Giải đáp thắc mắc về vài bút danh trên Inrasara.com

1. Về ảnh hưởng thơ Inrasara

Thơ Inrasara ít nhiều tạo vùng ảnh hưởng nhất định lên các sáng tác của người cùng thời hay người viết thế hệ sau đó một ít. Điều này đã được vài nhà phê bình hay các nghiên cứu sinh ghi nhận trong các luận văn của họ. Có người nhận ảnh hưởng khá đậm, chẳng những ý tưởng thôi mà là cả văn phong – đậm đến dư luận cho là tôi đã sửa thơ cho họ, hoặc thậm chí dẫn đến hồ nghi không đáng có: kẻ kí bút danh đó không ai khác mà chính là Inrasara.

Oan cho họ, và cả cho tôi.

Để minh chứng, tôi tạm nêu bài thơ ảnh hưởng Inrasara khá tiêu biểu (rõ, vì đây là thủ pháp rất cổ điển dễ nhận biết – ở đây xin giấu tên tác giả). Continue reading

Thông báo: Tagalau 13

Tagalau 13 bắt đầu nhận bài từ nay. Mời cộng tác viên, bạn đọc gửi bài vở đến địa chỉ Tagalau:

Chủ biên INRASARA

205/38, Thoại Ngọc Hầu, Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh

Tel: 08-39738450 – Cellphone: 0913-745764

Email: inrasara@yahoo.com;  Website: inrasara.com

 Ban văn TRẺ

Jalau Anưk, khautara@yahoo.co.uk, 0915-783-483

Inrajaka, inrajaka@gmail.com, 0919-174987

Chế Mỹ Lan, urangmaycham@yahoo.com

Ya Trang, cafe_nhatrang28@yahoo.com, 0974.329434

Bài viết được lập file, font chữ Unicode và gửi kèm theo thư điện tử (email). Ngoài bút danh, tác giả cần ghi rõ tên thật, địa chỉ và số điện thoại để BBT tiện liên hệ. Hạn chót nộp bài: cuối tháng 5-2012.

Kính báo – BBT Tagalau. 

Đồng Chuông Tử: Lễ khai giảng lớp tiếng Chăm, đơn giản và hi vọng

Chủ nhật (26.02) vừa qua, tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc TP.Hồ Chí Minh (số 91 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5), đã diễn ra buổi lễ khai giảng lớp tiếng Chăm. Buổi lễ tuy đơn sơ nhưng thấm tình đồng tộc. Đây là một hoạt động thường xuyên, liên tục và sớm được chủ trương, ngay từ ngày đầu thành lập Chi hội Chăm.

Chi hội Chăm trực thuộc Hội Dân tộc học T.P. Hồ Chí Minh. Hội này lại thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh. Hội Liên hiệp lại trực thuộc một hội cao hơn.

Anh Vạn Quang Vỹ, Chi hội trưởng Chi hội Chăm, cho biết: “năm nay, lễ khai giảng rất đơn sơ, vì thiếu kinh phí” Continue reading

Jaya khởi động vào nghề

Inrajaya – Phú Tuệ Tri

sinh năm 1988 tại làng Chăm Caklaing, tỉnh Ninh Thuận. Ham thích nhiếp ảnh và điện ảnh. Hai năm nay, Jaya khởi động nhập cuộc mục 1 (nhiếp ảnh). Kính mời quý bà con, anh chị em và độc giả Inrasara.com ghé xem PAK UNI, và góp ý cho nghệ sĩ tập sự này.

Inrasara – dấu vết năm 2011

Cuối năm 2011, ngoảnh lại – ngoài tác phẩm in thành sách và các sáng tác đăng báo các nơi – sau đây là những dấu vết của Inrasara để lại ở cõi tạm chữ nghĩa trong năm. Lẽ ra các “Ghi chép” và “Thư” hay “Viết ngắn” không nên đưa vào đây, nhưng bởi mỗi chúng có nội dung khác nhau nên để tiện tham khảo, chúng cũng cần có mặt.

Sau bài này, Inrasara ra Bắc mươi ngày.

Tadhuw mik wa adei xa-ai saung grơp yut pwơc sa thun biruw kajap karo thuk siam!

Inrasara

I. Inrasara: Tiểu luận, phê bình, tham luận, các bài báo, ghi chép… Continue reading

Thánh địa Mỹ Sơn, con bò sữa bị vắt đến kiệt sức

Phương Minh

Nguoiviet, Friday, December 23, 2011

 

QUẢNG NAM – Bị khai thác đến cạn kiệt! Ðó không phải là lời nhận xét của người viết bài này, mà là nhận định chung của nhiều du khách và những ai mến mộ văn hóa Chăm cũng như những ai còn xem Mỹ Sơn là một thánh địa cổ của nền văn minh rực rỡ Chăm Pa.

Thật ra, điều này không phải riêng gì Mỹ Sơn, Angkor Wat, AngKor Thom, Pyramid, Papillon, Taj Mahal,… Cũng từng là những nơi linh thánh hoặc nơi bất khả giao du, qua thời gian, trở thành nơi đến thăm của du khách, nơi để chiêm ngưỡng cái đẹp của quá vãng… Nhưng, vấn đề chính là triết lý về du lịch. Bất kỳ một ngành du lịch của quốc gia nào nếu không có triết lý về nó sẽ dẫn đến lụn bại, đổ nát Continue reading

Jaya Bahasa: Vương quốc Champa: Địa dư, dân cư và lịch sử

Điểm luận – Bản dịch tiếng Việt do IOC ấn hành tại Hoa Kỳ, 2011

 

Champa là một quốc gia cổ đại bước vào thời kì xây dựng nhà nước độc lập tự chủ sớm ở Đông Nam Á từ thế kỉ thứ II công nguyên. Quá trình phát triển của nhà nước Champa đã để lại nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần quý giá. Tuy nhiên, lịch sử của Champa chỉ được phản ánh trong các bộ quốc sử các nước láng giềng như Trung Quốc và Việt Nam, Cambodia khi có phái đoàn triều cống sang thăm viếng, dịp ban hành sắc phong vương hay có xung đột về chính trị và quân sự. Hoặc được tìm thấy trong các ghi chép của các nhà du hành, phái đoàn truyền bá tôn giáo, lời kể của các thương nhân Continue reading

TIN BUỒN

Nhận được tin buồn

Thầy TỪ CÔNG PHÚ

Sinh năm 1933 tại Cwah Patih Thành Tín – Phước Hải – Ninh Phước – Ninh Thuận

Sau thời gian bệnh kéo dài, đã từ trần vào lúc 4 giờ sáng ngày 14-12-2011

Mai táng vào lúc 14 giờ chiều cùng ngày tại nghĩa trang làng.

Thầy Phú là một trong vài vị tiền bối có công lớn trong việc đào tạo thế hệ học sinh Trường Trung học Pô-Klong, là trí thức uy tín hoạt động tích cực và hiệu quả trong công tác cộng đồng Chăm, đồng thời là bậc trưởng lão đóng góp nhiều thành tích cho quê hương Thành Tín.

Lễ Padhi sẽ được tổ chức vào ngày mai: 15-12-2011.

Bạn đồng song, bằng hữu các làng và cựu học sinh Pô-Klong sẽ có mặt vào lúc 19 giờ tại Thành Tín để ôn lại kỉ niệm về thầy Từ Công Phú.

Inrasara.com xin chia buồn cùng gia quyến. Cầu mong linh hồn thầy sớm về với ông bà.

Inrasara.com cũng thông tin đến cựu học sinh Pô-Klong đến Thành Tín để chia buồn cùng gia quyến người Thầy đáng kính.

Quỹ Jakana cho phụ nữ nghèo ở Ninh Thuận

GNO – Quỹ Jakana là sáng kiến của Jakana, một nickname trên facebook với kế hoạch quyên góp đủ 10 triệu đồng sẽ trao lại cho hội phụ nữ nghèo ở quê thuộc làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, H.Ninh Phước, Ninh Thuận . 

 

w1JakanaDSC00457.JPG

Jakana (phải) trong đêm quyên góp đầu tiên, tối qua, 13-11 – Ảnh: M.Khôi

Theo đó, số vốn này dùng để hội phụ nữ cho nhau vay xoay vòng, lãi mỗi tháng 3% sẽ tích góp lại để làm học bổng hoặc hỗ trợ cho những cá nhân mất sức lao động trong làng.

Jakana cho biết: “Mình có thể kêu gọi sự hỗ trợ của bạn bè, nhưng thấy áy náy. Continue reading