Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO KEI MAW

Ngày xưa, khi trái đất được hình thành, con người có mặt thì tạo hoá đã phân chia ranh giới đất đai và sông ngòi. Khu vực đầu nguồn sông Papraong thuộc bên Po Klaong Garai. Khu vực cánh đồng Hamu Linâc, Hamu Dalam chạy xuống Bi-nyaong thuộc về bên Po Per. Còn một nửa từ khu vực Tem Ngan chạy tiếp giáp nhau tạo thành ngã ba. Từ ngã ba sông Tapa hợp thành dòng sông lớn. Riêng bên khu vực sông Biuh thì chia đều cho hai anh em Po Kei Maw và Po Kadal. Từ Njak chạy đến Cawait Katei, đi tiếp một đoạn nữa là đến La-a chảy vào sông Njak. Hai nhánh này, chảy xuống sông Kapen. Người ta gọi là núi Laik Laow. Chảy hợp dòng thành ngã ba sông Mayok. Ngã ba sông này là thượng nguồn hồ Teng Yang, thuộc khu vực sông Biuh. Lúc đầu mới khai hoang khu vực các dòng sông lớn để trồng lúa chỉ có một con đập duy nhất người Kinh gọi là đập Lâm Cấm. Khi Po Klaong lên làm vua mới xây tháp, lập đền thờ và thấy được sự phì nhiêu màu mỡ của đất đai thuận tiện để canh tác và mưu sinh. Continue reading

Lưu Tấn Thành: MIỀN GIẤC MƠ

Hoàng hôn buông xuống, Tú lùa đàn bò về chuồng, miệng lầm bầm đếm từng con, thiếu một con, liền vội vã chạy đi tìm. Chú Năm la xối xả vào mặt cho cả làng nghe, miệng chú to nhất. Thuở xưa, nhà nghèo được ông Tư dẫn đi cày thuê cuốc mướn lấy tiền nuôi vợ con. Tú thở hừng hực, cháu chưa tìm thấy con bò chú Năm ơi!
Tại sao mày lại hư thế, chỉ có hai nhăm con bò không biết đếm, coi bộ mày không thích chăn bò cho nhà chú rồi. Tú băn khoăn không biết nói điều gì. Im lặng. Vài phút sau, con bò đã chạy về, thần thánh đã giúp mình. Con bò bị lạc bầy, Tú xếp các loại đá chồng chất lên nhau, lấy cây cắm giữa, quỳ bái ba lần để xin thần Đá giúp đỡ.
Năm nay, Tú học lớp tám, mặc dầu phụ cha mẹ chăn bò và vừa đi học. Tú đầu tóc loăn xoăn, da ngâm đen, tính tình điềm đạm, chân thật.
Chú Năm từ chuồng bò bước ra, quát to mồm… Tú, bò về chưa? Continue reading

Jaya Bahasa: SỬ THI PRAM MADIT PRAM MALAK

Truyện kể rằng, Po Kei Dai Merisih là đấng tạo hoá sinh ra trời, biển và quả đất đầu tiên. Rồi, từ đám mây trắng Po Kei Dai Merisih xuống hạ giới dạy chữ nghĩa cho loài người. Ở xứ sở nọ có hai chàng trai, một người tên là Pram Madit còn người kia tên là Pram Malak, hai người kết bạn chơi với nhau rất thân thiết. Pram Madit nhận làm anh. Hai người đi tìm thầy để học về chữ nghĩa, được Po Kei Dai Merisih nhận làm trò và truyền đạt ân cần, tận tình. Người thầy nhận thấy, hai cậu học trò rất sáng dạ nên có ý định gả con gái cho. Nhưng, chưa biết phải chọn ai. Thế là, người thầy thử thách tài năng hai cậu học trò bằng cách tổ chức thi bắn cung. Người nào mà bắn một mũi tên mà trúng xuyên qua 7 cây đang đứng thẳng hàng với nhau thì sẽ được cưới con gái của thầy làm vợ. Hai cậu học trò tiên đoán thấy 7 cây Tằn Năn mà người thầy sắp đặt không đứng yên một chỗ, khi thì nghiêng sang bên này lúc thì nghiêng sang bên kia. Bởi vậy, hai chàng trai biết ở dưới gốc cây Tằn Năn có con rồng đang nằm cử động. Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO KABRAH

Truyện kể rằng, Po Kabrah là con của Po Thit, là cháu ruột của Po Sah Inâ. Po Kabrah là anh của Po Kabih, còn Po Sah Inâ là chị gái của Po Thit. Po Kabrah lên ngôi vương cai trị vùng kinh đô Panâng. Po Iw một quan lại trong triều đình có một người con gái độ tuổi trăng tròn. Vào một hôm Po Kabrah đi săn và dạo chơi ở khu vực làng Aia Kieng thuộc vùng Aia Mih. Chuyến đi săn may mắn bắt được một con gà trống. Po Kabrah bảo quân lính đi vào nhà dân xin lúa về cho con gà ăn.

Tình cờ gặp một cô gái rất xinh ở chỗ sân phơi lúa. Cô gái cho một nắm lúa nhưng chỉ có khoảng chừng 11 hạt lúa thôi. Vì, bàn tay của cô gái rất nhỏ. Khi mang lúa về, nhà vua hỏi anh lính tại sao xin ít quá vậy. Anh lính trả lời: Ở sân lúa có một cô gái rất đẹp. Cô ấy chỉ cho có một nắm lúa, xin thêm cô ấy không cho. Nhà vua cứ suy tư trong lòng nhưng không nói ra. Sau khi đã dùng bữa cơm. Nhà vua đi ra chỗ phơi lúa, thấy cô gái dễ thương mà xao xuyến trong lòng. Nhà vua bền mở lời xin lúa của cô gái để mang về cho gà ăn. Cô gái đưa một nắm lúa cho nhà vua. Continue reading

Jaya Bahasa: JALAN MELAKA

Cuối năm 2015, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã đặt bút kí thống nhất trở thành cộng đồng chung ASEAN. Đây là cơ hội và thách thức cho sự phát triển chung của khu vực. Văn hoá Chăm có nhiều nét giống với các quốc gia láng giềng. Người Chăm đã chuẩn bị gì để hội nhập và phát triển ?. Bài tuỳ bút dưới đây chỉ là những cảm nhận về văn hoá Chăm và văn hoá Malaysia. Nhằm mục đích góp phần tăng cường sự hiểu biết về nền văn hoá Đông Nam Á.
Việt Nam trong mối quan hệ Đông Nam Á
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nhưng sự hiểu biết lẫn nhau còn rất hạn chế. Điều này, phải chăng là người Việt không có phương tiện để ra khơi vươn ra biển lớn. Hay xuất phát từ sự khác biệt bởi yếu tố văn hoá. Nhìn lại, những trang lịch sử, các câu truyện cổ tích người Champa đã có thời kỳ làm chủ trên vùng biển đảo rộng lớn, được mệnh danh là những con người can đảm gắn cuộc sống với biển cả. Theo như câu nói cửa miệng của người Chăm là “Lingik tasik ley”-trời biển ơi. Văn hoá Chăm là nền văn hoá lúa nước, ăn cơm bằng tay. Còn người Việt thì ăn cơm bằng đũa giống như người Trung Hoa. Có lẽ, người Chăm sẽ ngạc nhiên khi xung quanh họ vẫn còn có các quốc gia ăn cơm bằng tay. Tại các nhà hàng sang trọng hay quán ăn ven đường dễ dàng bắt gặp người dân Malaysia, India dùng tay để ăn cơm. Văn hoá này, trước đây cũng khá phổ biến ở người Chăm. Nay, thì hiếm thấy. Continue reading

Đỗ Tấn Thảo: TRINH NỮ

Một năm tất bật trôi xa
Đóa mai chớp mắt mới vừa hôm qua
Bi giờ đếm,từng sát na
Mắt tím cười mỉm ta là chúa xuân
Tạ ơn người đã bâng khuâng
Năm sau ta vẫn trong ngần mắt thơ
Tạ ơn bụt đẫm giấc mơ
Cỏ cây vươn nắng nương nhờ phận xanh
“Giáo khư” đứng gió khô quanh
Trinh nữ khép mở ngọn ngành lý do

Đỗ Tấn Thảo: LỜI CỎ

Bữa hôm bông cỏ đơn côi
Gió đưa bướm trắng triền đồi loanh quanh
Cỏ hiền từ bữa mượt xanh
Tàng cây sà thấp để dành bóng râm
Bữa hôm cỏ chạy ra đầm
Trổ bông đẫm tím ướt dầm rễ non
Hôm nao cỏ khát mưa rơi
Vườn trưa đang hát nguyện lời cơn giông
Hôm nao thượng đế trông mong
Cỏ xanh mơn mởn trên dòng thu không