Nhà thơ Kiều Maily: Ẩm thực Chăm nằm trong tổng thể văn hóa Chăm

Báo Thế thao & Văn hóa, 31-10-2014

Văn Bẩy thực hiện

(Thethaovanhoa.vn) – Theo nhà nghiên cứu William B. Noseworthy (ĐH UW – Madison, Mỹ) thì Độc đáo ẩm thực Chăm (NXB Văn hóa văn nghệ TP.HCM, quý 3/2014) của nhà thơ Kiều Maily là quyển sách đầu tiên nghiên cứu bao quát về ẩm thực Chăm. Sách dày gần 190 trang, in màu, giới thiệu khoảng 100 món ăn đặc trưng, không chỉ dừng lại ở cách chế biến, mà còn là câu chuyện văn hóa.

Kiều Maily sinh năm 1985 tại làng Pablap, tỉnh Ninh Thuận, hiện sống tại quê nhà, trò chuyện với TT&VH. Continue reading

Jaya Bahasa: ĐIỂM LUẬN TAGALAU 16

 

Những cơn mưa tháng 10 đang bắt đầu làm dịu lắng hạt nắng xứ thần linh Panduranga. Phía xa xa trên ngọn đồi trọc, chỉ có tảng đá chênh vênh nhô lên vươn mình nằm nghe gió hú, những chiếc lá dần xanh tươi trở lại. Màu tim tím của hoa Tagalau như muốn nhuộm cả sắc chiều hôm, làm mờ khuất ngọn đồi và bụi rậm. Trên con đường ra đồng, ai đó đang cất lên tiếng hát niềm vui vụ mùa trong khoảnh khắc đón mùa Katê về. Dưới ánh đèn mờ, bên cạnh một bó củi đang cháy một đám người đang say sưa luận đàm Katê nào trời cũng mưa. Rồi chợt vang lên cao vuốt một âm vang Katê này trời không mưa rồi tắt thanh vào trống vắng cùng ánh trăng. Continue reading

Tác phẩm mới: Quảng Đại Cẩn: AKHAR THRAH PHỔ THÔNG, DẤU ẤN MỘT THỜI

QuangCan

NXB Văn hóa – Văn nghệ TPHCM, quý IV-2014

200 trang – khổ 14.5 – 20.5cm, số lượng in: 500 bản; giá bìa: 100.000đồng

Độc giả có nhu cầu, liên hệ với Jaya Hamu Tanran, số ĐT: 0908-506391, có giảm giá.

*

Mục lục

Lời giới thiệu của Nguyễn Văn Tỷ

Khái quát về sự chỉnh lý chữ Chăm Akhar thrah

Chữ Chăm Akhar thrah của BBS có trong từ điển Aymonier – Cabaton, là di sản của tổ tiên Continue reading

Đồng Chuông Tử: Tổ chức Chăm hải ngoại nhọc nhằn nhân hòa

Đồng Chuông Tử (nhà thơ nhà báo tự do)

2013.3.4-PoDam.2

Người xưa nói thiên thời, địa lợi, nhân hòa là ba yếu tố quan trọng và quyết định thành bại từ công việc nhỏ đến công việc lớn. Thời nay, người Chăm hải ngoại, nhất là các tổ chức dân sự đã phần nào có được thiên thời, địa lợi, nhưng đặc biệt yếu tố nhân hòa dường như vắng bóng, có khi là quá xa xỉ. Lưu vong ra bên ngoài là một con đường giải thoát số phận cá nhân và lý tưởng tranh đấu cho quyền lợi dân tộc ở cố hương là đáng hoan nghênh trân trọng. Continue reading