Thơ Kai Hoàng 10

CÓ GÌ TRONG THÀNH PHỐ
bởi đôi mắt bỗng già
cơn mơ nghèo những tưởng tượng
chỉ thỉnh thoảng chợt thấy vài giấc hoang đường và giả dụ
em mắc cạn con đường
quẩn quanh tìm cơn mưa vừa cũ Continue reading

Kai Hoàng: Thơ 10

CẢO TÁNG MẶT TRỜI

phố bội thực
tiệc nắng
ứ ự trên đỉnh lâm sàng
phím ngày đứ đừ chột dạ
che đậy ngọn sáng phi tang

đã khóa trái rồi cửa lòng năm cũ
căn phòng đợi đêm xanh
bội thực
cơn khát em
rã rời cả dạ dày đêm Continue reading

Đỗ Tấn Thảo – Thơ

CHIỀU MÁT THƯƠNG NẰM TRÊN CÁT TRIỀN DÀI

Hái trái quật trên lòng tay anh ngửi
Giữa ngày xuân nắng rải mênh mông
Em có thấy mình đang thơm nồng nả?
Của thời gian mê mải đợi chờ…

Nhón miếng mứt đứa bạn làm cay xé
Chiếu rượu say hắn quên khổ nạn đời
Xuân cứ thế đất trời đâu có phụ
Với mấy người lam lũ vẫn chịu chơi Continue reading

Kai Hoàng: Thơ 08

FLUTE THÁNG GIÊNG
Kể em nghe khúc dắt díu mưa nguồn
lũ chuồn chuồn co mình trốn sau tay áo thời gian
đọng trên tầng không là niềm nghi hoặc của một cơn say nắng
ngày dội ướt bàn chân
mềm nhũn
anh chấp chới di tản đám mây bạc mệnh
hỏi thăm nơi cất giấu cánh diều
vài điệu flute chao mình trên lưng tháng giêng
tế độ câu ca bí ẩn Continue reading

Jaya Bahasa: DI TÍCH ĐỀN PO INÂ NÂGAR ĐANG XUỐNG CẤP NẶNG

[bài và ảnh Jaya Bahasa]
Po Inư Nưgar HT-00
Di tích đền thờ Po Inâ Nâgar toạ lạc trên một gò đất cao ở giữa cánh đồng thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ngôi đền được xây dựng từ năm 1953-1954 do ông Dương Tấn Phát vốn là một vị quan huyện đứng ra tổ chức huy động người dân đóng góp sức người sức của xây cất để thờ phượng vị thánh mẫu Thiên-Y-A-Na – Po Inâ Nâgar. Nhìn tổng kiến trúc ngôi đền giống như ngôi miếu thờ của người Việt, sử dụng vật liệu chủ yếu là gạch, xi-măng, gỗ, có cả biểu tượng trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Kiến trúc xây dựng thể hiện sự giao lưu văn hoá Việt – Chăm sâu sắc. Continue reading