THƠ TUỆ TRI 5-6

5. HOA SẦU ĐÂU

Hoa sầu đâu nở dưới trăng
Lúc bầy thằn lằn cắn bóng đêm trong khu vườn mười tám
Tóc bé thả hoang như một câu chuyện cổ tích buồn
Có đôi lần trong mơ tôi gọi nhầm tên kí ức bằng tên con bò sữa
Ở lưu vực gió tôi thổi sợi tóc bay lệch góc trời để con cá đớp nhầm giọt nắng cuối ngày.

Tuổi mười tám có lúc thèm nhìn cơn mưa
Có lúc đôi chân lang thang trên đám cỏ sương lưng chừng vụn vỡ
Mà minh chứng cho những cái mình tưởng tượng là có thực. Continue reading

THƠ TUỆ TRI 3-4

3.

Đêm Trắng

Một chiếc lá nằm cong giữa trời
Thân cây đen những nhánh gầy hóa thạch
Đàn kiến di tản thành những vệt sáng chung quanh
Cùng những hơi thở côn trùng tạo thành cù lao gió.

Con cưỡng vỗ cánh bay giữa rừng cao su
Bà lão mù uống từng ngụm sương nằm trên mặt đất
Giọt máu con heo mọi loang dài trên cán dao tiền sử
Mật ngữ của đại dương là tiếng sóng trong vòm họng mỹ nhân ngư. Continue reading

THƠ TUỆ TRI 1-2

1.
KỂ CHO MƯA VỀ NGUỒN

Kể cho lá nghe về đám mây đang bay
Có những cánh chim tự do ca hát
Về dòng sông chảy không chia biệt
Về câu ca dao ngủ giữa thung sâu.

Kể cho hoa nghe tiếng nói yêu em
Mà sợi tóc quấn quýt môi hôn
Đêm dẫu tối mà vẫn nghe hơi thở
Của ngàn cơn gió ngoài vũ trụ đang bay. Continue reading

Tuệ Tri: MẬT NGỮ

Truyện ngắn

Trời hừng đông, chúng tôi mỗi thằng mỗi ngả…
Biển rạo rực tiếng sóng đẩy ánh trăng vỡ. Hoa viên vắng bóng người, trời mưa êm trải lên eo cát mịn, màu áo nhạt dần khi bóng mây phủ, phủ đen luôn cả làn da khô vì thiếu nước lâu ngày. Loài hoa muốn dại mọc lan ra, lũ còng hất cát chui rút xuống hang, đèn biển sáng tờ mờ, mắt tôi đã mỏi nên nhìn đất trời thấy lạ.
Mỗi lần mệt mỏi, thần kinh căng thẳng và cái lạnh miền Bắc háp vào nhúm gân nổi cuộn, tôi lại bỏ quên những bài sám kệ trên chuyến xe đêm. Tôi mặc đời ra sao ngày mai, tôi còn mối sầu bỏ ngỏ của đêm nay, tôi đi trong gió, trong mưa, mái tóc thấm mệt vì đã rối, rít và đói mùi dầu gội. Nhiều khi chân bước, đầu óc không thể định hình là mình sẽ đi về đâu, trời thì cao, đất thì bao la gợn những u buồn trên từng dốc núi. Continue reading

Jaya Bahasa: KATÊ NÀY CÓ GÌ VUI KHÔNG EM?

Trời thu những cơn mưa đầu thu không se lạnh nhưng đủ để làm ướt áo và tưới mát những thớ đất khô cằn của vùng đất nắng. Katê năm nay, biết bao nhiêu sự kiện lớn trôi qua. Dòng tộc Mabek định cư ở Palei Hamu Tanran – làng Hữu Đức tiễn đưa Klaong về quê mẹ Palei Mabek ở Vụ Bổn để làm lễ nhập Kut. Trong số 39 Klaong được trở về nằm trong lòng đất mẹ, có Klaong của cụ Thiên Sanh Cảnh. Người Chăm còn gọi cụ bằng cái tên thân thương khác là cụ Đề. Bởi vì, cụ từng làm thư ký cho quan huyện thời Pháp. Ai cũng trân trọng về những đóng góp tích cực của cụ cho văn hóa Chăm. Sinh thời cụ là thầy giáo làng, năm 1969 linh mục người Pháp là ông Gérard Moussay thành lập Trung tâm Văn hóa Chàm Phan Rang mời cụ đến cộng tác nghiên cứu, dịch thuật tiếng Chăm. Về sau, cụ còn hợp tác với David Blood và các cộng sự của Viện Ngôn ngữ Mùa hè của Hoa Kỳ tham gia biên soạn sách khoa học thường thức bằng tiếng Chăm và các tài liệu hỗ trợ việc học tiếng Chăm. Bên cạnh đó, cụ còn là một trong những sáng lập viên của Nội san Panrang. Nội san được xem như là tiếng nói của cộng đồng sắc tộc Chàm Ninh Thuận lúc bấy giờ. Continue reading