Từ nhập cuộc nghiên cứu và phê bình văn chương Việt, tôi may mắn nhận được mấy giải thưởng.
Đầu tiên, năm 2010 là “Tặng thưởng Tác phẩm hay” trong năm của tạp chí Sông Hương dành cho bài “Hóa giải và hòa giải ba loài thơ hôm nay”. 5 năm sau – 2015, tạp chí Sông Lam cũng trao cho tôi Tặng thưởng dạng này.
Năm 2014, Nhập cuộc về hướng Mở đoạt Giải thưởng [chính thống] của Hội đồng Lí luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương. Năm nay, chùm 19 bài phê bình “Hồ sơ Biên bản so sánh” nhận Giải thưởng của Văn đoàn Độc lập (2014-2015), là một tổ chức văn học phi chính thống. Continue reading
Category Archives: Thông tin
Inrasara: HỒ SƠ BIÊN BẢN SO SÁNH – LỜI CÁO LỖI TẠM THỜI
Cuộc đời đầy hố hang hụt hẫng, cuộc chữ cũng chẳng khá hơn.
Vừa qua tôi thông tin và hứa với Vanviet sẽ làm một mạch 30 “Hồ sơ Biên bản so sánh”, đăng cách quãng 2-3 ngày/ bài. Mục lục đã lập, tư liệu và thời gian có sẵn (tôi bị va quẹt nằm nhà một tháng rưỡi là một cơ may) – tưởng dễ như bỡn, ai ngờ. Xong 18 “hồ sơ”, thì bệnh anh Đạm chuyển nặng, tôi phải về quê chăm sóc anh; thời gian này cố rặn lắm mới thêm được “hồ sơ” 19. Rồi tắc. Sau đó cái chết của ông anh mãi đè nặng, hồn chữ tôi không thể nào cựa quậy được, nói chi là bay bổng. Mà cuộc văn chương không bay thì chịu.
Sau đây là 11 “hồ sơ” đang bị mắc kẹt:
20. Đọc Nguyễn Quang Thiều & Nguyễn Bình Phương từ hướng khác
21. Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng & tinh thần Sài Gòn
22. Nhìn Đinh Linh qua tiếng Việt lưu vong
23. Tam ca buồn: về 3 cây bút Cohoists (đồ đệ Cơ-hội chủ nghĩa)
24. Từ Vanchuongviet sang Vanvn.net đến Vanviet
25. Bàn tròn Văn chương khác bàn tròn văn học các loại thế nào?
26. “Nhà thơ bị đánh chết”, tại sao không là điển tích mới?
27. Phan Quỳnh Trâm – Lưu Diệu Vân, song tấu nhìn gần
28. Dõi theo bước chuyển của Vương Ngọc Minh
29. Phan Bá Thọ, Tuệ Nguyên cả hai biến đâu rồi?
30. Đọc Đỗ Kh và Nguyễn Đăng Thường cho đỡ buồn, càng buồn hơn.
Cầu trời phật cho tôi đủ hứng khởi để làm xong cuộc này. Như tôi đã đóng cửa ở mùa Tết năm 2009 giải quyết ngon lành Thơ Việt, Từ Hiện đại đến Hậu hiện đại đăng liên tục ngày mỗi kì trên Tienve.org.
Giải đáp 3. 4 CÁI SAI NGOÀI LỀ Ở TẬP THƠ KIỀU DUNG
[Trả lời về bàn tán nghe được từ các bạn trẻ]
Cuối tháng 1-2016, tôi tình cờ nghe ba nhóm bạn trẻ khác nhau bàn về Chabang: tập thơ đầu tay in song ngữ Cham – Việt của Kiều Dung Sri Thraoh với vài bình luận ngoài lề. Nay xin phản hồi chung, bằng “giấy trắng mực đen”.
Bạn thơ trẻ làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ là chuyên rất hiếm, đáng khích lệ, nhất là trong tình trạng tiếng Cham đang ngắc ngoải hôm nay. Tiếc, Kiều Dung đã mắc 4 lỗi rất đáng lôi ra bàn, để bạn thơ trẻ rút kinh nghiệm, và biết đâu cho những người đi sau làm bài học. Continue reading
ANH ĐẠM TÔI ĐÃ ĐI RỒI…
Anh Phú Đạm vừa đi lúc 23:52 giờ, ngày 8 tháng 2-2016 tại quê nhà.
Anh đã chịu đựng suốt nửa tháng trời, để qua đi: Lễ Nhập Kut của dòng họ Hamu Bhauk – Chakleng, Đám cưới của cháu bên vợ, Ngày trăng hết và ngày Mồng Một lịch Cham [không lành], cuối cùng là Đám hỏi của cháu bên nội buổi chiều cùng ngày.
Khi mọi sự đã thông, anh đi nhẹ nhõm. Vì bà con, vì con cháu đến hơi thở cuối cùng, là vậy.
Dòng cha, tôi có ba ông anh quý mến. Anh Lưu khoảng cách tuổi tác và ít gặp, gặp thì vội vội vàng vàng. Phone từ Mỹ cũng thế: có gì đó cứ như là gấp gáp.
Anh Bộ gần tôi hơn. Thuở hàn vi, tôi đạp xe qua anh mỗi tuần, nói vu vơ vài ba chuyện ruộng rẫy, sách vở. Thế thôi. Tôi coi anh như guru của tôi. Anh mất sớm: 44 tuổi. Tôi có 3 bài thơ về anh.
Anh Đạm anh ruột, nông dân-thi sĩ chính hiệu. Trước, anh có làm thơ tiếng Việt, thấy không tới đâu, chuyển hẳn sang tiếng mẹ đẻ. Rất khá. Nghèo và đạm, như tên của anh. Ở quê, rỗi – tôi sang anh. Anh em ngồi với nhau vài mươi phút, uống li trà, rồi về. Làm dân Sài Gòn, mỗi bận về quê, tôi đều ghé anh. Cũng ngần ấy thời gian cho nhau. Continue reading
Jaya Bahasa: LÀM LẠI PHO TƯỢNG BIA THAN CAN Ở THÁP PO RAMÉ
*
Ngày 23 tháng 12 năm 2015, Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận đã cho đặt lại pho tượng Po Bia Than Can mới làm lại. Hiện vật làm lại sử dụng chất liệu đá sa thạch, được điêu khắc theo di ảnh của hiện vật gốc. Đây là lần thứ 2, pho tượng Po Bia Than Can được làm mới. Đến tham dự buổi lễ đặt tượng Po Bia Than Can tại di tích đền tháp Po Ramé về phía Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận có bà Lê Thị Tuyết Ánh (Giám đốc), ông Lộ Minh Tuấn (Phó Giám đốc). Đại diện Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm có ông Trượng Tính (Phó Giám đốc). Sau khi, tiếp nhận pho tượng Po Bia Than Can từ Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận, Po Adhia Hán Đô đã tiến hành các nghi thức cúng lễ theo đúng phong tục tôn giáo và đặt pho tượng tại vị trí nền đất cũ bên cạnh Mukhalinga Po Ramé được người Chăm thờ phượng ở trong lòng tháp. Được biết pho tượng Po Bia Than Can do nghệ nhân ở Bình Định điêu khắc. Ngoài ra, còn có một bức phù điêu của thần hộ pháp (Yang daldik) cũng được làm lại để gắn ở ngoài tháp.
Po Adhia Hán Đô làm nghi thức đặt tượng Po Bia Than Can
NHÀ VĂN THUÊ GIAN HÀNG SÁCH QUỐC TẾ ĐỂ TỰ QUẢNG CÁO SÁCH MÌNH
[Suy nghĩ từ Hội chợ sách Frankfurt 2015, Tuổi trẻ, 18-10-2015]
TTO – Gian hàng Việt Nam tại Hội chợ sách Frankfurt 2015 (Đức) trưng bày một số cuốn sách nhưng đa số đều bằng tiếng Việt, khá “lép vế” so với các nước khác…
Tại gian hàng có trưng bày một số cuốn sách nhưng đa số đều bằng tiếng Việt. Ngoài cái tên của nhà xuất bản hoặc công ty sách treo trên gian hàng thì cũng không có bất kỳ. Continue reading
Nhà thơ Inrasara ra mắt tùy bút “Những cuộc đi và cái Nhà”
[Thông cáo Báo chí về tùy bút đã lên nhiều báo, ĐÂY là một: Tuoitre Thudo, 8-10-2015]
Inrasara cho biết thêm, lịch sử dân tộc Chăm là những cuộc đi. Từ những xó xỉnh của mọi vùng miền đất nước đến nhiều nơi trên thế giới đều có dấu chân của người Chăm.
Tuy nhiên, người Chăm không đặt nặng chuyện làm giàu. Với họ, cái Nhà trong hành trình vạn dặm đó vừa là nơi xuất phát mà cũng là chốn trở về vĩnh viễn của mỗi đời người.
Nhà thơ Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh ngày 20/9/1957 tại làng Chakleng – Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Ông là một nhà thơ gốc Chăm nổi tiếng của Việt Nam hiện nay.
Inrasara sinh trưởng ở một trong những làng Chăm cổ nhất, nơi các gia đình vẫn theo truyền thống Mẫu hệ. Trong một gia đình mẫu hệ, người đàn ông lo sự nghiệp, người phụ nữ lo việc gia đình. Con trai sinh ra lấy họ cha nhưng lúc chết lại được chôn trong nghĩa trang của dòng họ mẹ. Khi lập gia đình, tài sản do người phụ nữ quản lý. Ông đã 2 lần đoạt Giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam (1997- 2003) và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (Lễ Tẩy trần tháng tư) năm 2005 tại Thái Lan. Năm 2009, ông được trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh.
Cẩm Tú
Tadhuw bơl Kate thuk siam
Kate mai tơl,
Tadhuw Mik wa, adei xa-ai bơl Kate thuk siam!
Inrasara
Thông cáo báo chí: INRASARA – “NHỮNG CUỘC ĐI VÀ CÁI NHÀ” VÀ MINH TRIẾT CHAM
Công ty Sách Phương Nam vừa phát hành cuốn tùy bút Những cuộc đi & cái Nhà của nhà thơ, nhà nghiên cứu Chăm Inrasara.
Đây là cuốn tùy bút mới nhất của ông vỏn vẹn 274 trang nhưng có sức chứa lớn về tư liệu Chăm, như cách đặt tên Chăm, các biểu tượng Chăm, những hành trình mưu sinh bất tận của người Chăm… và quan trọng nhất là cái Nhà đối với người Chăm được tác giả trang trọng viết hoa.
Theo tác giả Inrasara, Những cuộc đi & cái Nhà được xem là tiền đề cho MINH TRIẾT CHAM. Sau đó, Inrasara sẽ rút ở ẩn “Sống để kể” mà không cần thiết phải ra thêm bất cứ tác phẩm nào nữa. Continue reading
NHỮNG THỰC THỂ CHÀM RƠI
Tập thơ của Lưu Anh Tặng
Nhà Xuất bản Văn hóa – Văn nghệ, 2015
In 500 bản, khổ 20.5×14.5cm; giá bìa: 40.000đ
Bìa: Jaya & Trịnh thiết kế.
Tập thơ gồm 27 bài thơ tiếng Việt và 3 bài thơ tiếng Chăm. Là tập thơ đầu tay của tác giả trẻ Cham hiên đang sống ở quê nhà.
17-9 qua về quê gặp bạn, bạn tâm sự: Sao sách in xong, nghe trống rỗng quá đỗi. Trước háo hức thế nào, thì nay trống rỗng thế ấy.
Đúng. Đó là tâm trạng chung của kẻ sáng tạo đích thực. Như gà trống chuồng. Như tâm trạng cha mẹ, sau những lo toan, háo hức nuôi nấng con thơ, hân hoan nhìn chúng lớn lên, cho chúng học hành, rồi dựng vợ gả chồng cho chúng, xong – trống!
Kẻ sáng tạo không coi tác phẩm như là thành quả hay chiến tích để ăn mừng, mà là một thai nghén mang nặng đẻ đau rồi sinh nở. Xong, “đứa con tinh thần” ấy không là của mình nữa, mà thuộc về người đời. Bình luận khen chê hay thờ ơ lạnh nhạt – tùy. Ta không thể can thiệp. Và, không nên can thiệp.
Tôi gọi đó là nỗi cô đơn thứ ba: cô đơn khi tác phẩm đã ra đời.
Vậy, hãy mặc cho nó lăn lóc giữa bụi đời, ta rút vào tầng cô đơn thứ nhất: cô đơn thai nghén cho sáng tạo tác phẩm mới, khác.