VIỆT NAM CHƯA THỂ CÓ TIỂU THUYẾT GIA LỚN, TẠI SAO?

[thuyết & thảo luận, tóm lược. Dương Thụ chủ trì]

9g, 27-7-2019 – 38 Võ Văn Tần, Quận 3-TPHCM

 

 

  1. 1. Việt Nam, có ai vừa là nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng, như Umberto Eco; là nhà văn đồng thời nhà phê bình hoặc mang khả tính phê bình, như Kundera; hay nhà lí thuyết, như Grillet, hoặc ảnh hưởng đến việc xây dựng một lí thuyết, như Dostoievski; thậm chí phát kiến kĩ thuật mới hoặc làm thay đổi cách viết, như Marcel Proust, James Joyce?

Ta, được cái này thì mất cái nọ, nên không thể lớn. Continue reading

CÁM DỖ VIỆT NAM

[Giao lưu với nhà nghiên cứu triết học Nguyễn Hữu Liêm]

9g sang, thứ Hai, 8-7-2019 tại Không gian Cà phê thứ Bảy, 38 Võ Văn Tần, Q-3, TPHCM.

Tôi là kẻ say mê triết học, ham đọc sách triết học. Thời gian gần đây, về triết học và tư tưởng, tôi đọc Nguyễn-Quỳnh, Bùi Văn Nam Sơn và Nguyễn Hữu Liêm. Mỗi ông mỗi cách, điều đáng nói là, họ được đào tạo bài bản, và làm việc rất chuyên nghiệp. Continue reading

THƠ VIỆT, TỪ HIỆN ĐẠI ĐẾN HẬU HIỆN ĐẠI

Tác giả: Inrasara, Lotus Media xuất bản, Hoa Kỳ, 2019

Bìa và trình bày: Uyên Nguyên

© Tác giả và nhà xuất bản giữ bản quyền.

 

Lời giới thiệu của Lotus Media:

“Inrasara không những là nhà thơ mà còn là nhà phê bình văn học. Anh đọc rộng, biết nhiều, nhạy bén trước cái mới, và dũng cảm trong việc đối đầu với đám đông.

Anh phát hiện nhiều cái đẹp còn là nụ, là mầm trong khu vườn văn học.

Đọc anh để biết những chuyển mình đầy lạc quan của các cây bút trẻ viết bằng tiếng Việt cả trong lẫn ngoài nước.” Continue reading

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN VỀ THƠ CHAM ĐƯƠNG ĐẠI

Trần Hoài Nam: BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA CHĂM TRONG THƠ CHĂM ĐƯƠNG ĐẠI, Hà Nội 2017

[trích ý chính]

  1. Lí do chọn đề tài

Hiện nay, cộng đồng Chăm có hơn 100 nhà thơ chuyên nghiệp và không chuyên. Đó là: Inrasara, Tuệ Nguyên, Kiều Maily, Trà Ma Hani, Trà Vigia, Trần Wũ Khang, Jalau Anưk, Bá Minh Trí, Chế Mỹ Lan, Diễm Sơn, Huyền Hoa, Jalau, Kahat, Quỳnh Chi, Sonputra, Trầm Ngọc Lan, Đồng Chuông Tử, Cahya Mưlơng, Jaya Hamu Tanran, Jaya Yut Cam, Bá Minh Trí, Phú Đạm, Phutra Noroya… làm nên sức sống mạnh mẽ của thơ Chăm hiện đại, sống rải rác ở miền Trung với nhiều tác phẩm có chất lượng.

Đáng tiếc trên văn đàn, người ta gần như chỉ biết đến Inrasara – hàng trăm bài báo, hàng chục chương trình vô tuyến truyền hình, hàng chục luận văn thạc sĩ, khóa luận, báo cáo khoa học của học viên, sinh viên các trường ĐH có tiếng trong cả nước. Continue reading

Inrasara: TỪ CHAM, PALAO RA THẾ GIỚI

 Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui

chịu chơi cả trong đau khổ (Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002)

Photo: Lune Production

  1. 1. Palao là gì?

Palao [hay pulao, palau] khi nằm trong đất liền là “cồn”, ở đó thôn Cham Pulao Ba thuộc xã Vĩnh Trường tỉnh An Giang, là một; thêm Cồn Tơ và Cồn Tiên ở xã Đa Phước nữa, là ba. Ngoài biển Palao lại là “cù lao”, là “đảo”. Cù lao Chàm chẳng hạn. Bạt ngàn đảo trên Biển Đông từ ngàn xưa in dấu chân ông bà Cham. Continue reading

ĐÃ KHỐN CÒN [BỊ] ĐỐN

– Sài Gòn đời tôi chưa từng thấy mưa to thế, – bà cụ sống đất này 80 năm, kêu thế.
Tiệm Con Rít Đi Vớ của Út ở phố Tây thuộc quận Nhất, nghe nhân viên báo bị lụt, nó đội mưa chạy xe qua, và túc trực từ 10g sáng Chủ nhật đến sáng thứ Hai chống chọi với giặc nước. Kiểu ấy mới cứu được đống vớ nguy cơ úng thủy.
Tôi ở Tân Phú cũng chả thua kém, thức canh mưa bão gây sự cố khó lường. 
Rồi chuyện cũng qua! Thành phố mà, so với nhà quê, thế nào nó cũng ăn đứt.

Tin lũ Chakleng quê tôi mới ghê. Nước to và siết gấp hai lần hồi 2010.
Miệt nam, Trường PTCS Ram nước lên tới cửa sổ. Trên đó chút, Chợ Phú Quý nước ngang lưng. 9g sáng, trên thông báo xả lũ, thì 9:30 giờ nước đã tràn sông Lu. Sau đó chưa đầy tiếng đồng hồ, lũ ào xuống Chakleng. Và kéo dài suốt 12-14 tiếng.
To, hay kéo dài chưa là gì, ớn nhất là nó quét và siết. Mà kì này nó hơn cả… lịch sử! Toàn bộ Xóm Mới người quê tôi lãnh đủ!
Thống kê sơ bộ: 70% tường thành bị nước đâm sập. Nhà cửa ngập, đồ đạc hư hại vô số kể. Nhiều con lộ bị nước đánh tróc lộ thiên ngổn ngang đất đá. Mấy chục mẫu lúa vừa trổ hay mới làm đòng coi như đi tong. Heo, gà, vịt theo nhau cắt khẩu sạch bách. Lo cứu người, ai còn quan tâm tới cánh chúng sanh tội nghệp này.

Tại ai? Và từ đâu? Là thiên tai hay nhân tai?
Hồ Tân Giang cách Phước Dân 26km. Mấy ngày trước đó, lũ còn xả từ tốn, chứ khi mưa bão ập đến, thì họ cho đi hết cỡ, chả ngán. 3.500 khối nước/ giây, chớ có đùa. Là lỗi ở “trên”. Còn trên tuốt đâu thì có Trời mới biết.
Lỗi một phần cũng do “dưới”. [Nhiều nhiệm kì Ban Quản lí từ thập niên 1990] Thôn chả chịu nhìn thấy, mặc cho vài dân tham chặn đường thoát nước, nên lũ từ dưới dội lên khu vực miệt tây nam. Nên khi trời thôi mưa, nước có muốn rút thì nó bò chậm còn hơn… rùa, gây thiệt hại bổ sung.
Tại ai, và từ đâu vẫn chưa có câu trả lời…

Continue reading

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẦU TIÊN VỀ PHÊ BÌNH [CỦA] INRASARA

Chu Minh Anh Thơ với “Đóng góp của Inrasara trong phê bình văn học”
Chuyên ngành: Lí luận văn học – Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, 2018.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hồ Quang

Trích:
Inrasara là một nhà thơ, một nhà tiểu thuyết, một nhà nghiên cứu văn hóa Chăm được ghi nhận trong văn học đương đại Việt Nam. Sáng tác thơ là lĩnh vực đưa tên tuổi ông đi xa nhất, ra khỏi biên giới của dân tộc và đất nước mình. Nhưng bên cạnh đó, ông còn là một nhà phê bình văn học đầy tự tin và bản lĩnh. Inrasara không ngần ngại đi đường trường một mình, ông viết phê bình như một hành động để tự thức và khai phóng. Các bài tiểu luận, phê bình sắc sảo của ông gây chú ý bởi tư duy và phương pháp viết mới mẻ, độc đáo. Chúng tôi tự hỏi liệu bức tranh phê bình văn học đương đại Việt Nam sẽ như thế nào nếu thiếu đi tiếng nói thẳng thắn và mới mẻ của Inrasara? Continue reading