Inrasara: ĐÊM CHÀM

* Bài thơ được viết hơn mười năm trước, TCP bình và đăng đã lâu. Nhưng với cộng đồng Cham hôm nay, trong nước lẫn hải ngoại, Kate bao giờ cũng linh thánh. Với kẻ tha hương, “đêm Chàm” trong những ngày Kate càng lung linh và cảm động hơn bao giờ. Xin đăng lại bài thơ với lời bình để cùng mik wa adei xa-ai ‘thức’ trọn mùa Kate đầm ấm, vui vẻ, và may mắn.

* Bạn Pô-Klong cũ trong đêm Giới thiệu sách Cham tại Ngày Hội Văn hóa Chăm – TP Phan Rang-TC, 10-2012.

 

ĐÊM CHÀM

 

Người nông dân nhô từ đồng nhiễm mặn Continue reading

Trà Chay Pyang: Ca ngợi Đàng Năng Quạ

* Bài này đã đăng ở Chamyouth.com, 2004, nay xin phép tác giả đăng lại.

1- Đêm nhạc Đàng Năng Quạ dự định được các học trò cũ và bạn bè ông tổ chức vào năm 1999, không may đã không thành. Đây là mục đích và dự tính tốt đẹp mà thế hệ sau dành cho người con rất xứng đáng của dân tộc. Chuyện như thế này: Một là: nhà thơ Inrasara giúp tập hợp tất cả sáng tác của ông, biên tập (có sự đồng ý của nhạc sĩ), chuyển dịch sang tiếng Việt, đóng thành tập bản thảo và chịu bỏ tiền in. Continue reading

Trà Chay Pyang: Tôi yêu Chế Linh

* Bài này tác giả đã đăng ở Champouth.com, 2004, nay vì website kia đã đình bản, nên gửi đăng lại ở đây.

*

Lạ! Chế Linh và Từ Công Phụng đồng tộc, đồng thời, đồng quê nhưng lại khác nhau một trời một vực về tính cách và con người. Chế Linh: cực kì bình dân, anh Phụng: rất trí thức; Chế Linh: rất Chăm, anh Phụng: rặt “Tây”; nhạc Chế Linh  được phổ biến rộng rãi trong quần chúng, ngược lại các ca khúc của Từ Công Phụng chỉ được biết đến tại các phòng trà; vân vân… Continue reading

Trà Chay Pyang: Thông điệp tác giả Ariya Glơng Anak qua diễn ngôn của Inrasara

Một kiệt tác luôn ra đời trong nỗi cô đơn không cùng của tác giả đẻ ra nó, nhất là khi tác phẩm được sáng tạo trong một hoàn cảnh đặc thù như Ariya Glơng Anak. Nó không thuần túy là một tác phẩm văn chương nữa, mà trở thành một thông điệp. Một thông điệp trong hành trình nhọc nhằn đi tìm người đọc. Continue reading

Trà Chay Pyang: Huyền nghĩa Pauh Catwai

Tác phẩm Pauh Catwai được Inrasara đưa ra lần đầu tiên bằng nguyên tác trong Văn học Chăm – trường ca (1995); trước đó vào năm 1994, anh có bài nghiên cứu về Pauh Catwai trong Văn học Chăm – khái luận. Đây là một trong bốn tác phẩm được anh xếp vào mục “Thơ thế sự”. Có thể nói đây là chương hay nhất trong toàn bộ tác phẩm của anh. Inrasara viết bay bổng nhất và, có thể nói đầy nhiệt huyết. Trong tình hình đất nước Việt Nam mà anh đã viết được một đoạn văn như thế này thì phải nói là rất thẳng thắn và dũng cảm: Continue reading