khaly chàm: không thể nhầm lẫn

Ngaytho-14-2-2014.9[khaly chàm tại “Ngày thơ VN, 2014]

cả thế giới đang lộn ngược
cụt ngủn chiếc lưỡi nuôi mộng
ủ đông linh hồn che kín miệng tru tréo
hình dung tiếng khóc cắn vỡ nụ cười

vội vã em cắt rốn thời gian
hỗn loạn những bóng ma vô thức
ảo giác tôi chai lỳ trong hốc mắt hộp sọ
sự tự sát háo hức cùng nỗi chết ngọt ngào Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO SAH INÂ

Truyện kể rằng, vào năm 1440 vua nước Jek mang quân đến đánh chiếm nước Chăm, đặt nền cai trị cho đến 37 năm sau người Chăm mới có vua trở lại. Vua nước Jek bắt Po Sah Inâ mang về làm thê thiếp, sinh được một người con trai tên là Lê An dưới triều đại Lê Nhân Tông. Po Sah Inâ có một người em trai tên là Kathit và hai người cháu tên là Kabrah và Kabih.

Người em trai Kathit lên làm vua vào năm 1445. Lúc Po Sah Inâ bị vua Jek bắt đi, thì hai người cháu chạy trốn vào vùng Pacam sinh sống ở làng người Raglai, cải trang thành người Raglai. Hàng này, đi làm ruộng để mưu sinh. Hơn 67 năm người Chăm không có người kế vị ngai vàng để cai trị đất nước, đi tìm tung tích gia đình hoàng gia khắp nơi cũng không thấy. Continue reading

URANG CHAM 13. NGUYỄN VĂN TỶ

NguyenVanTy2008
Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tỷ; bút hiệu: Chế Vỹ Tân, Trà La Ding, Jaya Yutcham.
Nguyễn Văn Tỷ sinh năm 1935 tại Phước Nhơn, Xuân Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận.
Năm 1941, học tiểu học ở Phước Nhơn. Do trường lớp lúc đó thiếu, lớp Ba và lớp Nhì phải qua Văn Lâm học. Đến lớp Nhất lại về Phan Rang học chương trình lớp Nhất Pháp – Việt. Năm 1949 lấy bằng Primaire. Sau đó ra Nha Trang học lớp Nhất Tiểu học chương trình Pháp.
Năm 1950 – 1958: học Trung học Lycée Yersin Dalat tốt nghiệp Tú tài toàn Pháp, Ban triết lý – văn chương năm 1958. Năm 1959, học Đại học Sư phạm Đà Lạt, ở đây ông giữ vài giám thị nội trú Lycée Yersin Dalat; tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ban Pháp văn Đà Lạt năm 1963. Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO INA NAGAR

[dịch từ nguyên bản tiếng Cham]

Ngày xưa, có hai vợ chồng người Chăm đã chung sống với nhau nhiều năm. Nhưng, vẫn không có con cái. Hàng ngày, hai ông bà đi làm rẫy ở núi Galeng thuộc kinh đô Aia Trang. Trên vùng đó, bây giờ người Kinh gọi là làng Đại An. Hai vợ chồng mưu sinh bằng nghề trồng dưa hấu. Đến mùa dưa hấu chín, mỗi sáng đi thăm vườn dưa hai ông bà lão đều thấy trái dưa bị hái trộm rơi rớt khắp nơi. Những vết chân người còn in đậm trong đám rẫy dưa. Nhưng, giữa chốn hoang mạc của rẫy dưa đâu thấy bóng dáng con người lai vãng qua lại. Continue reading

khaly chàm: đoản khúc của ngày

choàng ôm chiếc bóng nhập thân
lưỡi dao thù hận bao lần nghiến răng
ngậm từng giọt sáng mùa trăng
lột truồng quá khứ đã hằn vết thương

bước chân gõ nhịp đoạn trường
núi sông nghẹn thở biết dường nào đây
niềm tin đột tử nào hay
còn chăng huyền sử phơi bày ra chơi Continue reading

Lưu Tấn Thành: HANG ĐỘNG

Tôi biết nàng giận tôi, nàng quay mặt vào bức tường bằng đất. Căn nhà chặt hẹp thế giới tôi ở có vạn nụ cười thiên thần, giáp mặt kẻ hờ hững. Nàng đòi quyền tự do trong đời, bởi bình đẵng là sự ép buộc của loài người, đàn bà là thế, chỉ nhỏ nhen, quen biết vì tiền bạc, không thể nào bình đẵng giữa thế giới hỗn tạp này. Nơi đó chỉ tôi biết và sống lẩn thẩn quanh năm suốt tháng. Bóng ai đi đâu ngoài đó, tôi buồn, giở cuốn sách cổ ra đọc, đàn bà không biết gì khi lớn lên chỉ làm vặt vãnh, chăm lo gia đình. Nó sống ở đây bảy năm, tôi chào nó một cách thân thương, rồi đi vào gốc hang động nhỏ nhắn của tôi, tôi là ai, là gì trong xã hội này. Chẳng là gì cả, bởi hang động tôi ở có vô số con quỷ sống cùng, nhìn từ xa là địa đảo quanh co, ở giữa là cây xương rồng, hẻm đi vào có gốc cây tagalau cao to, dưới là hàng cỏ có gai, giẫm vào thì trúng độc, phát tán, người xưa nói là bùa phép của thần linh. Continue reading