chữ trong trong họng trào ra
nằm úp mặt xuống cỏ
ngửi mùi cầu vồng âm bản
mây bay luân hồi cổ tích
giọt mưa lên men ánh sáng Continue reading
Category Archives: Tác giả
khaly chàm: khải thị đêm
buổi chiều bắt đầu cho sự lặng im
từng hồi chuông vô minh ngân vang truy điệu
bóng đêm thức dậy đúng nghĩa chu kỳ
chơi trò hòa âm giữa hai bán cầu não của những hình nhân
khúc dạo đầu rao truyền sứ mệnh
về sự hủy diệt từ những ý tưởng của quỷ
nỗi thống khổ về thương xót lòng từ bi hóa đá
em hài lòng với cảm giác hôn môi luôn cổ điển Continue reading
khaly chàm: ý niệm về nỗi sợ hãi cuối cùng
tôi có thét gào gì đâu
sao cứ dội lại trùng trùng âm sóng
khi ý tưởng muốn ám sát thời gian đã vụt biến
ánh sáng đang oặn mình chết dần trong vỏ bọc bóng tối
mặt trời đen nhỏ xuống từng giọt máu
chạm vào ngôn ngữ bị đóng đinh chói loá niềm kiêu hãnh Continue reading
Đỗ Tấn Thảo: NÚI ĐÁ NẮM BÀN TAY
Ban trưa qua ngọn đồi đá xám
Hòn nhấp nhô bông lau trắng vờn theo
Những chuyến xe uốn lượn dưới chân đèo
Đưa du khách ngày trôi xa hút mịt
Vài mỏm đá ấp ôm bờ vỗ sóng
Ngọn triều dâng ru giấc phía đại dương Continue reading
Đỗ Tấn Thảo: OAN HỒN
Yêu tổ quốc tôi những oan hồn rên xiết
Lời thơ bay lẫm liệt với nước non
Máu tiếp máu trên khăn quàng em đó
Huyền sử ơi thắm đỏ quốc vong này
Yêu tổ quốc tôi từng tấc đất ngọn cây
Từng tiếng thét phơi bày điều ô nhục
Đàn cừu non sẽ không còn chui rúc
Trên quê hương chất độc… rải khắp nơi Continue reading
Jaya Bahasa: ĐIỂM LUẬN TAGALAU 19
Chưa bao giờ giới truyền thông quan tâm đưa tin về hạn hán nhiều như hiện nay. Nhưng, nắng hạn đâu phải là chuyện mới mẻ gì ở vùng đất Panduranga. Từ lâu đời, người Chăm đã gắn cuộc sống của mình với vùng đất khát nước. Ai đó còn ban tặng cho danh từ mĩ miều nói rằng Phan Rang là xứ Hoa Nắng. Ngay trong lời mở đầu của Tagalau 18 chưa đầy 4 trang mà các từ vựng chỉ về nóng, nắng, khô hạn liên tục được lập đi lập lại để nói về sự chịu đựng cằn cội kiên cường của một loại cây mọc trên vùng đất nắng vẫn chớm nở hoa đúng hẹn. Đó là loài hoa Tagalau.
Thật vậy, đi qua 16 năm (2000-2016), Tuyển tập Tagalau đã nở hoa làm đẹp cho cuộc đời, hồi sinh các giá trị văn hoá tinh thần, hình thành nên một lực lượng sáng tác văn học nghệ thuật dồi dào là một thành tựu lớn trên diễn đàn sân chơi Tagalau. Những bài viết khảo tả, bài nghiên cứu, các chuyên mục sưu tầm văn học, văn hoá dân gian đã đưa văn hoá Chăm đến gần gũi hơn với bạn đọc cả nước. Qua đó, tạo dựng được kênh giao lưu, đối thoại văn hoá góp phần bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hoá Chăm. Continue reading
Vấn đề Po Riyak. bài 6- Jaya Bahasa: VĂN HOÁ BIỂN CỦA NGƯỜI CHĂM
[Múa chèo thuyền trong lễ Rija Nâgar, Photo Jaya Bahasa.]
Xưa kia địa bàn cư trú của người Chăm trải dài từ Bắc Trung bộ đến Biên Hoà, phía Tây giáp với dãy Trường Sơn Tây Nguyên, phía Đông tiếp giáp với biển cả mênh mông. Nằm trên tuyến đường giao thông hằng hải của khu vực Đông Nam Á, người Chăm sớm tiếp xúc với thế giới bên ngoài và làm chủ được vùng biển đông rộng lớn thông qua trao đổi thương mại và giao lưu văn hoá. Các thương thuyền nước ngoài thường ghé vào cảng Champa để mua hương liệu, sản vật địa phương và nước ngọt. Continue reading
Vấn đề Po Riyak. bài 5. Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO RIYAK: VỊ THẦN SÓNG BIỂN CỦA NGƯỜI CHĂM
Truyện kể rằng Po Riyak sinh ra và lớn lên ở làng Aia Dak ở khu phố Chăm huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận ngày nay. Từ nhỏ, Po Riyak đã thể hiện tố chất lanh lợi so với bạn bè cùng trang lứa. Là đứa con lễ phép và hiếu thảo với cha mẹ nhưng Po Riyak lại ít làm các công việc ở gia đình. Po Riyak có ý thức về học vấn nên đã sớm rời xa quê hương đi tìm thầy để học về đạo lý làm người. Điểm dừng chân của Po Riyak là thánh địa Mưkah của đất nước Ả Rập. Ở đó, có thánh đường Hồi giáo Mưkah do các Po Nưbi cai quản. Continue reading
Vấn đề Po Riyak. Bài3- Kiều Maily: LỄ PÔ RIYAK, LINH THIÊNG MÀ TRẦN TỤC
Ngày 13-4-2016, sáng tinh mơ.
Tôi hòa cùng bà con Chăm xe máy xuống Vĩnh Trường, Sơn Hải – Ninh Thuận, nơi dư tính đặt Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1, làm lễ. Lễ Pô Riyak hằng năm của Chăm. Tôi mang theo máy ảnh, chuyện dĩ nhiên và đương nhiên. Nhà báo mà!
Ngay khi tới nơi, vừa lấy máy ảnh ra khỏi balô chưa kịp bấm miếng nào, thì một bác công an xã địa phương với vài anh em nghe nói trong ban an ninh chạy đến, vây quanh tôi.
– Không được quay hay chụp ảnh tại đây, một anh nói.
À, No pictures! Tôi hiểu.
Tôi hỏi các anh làm ơn cho biết lý do tại sao? Bà con Chăm đến làm lễ tại nơi thờ phụng tổ tiên mình mà, tổ tiên tôi nữa, sao lại bị cấm hay phải xin phép.
Các anh nói qua loa là trên lệnh thế.
– Chị thông cảm và hiểu cho chúng tôi. Continue reading
Đỗ Tấn Thảo: VƯỜN NGÀ
Bàn thờ đã đặt cổ sơ
Mà sao người mãi ởm ờ nơi đâu
Thầm thương cái nỗi âu sầu
Hay là cái bến giang đầu quá xa
Khoảnh sân vuông ở vườn ngà
Đóa xuân còn lại loáng qua dặm trường
Em lặng ngắm quỳnh tỏa hương
Cái đêm nguyệt thực trên đường vắng tênh
Em đang đến với ngôi đền
Tiếng kêu thảng thốt vọng lên mỗi chiều