Tôi ‘ngak’ xã hội-4. ĐỐI THOẠI & ĐỐI THOẠI ĐIỆN HẠT NHÂN

Hoelderlin: “Từ khi chúng ta là một hội thoại, và có thể nghe ra nhau”.

Sinh linh yếu đuối hay người làm chính trị tìm sự ĐỒNG Ý; tìm sự đồng ý, vì thiếu tự tin cần chỗ dựa, còn với dân chính trị là để tạo phe phái. Kẻ suy tư, ngược lại – tìm ĐỐI THOẠI. Đối thoại, song thoại, tương thoại là tìm sự hiểu biết, để thông giao tha nhân.

Việt Nam, tôi có 3-4 người có thể đối thoại, tiếc là họ thuộc thế hệ hơi trước tôi, và do khác môi trường sinh hoạt, nên ít khi có dịp trao đổi. Hiếm, nhưng với họ, tôi luôn có được cuộc đấu tranh trên những đỉnh cao. Ở cộng đồng Cham thì chưa, hoặc không.

Continue reading

Tôi ‘ngak’ xã hội-3. NÓI, HAY KHÔNG NÓI?

[trích Tự truyện Inrasara, chương 8]

1. Gì cũng nói được

“Ban đầu có Lời, và Lời ở với Đức Chúa Trời, và Lời là thần” (Giăng 1:1).

Gì cũng có thể nói được.

Tại sao phải chừa trừ? Từ Chúa đến Phật, từ kinh sách tôn giáo đến tuyên ngôn chính trị, cả mấy taboo hiện đại các loại, những thứ bị cho là nhạy cảm. Quan trọng là ta tiếp cận nó từ đâu? Lên tiếng bằng tâm thế nào? Và ta nói điều đó ra sao?

Continue reading

Tôi ‘ngak’ xã hội-2. NÓI ĐỂ LÀM GÌ?

[trích Tự truyện Inrasara, chương 8]

1. Nói để làm gì?

Ít người biết Cham là gì, hiểu văn hóa văn minh Cham càng ít hơn nữa. Cả với các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Nói, để người ngoài hiểu Cham. Như Dự án Nhà máy Điện hạt nhân, dù không hi vọng Chính phủ thay đổi, tôi vẫn nói. [Sau này Dự án có ngưng là từ nguyên do nào khác].

Tại sao? Nói, để Cham, Việt Nam và thế giới biết:

[1] Cham là dân bản địa, sống ở đây hơn 2.000 năm;

[2] Có đến nửa dân Cham đang sinh sống ở Ninh Thuận;

[3] Và hơn 100 di tích văn hóa – tín ngưỡng Cham nằm trong vùng ảnh hưởng.

Continue reading

LAI RAI TRIẾT LÍ SỐNG LÀ VUI

[hay Chẳng có gì trầm trọng cả]

Cuộc đời chỉ là một chiếc bóng di động, một kịch sĩ tồi

Nghênh ngang và bồn chồn lo lắng trong suốt buổi diễn của mình trên sân khấu

Rồi chẳng còn ai nghe thấy gì nữa. Tất cả chỉ là một câu chuyện

Do một tên ngốc kể lại, ồn ào và giận dữ

Mà chẳng có ý nghĩa gì.

Continue reading

Giữ sức khỏe kiểu tôi-8 (cuối). LÀM VÀ VUI

Chớ nghĩ bạn làm vì xã hội, cộng đồng; bạn sẽ ảo tưởng rằng bạn hi sinh, rồi khi xã hội chống lại bạn, bạn dễ cho mình bị phản bội. Sai lầm trước dẫn đến sai lầm sau. Bạn làm vì bạn thôi, nếu việc làm của bạn tốt, hiệu quả, cộng đồng sẽ được hưởng; họ biết ơn bạn. Còn nếu họ không biết ơn, thì cũng chả sao cả. Bạn đã vui!

1. Trồng cây để… nhớ!

“Giải phóng”, thấy các trường mở phong trào “Trồng cây nhớ Bác”, tôi nghe rất lạ. Đố ma hiểu!

Continue reading

Giữ sức khỏe kiểu tôi-7. GIỮ SỨC KHỎE, CHỚ TIN… BÁC SĨ

Bà con Chàm mình mỗi bận thân xác có vấn đề, ưa hỏi nhau bệnh gì, uống thuốc gì. Người được hỏi [hay có khi không ai hỏi đến cũng] sẵn sàng ban phát kiến thức về bệnh tật, thang thuốc. Cần thế này, nên thế kia, và tuyệt đừng làm thế nọ. Nhất là dân Pabblap, ôi là mênh mông. Rồi ta dẫn ra bao nhiêu sinh linh ta chữa khỏi khi bệnh viện tầm Chợ Rẫy đã cho về.

Tôi thì dứt khoát, ai có hỏi, tôi bảo: qua bác sĩ đi.

Continue reading

Giữ sức khỏe kiểu tôi-6. SARA… NGỒI

Ngồi, Cham sở hữu nhiều tư thế lạ. Ngồi cũng phải có… văn hóa, văn hóa ngồi. Bởi là văn hóa, nên giữa các dân tộc xảy ra xung đột văn hóa, là không thể tránh.

Hai thế ngồi tôi xài nhiều nhất: Bán già và ‘thrah joong’. Riêng ngồi ‘thrah joong’, chân bắt chéo, đầu gối thẳng, lưng dựng đứng. Đây là thế ngồi chữa đau lưng tuyệt nhứt!

Continue reading

Giữ sức khỏe kiểu tôi-5. HÃY SỐNG VÌ MÌNH

Phê phán, xuyên tạc, nói xấu sau lưng là chuyện muôn thuở ở cõi người, như là THUỘC TÍNH của con người. Sống đời, không sinh linh nào không bị đạn. Dù kẻ ấy tốt hay xấu, nổi tiếng hay là chẳng, vì mình hay vì mọi người.

1. Nói xấu ai đó, có ba nguyên do:

– Bởi không ưa. Chả duyên cớ nào chánh đáng cả, chỉ vì ta không ưa cái bản mặt đó, ta nói cho bõ ghét.

Continue reading

Giữ sức khỏe kiểu tôi-4. VẬN ĐỘNG BẤT KÌ ĐÂU

Thuở mới vào soạn Từ điển ở Đại học, ở mỗi thời đoạn khác nhau, có bốn sinh linh Cham cùng làm chung. Lạ là không ai ngồi yên một chỗ quá hai tiếng. Cứ mỗi 1-2 tiềng là “mình ngả lưng xiu”, hay ra cà-phê cóc ngoài cổng trường ngồi tán gẫu.

Có mỗi tôi ngồi tàu suốt, có khi liên tù tì 8 tiếng, ngoài giờ nghỉ cơm trưa.

Đó là năm tôi 35-36 tuổi, mãi hôm nay cũng hệt. Tôi có thể ngồi 10 tiếng/ ngày mà lưng chả hề hấn gì. Dĩ nhiên ở tuối quá lục thập, mỗi một tiếng tôi chủ động rời ghế đi lại vận động dăm mười phút rồi vào chiến tiếp. Làm thế thêm được món lợi: có thể nẩy ý mới bất ngờ.

Continue reading

Giữ sức khỏe kiểu tôi-3. ĐỐT NĂNG LƯỢNG THỪA

Con người được Bà Trời ban tặng thừa thãi năng lượng, cả đời xài không hết. Thặng dư, con người tìm cách đốt nó: Rượu bia tán gẫu hay chat chit, có; vận động thân thể hoặc hoạt động xã hội, có; viết lách hay suy tư triết học, có; lao vào cuộc chơi thâu đêm suốt sáng cũng không chừa. Đủ kiểu, đủ bài.

CHƠI, đốt năng lượng đa phần vô tội vạ. Thế nên, nhiều cuộc chơi sớm đứt bóng, và nhất là không mang lại “phala” [phúc] cho bản thân hay nhân quần. Trong khi Bà cho ta đủ cả: Đầu, mình và tứ chi với trí khôn dẫu cao thấp, nhiều ít khác nhau, nhưng vẫn khá công bằng.

Continue reading