Giữ sức khỏe kiểu tôi-6. SARA… NGỒI

Ngồi, Cham sở hữu nhiều tư thế lạ. Ngồi cũng phải có… văn hóa, văn hóa ngồi. Bởi là văn hóa, nên giữa các dân tộc xảy ra xung đột văn hóa, là không thể tránh.

Hai thế ngồi tôi xài nhiều nhất: Bán già và ‘thrah joong’. Riêng ngồi ‘thrah joong’, chân bắt chéo, đầu gối thẳng, lưng dựng đứng. Đây là thế ngồi chữa đau lưng tuyệt nhứt!

Continue reading

Giữ sức khỏe kiểu tôi-5. HÃY SỐNG VÌ MÌNH

Phê phán, xuyên tạc, nói xấu sau lưng là chuyện muôn thuở ở cõi người, như là THUỘC TÍNH của con người. Sống đời, không sinh linh nào không bị đạn. Dù kẻ ấy tốt hay xấu, nổi tiếng hay là chẳng, vì mình hay vì mọi người.

1. Nói xấu ai đó, có ba nguyên do:

– Bởi không ưa. Chả duyên cớ nào chánh đáng cả, chỉ vì ta không ưa cái bản mặt đó, ta nói cho bõ ghét.

Continue reading

Giữ sức khỏe kiểu tôi-4. VẬN ĐỘNG BẤT KÌ ĐÂU

Thuở mới vào soạn Từ điển ở Đại học, ở mỗi thời đoạn khác nhau, có bốn sinh linh Cham cùng làm chung. Lạ là không ai ngồi yên một chỗ quá hai tiếng. Cứ mỗi 1-2 tiềng là “mình ngả lưng xiu”, hay ra cà-phê cóc ngoài cổng trường ngồi tán gẫu.

Có mỗi tôi ngồi tàu suốt, có khi liên tù tì 8 tiếng, ngoài giờ nghỉ cơm trưa.

Đó là năm tôi 35-36 tuổi, mãi hôm nay cũng hệt. Tôi có thể ngồi 10 tiếng/ ngày mà lưng chả hề hấn gì. Dĩ nhiên ở tuối quá lục thập, mỗi một tiếng tôi chủ động rời ghế đi lại vận động dăm mười phút rồi vào chiến tiếp. Làm thế thêm được món lợi: có thể nẩy ý mới bất ngờ.

Continue reading

Giữ sức khỏe kiểu tôi-3. ĐỐT NĂNG LƯỢNG THỪA

Con người được Bà Trời ban tặng thừa thãi năng lượng, cả đời xài không hết. Thặng dư, con người tìm cách đốt nó: Rượu bia tán gẫu hay chat chit, có; vận động thân thể hoặc hoạt động xã hội, có; viết lách hay suy tư triết học, có; lao vào cuộc chơi thâu đêm suốt sáng cũng không chừa. Đủ kiểu, đủ bài.

CHƠI, đốt năng lượng đa phần vô tội vạ. Thế nên, nhiều cuộc chơi sớm đứt bóng, và nhất là không mang lại “phala” [phúc] cho bản thân hay nhân quần. Trong khi Bà cho ta đủ cả: Đầu, mình và tứ chi với trí khôn dẫu cao thấp, nhiều ít khác nhau, nhưng vẫn khá công bằng.

Continue reading

Giữ sức khỏe kiểu tôi-2. MI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN BỆNH!

Cuối năm 2015 anh Đạm bị K thực quản, vào viện, rồi viện trả về. Buồn. Anh Đạm với tôi vừa là anh vừa là bạn, sở hữu cả đống kỉ niệm.

Trước đó, tháng 5, đang ngon trớn ở Hà Nội và Thái Nguyên, tin Jaka cấp cứu nhập viện Ninh Thuận rồi chuyển vào Sài Gòn. Tôi lỡ cuộc ở Đà Nẵng và Qui Nhơn như dự định, đổi vé bay thẳng thành phố.

Đầu năm 2017, Jaya sốt xuất huyết nằm viện, tôi từ Cambodia về việc riêng, đã phải chạy vạy lo, lỡ hết cả công chuyện.

Continue reading

Giữ sức khỏe kiểu tôi-1. MỘT NGÀY TRONG ĐỜI CỦA… INRASARA

[trích Tự truyện Inrasara, chương 12]

Đầu mùa dịch về quê, nhóm chị đồng trang lứa Chakleng kêu: Ui, chưa thấy anh Trạm già bao giờ vả. Dạo palei một vòng, mấy cháu trong làng cũng hô hệt.

Ghé thăm hai bạn học cũ, thấy họ già yếu thế nào ấy. Như một tàn tạ. Mới 64 mà!

Hôm qua 23-4-2020 ngồi lai rai Ramưwan với ba bạn, một anh đang nghề thầy thuốc nam khi không bói Sara phong độ ngon nhất giữa bốn mình. Ở đó có bạn cũng ngang cơ Sara, dở cái là bụng mang dạ chửa bảy tháng mà mấy năm qua không chịu đẻ đái.

Tối qua, đúng 00:00 giờ, mưa.

Continue reading

TÔI ‘NGAK’ XÃ HỘI-1. Mở

[trích Tự truyện Inrasara, chương 8]

“Tôi nghĩ các cán bộ là người dân tộc thiểu số hay người Việt đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc, cần nắm vững chính sách dân tộc của Chính phủ. Nắm vững và dũng cảm thực hiện mà không ngại bất kì thế lực nào, miễn mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Như thế, nếu không sợ những điều không đáng sợ, giới trí thức Cham vẫn có thể làm nên nhiều chuyện”.

Đó là đoạn văn đăng trang nhất tạp chí Văn hóa Dân tộc, số đầu năm 2006. Tinh thần đoạn văn định hướng mọi hoạt động xã hội của tôi.

Continue reading

Tôi làm báo-5. CỔ SÚY & PHẢN BIỆN BẢO VỆ

Khi ta nghĩ điều gì đó hay, tiến bộ – ta cổ súy, là điều bình thường. Càng bình thường hơn nữa, khi cái ta cổ súy bị cản trở, bị phản bác, ta lên tiếng phản biện bảo vệ nó.

1. Tôi cổ súy cái gì?

Cái mới trong nghệ thuật, và chữ nghĩa nơi khu vực ngoại vi, nghĩa là bộ phận ở thế yếu.

[1] Văn hóa, văn học Cham và văn học Dân tộc thiểu số là nhỏ, yếu, tôi viết để bày ra cho người thấy cái hay, đẹp của nó, đấu tranh cho sự tồn tại công bằng của nó.

Continue reading

Tôi làm báo-4. TÔI ĐÃ PHẢN BIỆN GÌ?

[về tổ chức, thái độ, chuyên môn]

Báo chí chỉ thuần đưa tin, dẫu có thật đến đâu, nếu không tỏ thái độ, nhất là không sắm vai phản biện thì báo chí mới làm được một nửa công việc của mình. Làm báo, tôi đã phản biện gì? Thử kể ba.

[1] Về tổ chức

Tôi hội viên Hội Nhà văn, hai nhiệm kì Phó Hội đồng Văn học Dân tộc và một Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, nhưng thay vì [im lặng] làm “quan”, tôi lại đi làm “báo”: hay nói.

Continue reading

Tôi làm báo-3. ĐI ĐẾN TẬN CÙNG SỰ THẬT

Tôi là nhà thơ là thứ tưởng mơ màng mây gió, nhưng khi làm báo, lại truy tìm sự thật – đáo để!

Để hiểu thấu đáo một vấn đề hay sự kiện lịch sử – xã hội cần đến 3 nguồn tài liệu: Văn bản gốc (sử liệu), cái kể của Sử gia và, ghi chép của Người trong cuộc; riêng Hậu hiện đại thêm: Phản ứng của người chịu đựng sự kiện [lịch sử] đó.

Nhưng con người luôn bị Vô minh chi phối, nên “lịch sử” đã thành rất khác: tùy nghi và tùy tiện.

Continue reading