hồ Quang – Nghệ An, 2018
về 3 nhà thơ tiêu biểu: Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn & Inrasara

Năm 2017, Nguyễn Thị Minh Huệ chơi “Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara”, Đại học Huế (Chuyên ngành: Văn học Việt Nam, Mã số: 60220121, Luận văn Thạc sĩ văn học theo định hướng nghiên cứu) do PGS.TS Hoàng Thị Huế hướng dẫn Khoa học.
Năm ngoái đứng chung anh Hoàng Hưng, năm nay đứng cùng hai bạn thơ Nguyễn Quang Thiều và Mai Văn Phấn, nghĩa là hết cô đơn. Continue reading

ĐẶC KHẢO CHAMPA – CỘI VIỆT, 27-1-2018

Dackhao Champa
Gặp gỡ nhà thơ Inrasara
Thứ Bảy, chiều 27-1-2018, 7 giờ – 9:30 giờ.
Địa điểm: Quán Cà phê Coeverything, lầu 1, 146 Võ Văn Tần. Q3 – TP. Hồ Chí Minh.

Hai thế kỉ qua và trước nữa, người Cham lưu lạc qua định cư nhiều đất nước khác nhau; ở Việt Nam, Cham đang sinh sống tại 10 tỉnh thành khác nhau; đâu là điểm đặc trưng nhất để CHAM NHẬN DIỆN ĐƯỢC MÌNH, từ đó nối kết?
Đâu là đóng góp quan trọng nhất của Cham vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam? Và cho thế giới?
Giữa dòng sống bề bộn, cấp tập và thay đổi nhanh chóng của hôm nay, làm thế nào Cham có thể vẫn: BẢN SẮC, YÊU THƯƠNG & SÁNG TẠO?
Là 3 câu hỏi cốt tủy về Cham tôi tìm cách trả lời – từ 4 thập niên qua.
ĐẶC KHẢO CHAMPA với Cội Việt, 27-1-2018, là một.

Trích Wikipedia: Continue reading

Inrasara: HÀNH TRÌNH VĂN HÓA CHĂM – MỘT HÀNH TRÌNH MỚI

Đọc Hành trình Văn hóa Chăm, của Inrajaka, NXB Văn hóa Dân tộc, 2017
Hanhtrinh VH Cham
Hành trình Văn hóa Chăm của Inrajaka do nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc ấn hành tháng 11 năm 2017, là tác phẩm đầu tay của một tác giả còn khá trẻ: 33 tuổi. Sách dày 200 trang, bao quát cả phạm vi rộng lớn thuộc nhiều lĩnh vực, khía cạnh của một vương quốc cổ, một tộc người đã dựng xây nền văn minh phát triển sớm trên phần lớn giải đất miền Trung Việt Nam ngày nay.
Tác giả dẫn đưa người đọc vào cuộc hành trình thú vị: Từ lịch sử vương quốc Champa đến lai lịch tộc người Chăm, từ văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần sang văn hóa ứng xử, đều được tác giả động cấp đến với một văn phong giản đơn mà không kém thú vị. Continue reading

Nguyễn Thị Minh Huệ: DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ HOÀNG HƯNG & INRASARA

ĐH Huế – Trường ĐH Sư phạm
Nguyễn Thị Minh Huệ
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn [theo định hướng nghiên cứu] – 2017
2017-MinhHue-02
Đây là Luận văn Thạc sĩ thứ 9 về Inrasara, và lần đầu tiên được/ bị ngồi chung [với nhà thơ Hoàng Hưng. Xin cut & paste như là lời cảm ơn dành cho tác giả nhân Thanksgiving Day.

*
Chúng ta nhắc đến ông với tư cách là nhà nghiên cứu, phê bình văn học, nhất là về thơ Việt hiện đại, đặc biệt là thơ thời kỳ đổi mới. Nghiên cứu, phê bình thơ là lĩnh vực định hình phong cách Inrasara: mạnh mẽ, trung thực, có nhiều phản biện thẳng thắn, nhiều khi quyết liệt đúng với bản tính người Chăm, đặc biệt là rất nghiêm túc, tận tụy và luôn có những tìm tòi, phát hiện mới mẻ.
Hiện nay ông không chỉ làm thơ mà còn là nhà nghiên cứu phê bình hậu hiện đại sắc sảo được giới văn nghệ vô cùng kính nể.

VỀ THƠ Continue reading

MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUAN PALEI CHAM VÙNG PRANG DARANG

Là điều cực kì quan trọng.
Quan trọng, vì đây là lần đầu tiên, bài viết ý hướng cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về lịch sử hình thành và chuyển di palei Cham ở Pangdurangga.
Qua kí ức của Pô Adhya Hán Bằng, Mưdôn gru Hán Phải [đã mất], anh Dương Tấn Ngọc (Chakleng), Pô Gru Hương (Katuh), ông Thập Văn Thơ [đã mất], Gru Châu Văn Kên (Ram), Bá Văn Có [mất], Ông Ò (Hamu Tanran), Thiên Sanh Sở (Palao), Giáo Bưởi (Cwah Patih), và qua sưu tầm riêng, tôi ghi chép được cả khối tư liệu quý giá. Nay tạm kết nối lại thành một bản lược đồ [cực ngắn] để những đứa con của Đất có cơ sở nhìn lại Bhum bhōk padōk kiak của mình.
Chắc chắn bài viết không thể tránh khỏi vài chi tiết sai, lệch; tôi rất cần sự góp ý và bổ sung của người đọc. Karun – Sara.

*

Tạm lấy thời điểm khởi động cho lịch sử ấy từ Patau Tablah (tiếng Việt là “đá nẻ”) được dựng lên. Bia kí thuộc địa phận làng Bal Cōng Chung Mỹ, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận. Ở đây minh văn mang nội dung lịch sử đậm nét ở thời đoạn khá dài: 1147-1266, kể lại cuộc chiến Champa Khmer. Continue reading

Inrasara: THẢM HỌA HẠT NHÂN, HIỂU BIẾT ĐỂ CÙNG TRÁCH NHIỆM

Đọc: 10 Bài học từ Fukushima – Giảm thiểu rủi ro và bảo vệ cộng đồng trước thảm họa hạt nhân, do Ủy ban Xuất bản Tập sách Fukushima, 74 trang, khổ 14,5-20,5cm.
Sách tặng không bán, phát hành vào ngày 11-3-2015.
Fukushima 02

1. Ngày 25-11-2009, với 77,48% phiếu tán thành, Quốc hội Việt Nam thông qua Dự án Nhà máy Điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Khác với thông lệ, đa phần dự án trên đưa xuống, con số biểu quyết luôn lên ở cấp độ trên 90%. Sự thể cho thấy ở đó, vẫn có nhiều người hiểu và phản đối. Và dù không ngăn được chủ trương “trên” – nhưng hơn 22% đại biểu đã dám thể hiện trách nhiệm “đại biểu” của mình đủ nói lên tính gai góc của vấn đề. Thế nên không lạ, ngày 22-11-2016, nghĩa là chỉ thiếu 3 ngày tròn 7 năm, khi vấn đề lần nữa được đưa ra, 92% Quốc hội bỏ phiếu tán thành dừng Dự án.
Bởi xu thế chung hay tác động từ ngoài, hoặc giả do “thiếu tiền” hay các đại biểu được nâng cao nhận thức về tác hại của khủng loại nhân tạo này, chúng ta không biết được. Chỉ biết rằng Dự án hoàn thành hai Nhà máy Điện hạt nhân tại tỉnh cộng đồng Cham tập trung đông nhất nước đã được quyết: “dừng”.
Không mừng sao?! Continue reading

Inrasara: NGÔI NHÀ CỘNG ĐỒNG CHAMPA HẢI NGOẠI & TÍNH BIỂU TƯỢNG

[pôk pa-ôn ka graup anük Cham pak ia lingiu]
Ngoinha Cham01
Mỗi dân tộc luôn có một/ một vài biểu tượng.
Các yếu tố làm thành biểu tượng:
– Địa điểm, đi kèm mảnh đất là kiến trúc hay thấp hơn: cơ sở vật chất, là nơi chốn thu hút cộng đồng trở về, nhớ về, hướng về;
– Một biểu tượng đúng nghĩa không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, ý thức hệ xã hội hay nơi cư trú của thành viên dân tộc;
– Biểu tượng đa phần mang tính Tinh thần và được đại bộ phận cộng đồng tin tưởng và gửi gắm niềm tin yêu vào đó. Continue reading

NGÓ LẠI 4 DIỄN TỪ GIẢI THƯỞNG

22 năm làm chữ nghĩa, tôi được 20 giải thưởng các loại. Do nhiều nguyên do khác nhau, tôi chỉ đến nhận 4 lần. Có giải tôi phái bà xã đến nhận, có cái được phát ở quán ăn, có cái tôi nhận qua bưu điện, cũng có cái người ta mang đến tận nhà. Khá đa dạng.
4 “diễn từ” [tạm kêu thế cho oai chút] thuộc 4 tổ chức khác nhau ở 4 thời điểm khác nhau thể hiện tâm thế khác nhau. Thử ngoảnh lại như cách ôn kỉ niệm buồn vui.

1. NĂM 1997: GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM cho Tháp nắng (thơ & trường ca).
Tôi có “diễn từ” ngắn gọi là: “Sẽ không là tiếng chim lẻ loi”. Trích ý chính:

Trong nền văn học cổ điển Cham, hầu hết các sáng tác đều khuyết danh. Tác giả giấu mặt đi cho tác phẩm được hiện thể. Là truyền thống Cham. Nó kéo dài đến tận thời hiện đại…
Trước 1975, một vài khuôn mặt văn nghệ Cham có một số sáng tác đăng rải rác trên các báo, tạp chí ở Sài Gòn. Dẫu còn lẻ loi, mờ nhạt nhưng cần ghi nhận cố gắng hòa nhập của các cá nhân này vào đời sống văn chương tiếng Việt. Nhưng rồi một phần vì thời cuộc, phần nữa do gánh nặng con cái, các tiếng nói này cũng đã mất hút trong vòng xoáy áo cơm thường nhật. Và từ đó đến nay, người Cham im hơi lặng tiếng.
Hai mươi năm đi qua.
Trong hai mươi năm ấy, Tháp nắng dẫu vẫn lặng lẽ hoài thai nhưng chưa một lần hy vọng sẽ chào đời vào một ngày đẹp trời nào đó. Nhưng rồi nó cũng được in, như dạng nó đang có, nghĩa là bớt sần sùi đi, tươm tất hơn. Và may mắn đoạt Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Giải thưởng sẽ như là một khích lệ, một chất kích thích thôi thúc họ sáng tác và xuất hiện. Continue reading

THÁP CHAM, LÀM GÌ?

Po Dam
Tháp Cham xuống cấp, càng xuống cấp nhanh hơn khi văn hóa du lịch phát triển kéo theo một lượng lớn du khách đến với tháp. Ở đây điều đáng nói hơn cả là, sự xuống cấp đến từ chính CÁCH NHÌN của cơ quan chủ quản, bộ phận trách nhiệm bảo tồn và làm đẹp tháp.
Tôi đã nói nhiều lần ở các diễn đàn khác nhau, nhấn về 3 điểm:
Po Nưgar-
1. ĐỐT NHANG: làm đen gạch tháp, tổn hại di tích, ô nhiễm môi trường, và khiến du khách dị ứng. Continue reading

“Tôn giáo” Cham Awal ghi: BÀ-NI, HỒI GIÁO BÀ-NI hay ĐẠO HỒI?

[Cảnh báo về nhầm lẫn dễ tạo nguy cơ]

1. Trưa 17-6, vừa đưa tiễn ông sui về với ông bà qua buổi cuối cùng Đám thiêu ở Hiếu Lễ, tôi liên tục nhận cú phone giọng đầy bức xúc từ những người quen ở An Nhơn và Phước Nhơn, về sự cố Chứng minh Nhân dân.
“Sara ơi, con/ em tôi bị chuyển đổi sang ĐẠO HỒI nè!”. Bà con không hiểu. Qua giải thích sơ bộ, ngay tôi cũng không… hiểu.
Bạn Đạo Tấn Triển: Tôn giáo em họ tôi là “Bà-ni”, không dưng con nó bị đổi thành “Đạo Hồi” là sao?
Chị Thành Thị Minh Hiền: Giấy khai sinh con tôi ghi rõ “Tôn giáo: Bà-ni”, còn CMND mới làm đầu tháng 6 viết “Tôn giáo: Đạo Hồi”, làm sao cháu nó thi đây, bác ơi.
Anh Đạo Dú (Phước Nhơn): Kiểu này như muốn xóa tôn giáo mình rồi, đây là sự xúc phạm.
Anh Tài Đại Ngọc Ty: Không sửa sai, bạo loạn là cái chắc. Continue reading