Trần Can – Văn 21: Giống như tôi

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như Chùa Bà Đanh

(ca dao Hà Nội)

Câu ca dao xưa gợi cho tôi chút tò mò từ thuở bé, sau này tìm hiểu tôi mới biết cái tên chùa lạ lùng này lại có liên quan đến Champa.

Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa tại Hà Nội dành cho người Chăm. Tây Hồ chí ghi là vua Lê Thánh Tông đã cho làm một thiền viện (vừa là chùa vừa là trung tâm nghiên cứu) ở gò Phượng Chủy bên bờ Nam hồ Tây cho người Chăm hành đạo, gọi là Thiền viện Châu Lâm, nhưng dân thì gọi là chùa Bà Đanh.

Một tài liệu khác thì ghi: Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm Continue reading

J.Le: Thơ 23 – Sông Gianh

đẹp như một bài thơ
con sông ngàn năm xưa
chảy về đâu ai biết?
người Chăm xưa
cũng bỏ đi biền biệt

còn lại dòng sông ôm vách núi
ôm vào lòng
mây trắng
xa khơi…

Trần Can: Thơ 22 – Lục bát

kể từ
tương ngộ Tháp Chàm
lòng ta đôi lúc
thoáng
bàng hoàng đau

ngẫm buồn
ơi
cuộc bể dâu
phong rêu
lấp phủ
kín
màu phù sinh…

mai về
hát
với bóng mình
chùm hoa trắng
khóc
giữa
thinh không buồn…

J.Le: Văn 20 – Thư về miền gió cát…

Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp đặc thù của văn hóa Chăm. Thế nhưng, cũng có vài bất cập trong việc tra cứu, tìm hiểu. Trong thời đại thông tin toàn cầu như hiện nay, làm thế nào để bảo tồn và giới thiệu những mảng văn hóa Chăm đặc sắc trên mạng Internet? cụ thể là trên trang chia sẻ video You Tube.
Tôi hoặc nhiều người khác muốn nghe tiếng đàn Kanhi, không biết tìm nghe ở đâu! muốn nghe tiếng kèn Saranai, tiếng trống Ginơng cũng thế Continue reading