Vấn đề Po Riyak. bài 6- Jaya Bahasa: VĂN HOÁ BIỂN CỦA NGƯỜI CHĂM

Ong Ka-ing mua cheo thuyen[Múa chèo thuyền trong lễ Rija Nâgar, Photo Jaya Bahasa.]
Xưa kia địa bàn cư trú của người Chăm trải dài từ Bắc Trung bộ đến Biên Hoà, phía Tây giáp với dãy Trường Sơn Tây Nguyên, phía Đông tiếp giáp với biển cả mênh mông. Nằm trên tuyến đường giao thông hằng hải của khu vực Đông Nam Á, người Chăm sớm tiếp xúc với thế giới bên ngoài và làm chủ được vùng biển đông rộng lớn thông qua trao đổi thương mại và giao lưu văn hoá. Các thương thuyền nước ngoài thường ghé vào cảng Champa để mua hương liệu, sản vật địa phương và nước ngọt. Continue reading

Vấn đề Po Riyak. bài 5. Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO RIYAK: VỊ THẦN SÓNG BIỂN CỦA NGƯỜI CHĂM

Truyện kể rằng Po Riyak sinh ra và lớn lên ở làng Aia Dak ở khu phố Chăm huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận ngày nay. Từ nhỏ, Po Riyak đã thể hiện tố chất lanh lợi so với bạn bè cùng trang lứa. Là đứa con lễ phép và hiếu thảo với cha mẹ nhưng Po Riyak lại ít làm các công việc ở gia đình. Po Riyak có ý thức về học vấn nên đã sớm rời xa quê hương đi tìm thầy để học về đạo lý làm người. Điểm dừng chân của Po Riyak là thánh địa Mưkah của đất nước Ả Rập. Ở đó, có thánh đường Hồi giáo Mưkah do các Po Nưbi cai quản. Continue reading

Vấn đề Po Riyak. Bài3- Kiều Maily: LỄ PÔ RIYAK, LINH THIÊNG MÀ TRẦN TỤC

Po Riyak-KM-06
Ngày 13-4-2016, sáng tinh mơ.
Tôi hòa cùng bà con Chăm xe máy xuống Vĩnh Trường, Sơn Hải – Ninh Thuận, nơi dư tính đặt Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1, làm lễ. Lễ Pô Riyak hằng năm của Chăm. Tôi mang theo máy ảnh, chuyện dĩ nhiên và đương nhiên. Nhà báo mà!
Ngay khi tới nơi, vừa lấy máy ảnh ra khỏi balô chưa kịp bấm miếng nào, thì một bác công an xã địa phương với vài anh em nghe nói trong ban an ninh chạy đến, vây quanh tôi.
– Không được quay hay chụp ảnh tại đây, một anh nói.
À, No pictures! Tôi hiểu.
Tôi hỏi các anh làm ơn cho biết lý do tại sao? Bà con Chăm đến làm lễ tại nơi thờ phụng tổ tiên mình mà, tổ tiên tôi nữa, sao lại bị cấm hay phải xin phép.
Các anh nói qua loa là trên lệnh thế.
– Chị thông cảm và hiểu cho chúng tôi. Continue reading

Đỗ Tấn Thảo: VƯỜN NGÀ

Bàn thờ đã đặt cổ sơ
Mà sao người mãi ởm ờ nơi đâu
Thầm thương cái nỗi âu sầu
Hay là cái bến giang đầu quá xa
Khoảnh sân vuông ở vườn ngà
Đóa xuân còn lại loáng qua dặm trường
Em lặng ngắm quỳnh tỏa hương
Cái đêm nguyệt thực trên đường vắng tênh
Em đang đến với ngôi đền
Tiếng kêu thảng thốt vọng lên mỗi chiều

khaly chàm: những ngày hạn trong tôi

từng chùm nắng rùng mình
suy gẫm về sự tự sát bên những tượng đài
loài man di luôn vuốt mặt giấc mơ
thở phì phèo mùi hương khói tâm linh
hà hơi trang điểm dung nhan xác ướp

bên kia đường chân trời
chập chờn những gương mặt người trong thấu kính
choàng ôm thời gian nói lời từ biệt
hăm hở trở vể để sống một cuộc đời khác
khi mặt trời đang ngậm những khúc mây nhễu máu Continue reading

Đỗ Tấn Thảo: BIỂN TRÊN CAO

Chúng ta làm biển trên cao
Cuộc đời chẳng sá chi đâu nữa rồi
Cớ sao biển chết không lời
Chỉ thương biển gọi giữa đời vắng tanh
Thì đây vươn những nhánh cành
Phóng bao khát vọng xanh xanh giữ trời
Dẫu cho biển bạc tơi bời
Riêng ta vẫn cứ ngời ngời… sóng xanh
Có tia chớp… đến trong lành
Và ta vẫn mãi bao quanh chiến trường

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ YANG PATAO

Ngày xưa khi mới hình thành trái đất và sự sống đất nước người Chăm có nhiều nhân tài. Nhưng xứ sở vẫn chưa có người làm vua. Từ lúc, Patao Rat Bin Thuer từ nước Jawa đến sinh sống trên một hòn đảo giữa đại dương cách xa đất liền nên chẳng mấy ai đến đó được. Ban đầu, Patao Rat Bin Thuer cũng chỉ là hạng thường dân thôi. Nhưng, khi đến đất nước người Chăm nó lại đòi lên làm vua.

Po Kei Glaong hỏi Patao Rat Bin Thuer: Anh làm vua nước Chăm thì thần dân sẽ nộp thuế và triều cống cho anh như thế nào đây ?
Patao Rat Bin Thuer trả lời: hàng năm hãy tiến cung cho ta một người mỹ nữ.
Nghe vậy, Po Kei Glaong không đồng ý. Nhưng, nếu không thực hiện thì Patao Rat Bin Thuer sẽ gây chiến.
Po Kei Glaong nói lại với Patao Rat Bin Thuer: Bây giờ tôi với anh đánh nhau, nếu anh thắng tôi thì anh sẽ lên làm vua nước Chăm. Hằng năm, tôi chấp nhận triều cống một người thiếu nữ xinh đẹp theo đòi hỏi của anh. Còn nếu như anh thua thì anh phải quay trở về nước Jawa. Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO KATHIK DHIK

Po Kathik Dhik có tên gọi khác là Po Anit. Trong dân gian gọi như thế vì ông quá si mê yêu thương công chúa nước Jek. Vào năm con Thỏ, ông lên ngôi vua ở kinh đô Prang Darang. Lúc đó, khi đến cuối năm thì người Chăm phải đóng sưu thuế cho vua nước Jek. Po Jai Paran là em ruột của Po Kathik Dhik con của Po Klaong Haluw. Hai anh em cảm thấy dân tình nghèo khổ hàng năm đến kỳ đóng thuế nặng nề cho nước Jek. Bao nhiêu tài sản quý đều ra đi, chống lại thì cũng chẳng nổi.

Một hôm, nửa đêm khuya Po Jai Paran thèm thuốc lá ông có thói quen hút thuốc bằng tẩu. Nên, ông sai người hầu đi mồi lửa để hút thuốc. Người hầu mang tới một cục than lửa đang cháy đỏ hồng. Po Jai Paran cầm chiếc tẩu thuốc châm lửa mãi cũng không cháy điếu thuốc. Mặc dù, than lửa vẫn còn cháy. Hút thuốc không được, ông cầm thuốc rê bỏ vào miệng và nuốt vô bụng luôn. Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ JARO DUEN

Người xưa kể lại rằng, Po Bargina, Po Nâbi Jawét và Po Nâbi Sulei Man làm việc ở trên thiên giới cai quản chúng sinh. Đầu tiên, 3 vị có sáng tạo ra một người tên là Jaro Duen để giúp việc cho mình. Theo thời gian, Jaro Duen đã thành thạo các công việc được giao phó. Po Uw Aluah truyền lệnh cho Po Bargina mang linh hồn cho muôn loài trên trái đất như con người, con trâu, con cọp, con rắn, con voi, con nai, con heo, con chuột, sâu bọ, để được bất tử.
Đầu tiên, Po Bargina trao linh hồn bất tử cho Po Nâbi Jawét và Po Nâbi Sulei Man mang linh hồn đi nhưng cả 2 vị đều không dám nhận. Cho nên, Po Bargina gọi người bầy tôi của mình là Jaro đến hỏi.
Po Bargina nói với Jaro: con mang linh hồn đi cho muôn loài được không?
Jaro đáp lại: Tất cả, mọi công việc ở trên trời thần đều đảm nhận được. Huống chi, việc mang linh hồn cho thế gian mà thần không làm được hay sao! Continue reading