THƯ MỜI CÀ PHÊ VĂN HỌC

[Vào cửa TỰ DO]

Status của Inrasara:
Văn học miền Nam 1954-1975 là một hiện thực đầy mơ hồ. Nó lù lù đó nhưng lại lẩn khuất như thứ bóng ma ám ảnh.
Nó ám người viết và người đọc Việt Nam không thua kém gì Bách gia Chư Tử và Nho giáo ám tâm hồn kẻ sĩ thời nhà Tần, sau trận “đốt sách, chôn nho”.
Nó như một khối nợ, không thể dứt bỏ.

Sau khi đất nước làm một, người Việt làm phê bình không thể không nhớ đến Khảo luận Văn học, Nhận định, Ý thức mới trong Văn nghệ và Triết học, Hố thẳm Tư tưởng [và…] của những Nguyễn Văn Trung, Phạm Công Thiện…
Viết văn xuôi, bóng dáng Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Võ Phiến, Nguyễn Thị Hoàng, Duyên Anh, Phan Nhật Nam… chốc chốc cứ hiện về.
Đọc thơ và làm thơ, ta không thể không bị ám bởi “bóng ma” Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Thiên Thư, Nguyên Sa…
Vậy mà ta không được quyền/ không dám nhắc đến họ một cách chính thống. Để rồi dù không ưng, ta đành phải mang nợ. Continue reading

VĂN HỌC ĐÍCH THỰC KHÔNG CHẾT [Cà phê Văn học về Văn học miền Nam]

tranhuudung-2007
Ngày 27&28-10-2016, Hội thảo cấp Quốc gia: “Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ” do ĐH Thủ Dầu Một tổ chức thu hút gần 200 tham luận từ mọi miền đất nước, đủ thấy sức hấp dẫn của chủ đề này.
Tiếp nhận sức nóng từ hội thảo, CÀ PHÊ VĂN HỌC sẽ có buổi nói chuyện về: VĂN CHƯƠNG ĐƯƠNG ĐẠI TIẾP NHẬN GÌ TỪ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975? nhấn về 3 thể loại với những câu hỏi cốt tủy qua vài trường hợp cụ thể:

1. Về nghiên cứu – phê bình
Trần Ngọc Thêm nợ Kim Định những gì? Có bài viết nghiêm túc nào về khía cạnh này chưa? Đỗ Lai Thúy đã tạm ứng văn và ý của Đặng Tiến, Lê Huy Oanh và Nguyễn Văn Trung ra sao? Đâu là các thống kê và phân tích cụ thể? Continue reading

CHIA BUỒN CÙNG CHỊ NGỌC CÚC VÀ GIA ĐÌNH

Tin từ quê cho hay, anh Lưu Ra palei Hamu Tanran, Hữu Đức – Ninh Thuận, vừa mất khoảng 2 giờ sáng nay: 19-10-2016, sau cơn bạo bệnh. Xin chân thành chia buồn cùng chị Ngọc Cúc và gia đình.

Anh Lưu Ra bạn học Pô-Klong trước tôi hai lớp. Vợ anh, chị Ngọc Cúc cũng rất thân với vợ tôi, thuở Hani làm Giám thị ở Trung tâm Văn hóa Chàm – Phan Rang.
Thời bao cấp chúng tôi hay qua lại với nhau, hỗ trợ nhau kinh nghiệm xã hội, bài học về bán tạp hóa nhà quê. Hồi lên kế hoạch “Đêm Nhạc Đàng Năng Quạ”, dù bất thành, nhưng phải nói anh đã nhiệt tình giúp tôi xúc tiến công cuộc.
Anh tinh thần xã hội cao, sống tốt với bạn bè. Continue reading

CHAM CẦM TAY [Từ điển Văn hóa Cham bỏ túi]

Cham Camtay01
Dự tính nghỉ chơi FB khoảng tháng, trốn về quê/ đóng cửa làm một hơi “truyện vừa”, không ngờ do khủng hoảng tâm linh, chương trình tạm gác lại. Và tôi đã làm xong cuốn này.
Cham cầm tay là cuốn TỪ ĐIỂN MỞ. Tác phẩm cung cấp cho độc giả kiến thức căn bản, và bao quát nhất về con người, lịch sử và văn hóa Cham.
Gọi là Từ điển, vì: sách vừa sắp xếp theo từng lĩnh vực: 9 lĩnh vực; từng mục từ được xếp theo thứ tự Alphabet ở mục lục, để tiện tra cứu.
Mở còn thể hiện qua 3 yếu tố:
– Từ điển còn tiếp tục thêm nhiều mục khác
– Độc giả có thể đóng góp ý kiến và chỉnh sửa
– Và cuối cùng Cham cầm tay được biên soạn với tinh thần mở. Continue reading

NHÀ MÁY ĐHN DỜI ĐẾN 2027

báo Tuổi Trẻ 3-6-2016
TTO – Thời điểm khởi công Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể vào năm 2027 hoặc 2028, thay vì 2021 hoặc 2022 như dự kiến trước đó.
Trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề Diễn đàn quốc tế về công nghiệp hạt nhân lần 8, diễn ra tại Matxcơva (Nga) trong hai ngày 31-5 và 1-6, ông K.B. Komarov – phó tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga – cho biết thông tin trên.
Được biết dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm hai nhà máy với công suất trên 4.000 MW, đã được Quốc hội VN thông qua chủ trương đầu tư vào năm 2009.
Theo dự kiến ban đầu, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được khởi công vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vào vận hành trong năm 2020. Tuy nhiên, thời gian khởi công dự án đã được dời lại sau năm 2020.
ĐHN

THƯ MỜI THAM DỰ TỌA ĐÀM: MINH TRIẾT CHĂM, GÓC NHÌN TỪ BÊN TRONG

Gặp gỡ và đối thoại về Minh triết Chăm với nhà văn, nhà nghiên cứu Inrasara

Kính gửi: Các giảng viên, các nhà nghiên cứu, các bạn sinh viên và toàn thể các quý vị quan tâm

Chăm là tộc người có nền văn hóa và văn minh đặc sắc, có đóng góp lớn vào nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam. Minh triết Chăm, cuốn sách mới xuất bản của Inrasara (Nxb. Tri Thức, 2016) là kết quả của cuộc hành trình tìm tòi, kiến giải của một trí thức Chăm về những vấn đề nổi bật trong căn tính, tư duy của người Chăm, biểu hiện trong các khía cạnh cụ thể của đời sống văn hóa, xã hội của cộng đồng tộc người này: tinh thần sáng tạo trong kiến trúc, ngôn ngữ, văn chương, tinh thần phiêu lưu với tư duy hướng biển, tinh thần học và tinh thần chơi, mối tương tác Ấn Độ giáo và Islam trong tôn giáo Chăm, tinh thần Mẫu và Ba Không làm nên nhân cách Chăm… Continue reading

INRASARA – TUẦN Ở HÀ NỘI

Từ ngày 24-4 đến ngày 30-4-2016, tôi có mặt ở Hà Nội, và…
– 28-4, đọc tham luận “Đổi mới thơ, khác biệt mang tính vùng miền” tại ĐH Văn Hóa (chương trình cả ngày);
– 26-4: “Gặp gỡ & Trao đổi về Minh Triết Cham với Inrasara” tại ĐH Khoa học XH&NV Hà Nội (một buổi);
– Trước đó, có buổi truyết trình về: “Phê bình Việt Nam đang ở đâu?” (tham luận dự tính diễn tại ĐH Hùng Vương – Phú Thọ, Thái Nguyên 14-4-2016); cuối cùng là “Đối thoại khác về Minh Triết Cham”.
Do tôi chưa biết cách tổ chức các nơi như thế nào (có vào cửa tự do không), nên chỉ thông tin mơ hồ vậy. Bạn đọc có nhu cầu, có thể thư liên hệ riêng với tôi, để tôi… “chạy”.
– Thêm: Minh Triết Cham lần nữa sẽ được diễn tại Cà phê thứ Bảy, Sài Gòn, 12-5-2016 trong mục Gặp gỡ & Đối thoại.

Thân mến bố cáo.
Inrasara

Cà phê thứ Bảy – Văn học: TỪ PHÊ BÌNH LẬP BIÊN BẢN ĐẾN PHÊ BÌNH KHAI PHÓNG

Truyết trình: nhà thơ – nhà phê bình Inrasara
Chủ trì: Lê Ngọc Phương
9g ngày 9-4-2016 – Lầu 1 – 19B Phạm Ngọc Thạch, quận 3-TP Hồ Chí Minh

5 câu hỏi về/ xung quanh văn học VN sẽ được Inrasara đặt ra và thử giải quyết:
1. Phê bình nhìn toàn cảnh văn học Việt
2. Những chuyển đổi bất ngờ của văn chương Việt chưa được biết đến
3. Thao tác so sánh như là cách thế ghi nhận những điểm sáng của văn chương Việt
4. Phê bình văn học Việt Nam đang ở đâu?
5. Văn học Việt đã nhập lưu cùng văn học thế giới chưa?

Vào cửa tự do. – Kính mời. Continue reading

Sách về Cham đang bán

1. MINH TRIẾT CHAM
NXB Tri Thức, Khổ 13×20.5cm, 214 trang – 110 ảnh minh họa
Giá bìa: 55.000đ
27-MinhtrietCham-03
2. VĂN HỌC CHAM
nxb Tri Thức tái bản, 2015, giá bìa: 90.000đ
12-VanhocCham.2
3. TỪ ĐIỂN VIỆT CHAM THÔNG DỤNG
NXB Văn hóa – Văn nghệ, 2014
Giá bìa: 30.000đ
26-Tudien Viet-Cham-botui02
4. TRƯỜNG CA CHAM
NXB Văn nghệ, 2006, giá bìa: 60.000đ
13-TruongcaCham.2
5. LỄ TẨY TRẦN THÁNG TƯ – The Purification Festival in April
In lần 3 – Thơ song ngữ Anh – Việt, NXB Văn Nghệ, 2015.
Giá bìa: 90.000đồng.
8-The Purification-3.1

Ngoài ra còn có 3 cuốn lý luận phê bình Ccủa Inrasara đang bán:
THƠ VIỆT HÀNH TRÌNH CHUYỂN HƯỚNG SAY – 65.000đ
16-ThoViet-HanhtrinhChuyen huongSay
THƠ NỮ TROG HÀNH TRÌNH CẮT ĐUÔI HẬU TỐ NỮ – 80.000đ
17-Tho NU -Hanhtrinh04
NHẬP CUỘC VỀ HƯỚNG MỞ – 60.000đ
15-Nhapcuoc vehuong Mo

Đăng kí tại đây: Facebook; phone: 0913-745764; Inrasara@yahoo.com; Inrasara.cp@gmail.com
Sách sẽ được chuyển đến địa chỉ quý độc giả, ngay khi Tài Khoản này nhận được tiền:
Phú Trạm, Ngân hàng ACB, TP Hồ Chí Minh, Chi nhánh Cộng Hòa, Số TK: 2419319