Inrasara: Gặp gỡ & Đối thoại

CÀ PHÊ THỨ BẢY
THƯ MỜI: CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
CÀ PHÊ THỨ BẢY
THƯ MỜI: CÀ PHÊ GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI

Anh chị và các bạn thân mến!
Vào 9h sáng thứ bảy 24-1-2015, tại SALON VĂN HÓA CÀ PHÊ THỨ BẢY,
Lầu 1, Trung Nguyên Coffee, 19B Phạm Ngọc Thạch, Quận 3
sẽ diễn ra buổi “cà phê” với Nhà nghiên cứu Văn hóa – Nhà thơ INRASARA
Chủ đề: “VIỆT NAM, NHÌN TỪ HUYỀN THOẠI ÍT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN”
Chủ trì: GSTS Nguyễn Văn Trọng
Rất mong anh chị và các bạn đến tham dự. Hân hạnh được đón tiếp
GĐ CPTB – Dương Thụ Continue reading

Inrasara: Dấu vết chữ nghĩa năm 2014

I. Nói chuyện

1. “Việt Nam, nhìn từ huyền thoại ít được biết đến”, Sàn Art, TP Hồ Chí Minh, 8&10-4-2014

2. “Phản ứng từ ngoại vi của ngoại vi – trường hợp Chăm”, Tham luận “Thực trạng và những vấn đề của mối quan hệ văn hoá trung tâm – ngoại vi ở Việt Nam” của Viện Thông tin KHXH, 25-4-2014, Pleiku – Gialai.

3. “Đặc trưng văn hóa Cham”, nói chuyện ở Trường Quốc tế Mỹ TP Hồ Chí Minh, 28-5-2014. Continue reading

Tròn 15 năm nhận danh hiệu Di sản Thế giới: Hãy cùng cứu thánh địa Mỹ Sơn!

Tròn 15 năm nhận danh hiệu Di sản Thế giới: Hãy cùng cứu thánh địa Mỹ Sơn!

Đằng sau niềm tự hào về một Di sản Thế giới, nỗi lo lắng và những nỗ lực để cứu Mỹ Sơn là câu chuyện song hành với số phận của Thánh địa này trong những năm qua. Một chút hi vọng được đưa ra trong thời điểm Mỹ Sơn tròn 15 năm được UNESCO công nhận: Vào cuối tháng 10 vừa qua, trong chuyến thăm Ấn Độ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chứng kiến lễ ký biên bản ghi nhớ về bảo tồn và trùng tu các công trình kiến trúc Chăm tại Mỹ Sơn. Khi di sản Việt Nam trở thành di sản của thế giới, chúng ta cũng có thể đặt thêm hy vọng về sự chung sức gìn giữ “tài sản chung” từ những người bạn quốc tế như vậy.

Nhà thơ – nghệ sĩ Lê Anh Hoài tại Sài Gòn

THƯ MỜI dự: Câu chuyện sẽ xoay quanh cuốn thơ đa ngữ “MẢNH MẢNH MẢNH” và tập truyện ngắn “TRINH NỮ MA NƠ CANH” của Lê Anh Hoài.

Tại NHẬT NGUYỆT COFFEE SHOP – SỐ 27 CƯ XÁ TRẦN QUANG DIỆU, Q.3 – từ 9g sáng Chủ nhật 2-11-2014, dẫn chương trình: Nhà phê bình, nhà thơ Inrasara.

Backdrop_outfile

Kính gửi anh em bạn hữu và những người yêu thích sách, cũng như nghệ thuật đương đại.

LeAnhHoai-2-11-2014

Trân trọng kính mời qúy vị tới dự cuộc gặp gỡ, giao lưu với chủ đề Văn chương đương đại và nghệ thuật hậu hiện đại. Tại đây cũng sẽ trình chiếu đan xen trong chương trình một số video art liên quan đến nghệ thuật thị giác và ngôn từ, va đập giữa văn hóa các dân tộc thiểu số và văn hóa đại chúng…

Lê Anh Hoài là nhà văn và nghệ sỹ thị giác đến từ Hà Nội. Ngoài sáng tác văn chương, Lê Anh Hoài còn được biết đến là nhà báo và là nghệ sỹ trình diễn, sắp đặt, video art. Anh có những trình diễn gây tranh cãi như “Tôi là cột điện”, “wc.doc”, “Dập”…

Nếu quý vị quan tâm, có thể tìm hiểu thêm trên internet.

 

 

Tác phẩm mới: TAGALAU 16

Tagalau16

Chủ biên: Jalau Anưk

TAGALAU 16

Sáng tác – sưu tầm – nghiên cứu văn hóa Chăm

NXB Văn học, 2014

158 trang, khổ 19 x 27cm, in 700 bản, giá bìa 50.000đồng.

Đã phát hành ở địa chỉ Tagalau.

Tác phẩm mới: Quảng Đại Cẩn: AKHAR THRAH PHỔ THÔNG, DẤU ẤN MỘT THỜI

QuangCan

NXB Văn hóa – Văn nghệ TPHCM, quý IV-2014

200 trang – khổ 14.5 – 20.5cm, số lượng in: 500 bản; giá bìa: 100.000đồng

Độc giả có nhu cầu, liên hệ với Jaya Hamu Tanran, số ĐT: 0908-506391, có giảm giá.

*

Mục lục

Lời giới thiệu của Nguyễn Văn Tỷ

Khái quát về sự chỉnh lý chữ Chăm Akhar thrah

Chữ Chăm Akhar thrah của BBS có trong từ điển Aymonier – Cabaton, là di sản của tổ tiên Continue reading

QUÀ TRUNG THU VÀ LỜI CẢM ƠN CỦA NGƯỜI CHO

5-08

Năm năm qua, tôi tạm từ bỏ cõi người lớn, để trở về với thế giới trẻ thơ.

Bằng loạt Truyện mini, bằng Dalikal Truyện cổ nhiều tập mỏng ở nhà xuất bản Kim Đồng, và bằng món quà cho Thiếu nhi các palei Cham.

Người lớn, chán lắm! Cái gì cũng đòi hoành tráng, vĩ đại; chả bõ bèn cũng đòi ghi công. Địa điểm phải sang trọng, tiền tài trợ thì phải in chữ thật hoành tráng, tên tuổi phải hô vào micro cho thật to con! Vân vân phải… Trong khi đó, ở quê, chỉ cần món quà nhỏ trao tay, các cháu cũng đủ vui cả ngày, vui sang tận Trung thu năm sau. Continue reading