Covid-19. TIN “VUI” & MỚI

Thông tin về Covid-19 chiều nay thu hút sự quan tâm rất lớn của bà con Cham lẫn Việt Nam. Chứng tỏ dân ta rất yêu thương nhau, lo lắng đến mạng sống của nhau, dù là sinh linh bé nhỏ và vô danh nhất.

1. Về việc của cháu Khương tương đối ổn. Thông Minh Chánh đã hứa hỗ trợ đưa cháu về thẳng Bệnh viện Phan Rang, Mạnh thường quân đã có lòng giúp tiền, bà con hỗ trợ tinh thần tối đa.

Khi có tin mới, tôi sẽ báo bà con hay sớm nhất có thể.

Continue reading

Covid-19. NÓI THÊM CÓ THỪA?

Vô số tin về đại dịch Covid-19 cùng hệ quả của nó – đủ phía, đủ kiểu, đủ bài… từng ngày, từng giờ. Không thể không nghe, không đọc. Nghe, đọc mà buồn. Buồn để nghe bất lực.

Trốn thoát Sài Gòn, bằng có máy bay, xe đò, xe máy – có, xe đạp và cả cuốc bộ cũng có. Thoát hay bị kẹt lại. Và rồi…

Vụ 15 người trong thùng xe đông lạnh mong thoát chốt để về quê, thấy-nghe mà không khỏi ớn lạnh. Tài xế xem thường pháp lệnh chống dịch đã đành, sự thể còn nói lên sự liều lĩnh của phận người đang ở đường cùng của chịu đựng và thống khổ. Có nên trách không?

Continue reading

Covid-19. BÀU TRÚC, THƯƠNG KHÔNG!

Palei Hamu Crok Bàu Trúc là làng Cham đặc biệt. Ở giọng nói, ở nghề gốm truyền thống có một không hai ở Việt Nam, và hôm nay – làng Cham chịu nạn Covid-19 nặng nhất.

Theo thông tin từ Bệnh viện Ninh Thuận, ngày 20-7, Bàu Trúc có 1 ca F0, sau đó một ngày: 21-7 thêm 14 ca nhiễm nữa từ F0 trên.

Một làng trung bình nhỏ với dân số chưa tới 3.000 người, dù thuộc diện thị trấn [Phước Dân, với tên hành chính là Khu phố 7 và Khu phố12] nằm cạnh Quốc lộ 1, nhưng Bàu Trúc vẫn là làng nghèo so với các làng Cham khác.

Continue reading

THƠ INRASARA TRÊN VIẾT & ĐỌC

VIẾT & ĐỌC do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và một số nhà văn nhà thơ chủ trương & thực hiện. Chuyên đề mùa Thu 2021 dày 342 trang, vừa phát hành, giá bìa 210.000đ.

3 chặng đường Thơ Inrasara với 15 bài thơ chiếm hết 18 trang, cụ thể:

chặng1. Đứa con của đất, Những bước chân xa, Đêm chàm, Ngụ ngôn của đất, Những ý tưởng không mùa

chặng2. Chân dung nàng, Ngày đẹp nhất, Sinh chỉ 1 lần, Tiếng trống ginang, Tạ ơn

chặng3. Chuyện tôi, Màu cứu độ, Điệu cuồng vũ buồn, Sông lu, Sống lùi

210.000đ cho riêng 15 bài thơ của Inrasara thôi cũng đáng đồng tiền rồi, nói chi ở trỏng còn có sự góp mặt của hơn 30 nhà khác, trong cũng như ngoài nước với đủ thể loại.

Vài nhà nghe nói quan trọng: Nguyễn Đức Tùng, Mai Văn Phấn, Phan Trung Thành, Trần Đình Sử, Trần Hữu Dũng, Quỳnh Iris de Prelle…

MỘT SINH LINH CHAM VỪA VỀ VỚI ÔNG BÀ

Sống, ông khiêm cung, vô danh, như ẩn như hiện hệt một bóng ma Hời giữa lòng đời bề bộn. Chết, ông cũng lặng lẽ và vô danh như thế.

Đó là một sinh linh đặc biệt. Ông Đổng Nở, người thôn Phước Đồng, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận. Ông vừa rời bỏ chuyến buôn dài: 88 năm, để về với ông bà.

Có nhiều giai thoại vui buồn về ông.

Continue reading

Câu chuyện Cham-63. BẠN CÓ YÊU PALEI BẠN KHÔNG?

Là chủ đề tôi mở ra 10 năm trước trên Inrasara.com: 2011 được bà con ủng nồng nhiệt, nhưng khi tôi gợi ý [và cả cung cấp tài liệu] cho anh chị em và các bạn trẻ viết về chính palei mình, thì không ai nhập cuộc cả!

Thôi thì bắt chước Nietszche, tôi kể chuyện palei [và đời] tôi cho chính tôi nghe…

Bản thảo đang hoàn chỉnh, sắp xuất bản.

I n r a s a r a: CHAKLENG TỪ MẢNH GHÉP KÍ ỨC -2021-

Mục lục

Mở: Chakleng giữa palei Cham vùng Phan Rang

I. Địa dư và lịch sử

Continue reading

Hội thảo: ĐẠO BÀ-LA-MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG CHĂM Ở VIỆT NAM

Do Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Tổ chức vào ngày 04/06/2021 tại Ninh Thuận

Hội thảo dự kiến thảo luận những vấn đề chính như sau:

Thứ nhất, cập nhật những kết quả nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử hình thành của đạo Bà la môn nơi cộng đồng Chăm ở Việt Nam;

Thứ hai, làm rõ quá trình phát triển của loại hình tôn giáo này (qua các phương diện như niềm tin, thực hành nghi lễ, tổ chức cộng đồng, chức sắc, thành viên, di sản vô hình và hữu hình…) và những tương tác của nó với các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng khác ở trong và ngoài nước;

Continue reading

Câu chuyện Cham-17. NỖI CHAM QUA THƠ

[trích trường ca “Quê hương]

Ai đang đi kia?

Băng cánh đồng khô chân trần hối hả

Đội giành gốm to đi giữa trưa nắng hạ

Có kịp bữa cơm, đám con đói lao nhao?

Ai đang đi kia?

Gói khăn dằn lên lưng gùi qua đất Thượng

Chàm mình nghèo mà Thượng có giàu đâu

Nhưng đã đi thì phải quến nhau

Có kịp không, với vòng xoay công nợ?

Continue reading