Giới thiệu sách: Jaya Bahasa: TRÒ CHƠI DÂN GIAN NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN

SAMSUNG DIGITAL CAMERA

SAMSUNG DIGITAL CAMERA


Ngày nay, khi trò chơi điện tử phát triển mạnh, không gian sống ở các làng quê đang trong quá trình đô thị hoá thì những trò chơi dân gian mà trẻ em thường chơi vào những tháng nghỉ Hè hay những đêm trăng rằm biến mất dần. Các trò chơi điện tử mang lại sự thích thú cho trẻ em, bên cạnh đó cũng có những tác động không tốt đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến học tập và tâm lý trẻ em ở độ tuổi học đường. Continue reading

Jaya Bahasa – Giới thiệu sách: NGỮ PHÁP TIẾNG CHĂM

Nghiên cứu sớm nhất về người Chăm vẫn là các học giả phương Tây. Từ thế kỉ XIX-XX, người Pháp đã công bố hàng loạt các công trình nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc đền tháp, văn khắc, lịch sử và ngôn ngữ Champa. Đặc biệt, là việc biên soạn từ điển và ngữ pháp tiếng Chăm. Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về lịch sử và nền văn minh Champa, tác giả Gérard Moussay là một linh mục người Pháp từng sinh sống và làm việc ở Việt Nam trước năm 1975 đã có những đóp góp quan trọng trong việc nghiên cứu văn hoá Chăm. Continue reading

Đỗ Tấn Thảo: MÙA THU THẢ VÀO ĐÂU

Mịt mùng mưu sinh
Rầm rập những toa tàu
Hối hả bến xe
Dòng đời xuôi ngược
Bỗng có ngày niềm yêu gọi quê ơi
Có thể tết,có thể ê chề cuối vụ
Bửa lá rơi mùa thu thả vào đâu

Em cần mẫn tựa đàn ong lấy mật
Sẽ bay về vơi bớt nỗi vong thân
Nơi làm tổ rù rì bên giếng nước
Dương xỉ xanh biêng biếc những ân cần

Jaya Bahasa: ĐIỂM LUẬN TAGALAU 17

Hơn 15 năm đã đi qua với 17 số Tagalau được phát hành đến tay độc giả. Đây là một thành công đáng được ghi nhận về sự nghiệp mang nguồn tri thức và giải trí mà Tagalau đã nẩy mầm, đăm chồi và nở hoa. Để đạt được những thành tựu trên là sự nỗ lực miệt mài của các cây viết yêu văn hoá Chăm, sự đồng hành, đồng cảm của mạnh thường quân và quý độc giả ở gần xa. Tagalau 17 là bước đi tiếp theo trên con đường thúc đẩy văn hoá đọc phát triển gắn liền với vai trò chủ biên của nhà thơ Jalau Anưk. Bài điểm luận dưới đây tập trung giới thiệu vào các chủ đề sáng tác văn chương, nghiên cứu và phê bình. Đặc biệt, là những sáng tác thơ-Ariya bằng tiếng Chăm.
1. Sáng tác. Continue reading

Bá Minh Truyền: NGHIÊN CỨU, BẢO TỒN VĂN BẢN LÁ BUÔNG (AGAL BAC) CỦA NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN

Buổi toạ đàm khoa học
Sau 40 năm thống nhất đất nước (1975-2015), lần đầu tiên các chức sắc người Chăm ở Panrang-Kraong-Parik-Pajai thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận có cơ hội gặp nhau và thảo luận về chủ đề công tác nghiên cứu, bảo quản thư tịch trên chất liệu lá buông của người Chăm. Bài viết này, là những ghi chép, tóm tắt ý chính của các chức sắc, các nhà quản lý, lãnh đạo địa phương và các nhà nghiên cứu trình bày tại buổi Toạ đàm Khoa học. Continue reading