Jaya Bahasa: KATÊ NÀY CÓ GÌ VUI KHÔNG EM?

Trời thu những cơn mưa đầu thu không se lạnh nhưng đủ để làm ướt áo và tưới mát những thớ đất khô cằn của vùng đất nắng. Katê năm nay, biết bao nhiêu sự kiện lớn trôi qua. Dòng tộc Mabek định cư ở Palei Hamu Tanran – làng Hữu Đức tiễn đưa Klaong về quê mẹ Palei Mabek ở Vụ Bổn để làm lễ nhập Kut. Trong số 39 Klaong được trở về nằm trong lòng đất mẹ, có Klaong của cụ Thiên Sanh Cảnh. Người Chăm còn gọi cụ bằng cái tên thân thương khác là cụ Đề. Bởi vì, cụ từng làm thư ký cho quan huyện thời Pháp. Ai cũng trân trọng về những đóng góp tích cực của cụ cho văn hóa Chăm. Sinh thời cụ là thầy giáo làng, năm 1969 linh mục người Pháp là ông Gérard Moussay thành lập Trung tâm Văn hóa Chàm Phan Rang mời cụ đến cộng tác nghiên cứu, dịch thuật tiếng Chăm. Về sau, cụ còn hợp tác với David Blood và các cộng sự của Viện Ngôn ngữ Mùa hè của Hoa Kỳ tham gia biên soạn sách khoa học thường thức bằng tiếng Chăm và các tài liệu hỗ trợ việc học tiếng Chăm. Bên cạnh đó, cụ còn là một trong những sáng lập viên của Nội san Panrang. Nội san được xem như là tiếng nói của cộng đồng sắc tộc Chàm Ninh Thuận lúc bấy giờ. Continue reading

Jaya Bahasa: Mối quan hệ Chăm và Raglai qua lễ hội Katê

Lễ hội Katê là một trong những công lễ lớn và quan trọng của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Lễ hội Katê được tổ chức hằng năm vào đầu tháng 7 theo lịch của người Chăm (khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10 Dương lịch) có sự tham gia đông đảo của dân làng tham gia hành lễ. Tính chất đặc biệt của lễ hội Katê là sự xuất hiện của tộc người Raglai cùng với người Chăm thực hành cúng lễ và trình diễn nghệ thuật. Lễ hội Katê diễn ra ở trên đền tháp, ở làng và các gia đình. Nhằm mục đích tưởng niệm các vị nam thần, anh hùng của dân tộc được thần linh hoá và tổ tiên. Đồng thời, đây là dịp thắt chặt thêm tình cảm anh em Chăm và Raglai ngày càng gắn kết sâu đậm để cho mối quan hệ Chăm và Raglai mãi mãi trường tồn cùng với lễ hội Katê truyền thống.
Thành ngữ của người Chăm có câu nói: “Chăm sa-ai Raglai adei”. Nghĩa là người Chăm là người chị cả còn người Raglai con gái út trong gia đình. Theo quy định của luật tục, người con gái út trong gia đình có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại và thực hiện nghĩa vụ chăm sóc và thờ phượng cha mẹ khi về già. Cho nên, từ xa xưa người Raglai được giao vai trò đảm trách việc bảo quản y trang của vua chúa và các đồ cúng lễ trên đền tháp để thờ phượng ông bà, tổ tiên và thần linh. Continue reading