Tại Đường Sách TPHCM cạnh Nhà Thờ Lớn và Bưu Điện
Thành phố.
9 giờ sáng 29-11-2020, anh Hoàng Hưng – nhà thơ-dịch
giả sẽ có buối đối thoại với độc giả về một dịch phẩm nặng kí: TRÍ KHÔN SÁNG TẠO,
tác giả: Howard Gardner, nhà xuất bản Tri thức, 2020, 584 trang vừa ra mắt. Ở
đó Sara hỗ trợ anh.
Vài gợi mở cần thiết cho đối thoại.
[1] Mấy năm trước, ở loạt bài “Người Cham có thông
minh không?” tôi nêu ra 3 loại thông minh:
Thông minh [để] tồn tại: Tôi lấy ví dụ bà người Tàu
đơn thương lạc bước vào palei Cham chỉ với cái thúng và đòn gánh, sau mười năm
bà đã là người giàu nhất làng.
Thông minh [và] bản sắc. Nếu bà già đó bị đồng hóa
thành Cham thì tồn tại kia mất nhiều ý nghĩa. Như Cham luân lạc tận Pháp, Mỹ dẫu
có giàu tới đâu mà thôi là Cham cũng bằng không. Bạn đã đánh mất căn cước, mất
bản sắc.
Thông minh sáng tạo. Tồn tại và bản sắc, mà bạn cứ vật
vờ “tháng ngày qua vẫn sống trong đêm mờ” thì đời bạn kém giá trị.
Một tác phẩm đưa ra công chúng, nó cần sống, nghĩa là
cần được đặt trong môi trường công chúng kia để đối chiếu, xem xét.
[2] Các trở lực chính của sáng tạo.
Truyền thống. Một truyền thống không ủng hộ cái mới,
như truyền thống Theo-ism [Tử viết, sống theo…] là trở lực đầu tiên.
Giáo dục, từ gia đình đến nhà trường, nếu ta không
khuyến khích tìm tòi mà chỉ chăm chăm vào thành tích, học để thi, thi lấy bằng
ra làm quan – là trở lực tiếp theo.
Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng. Sáng tạo,
ta cứ lấm la lấm lét nhìn xung quanh xem thầy cô, bạn bè, người thân nghĩ gì về
nó, thì hết còn là sáng tạo.
Ý thức hệ tôn giáo lẫn chính trị chi phối đến sáng tạo
không ít.
Cuối cùng là thể chế, với kiểm duyệt, thu hồi, phạt vạ,
và cả tù tội.
[3] Làm gì để vượt qua trở lực kia?
Một bản lĩnh ghê gớm, thứ bản lĩnh trui nên lòng tự
tin đến lì lợm, sau đó mới đến tài năng.
Có bản lính mà thiếu tài năng không sáng tạo được đã
đành, có tài năng mà thiếu bản lĩnh cũng là đồ bỏ đi. Ở Việt Nam tài năng lớn
Nguyễn Đình Thi là điển hình.
Kính mời bà con,
anh chị em đến chung vui [cuối tuần này].