Tôi nghĩ về chính trị-18. PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ

[chuyện từ Hội đồng LLPV-VHNT Trung ương đến Đối thoại Fukushima]

Tháng 11-2012, được mời thuyết ở Hội đồng LLPB-VHNT Trung ương tại Đồng Nai trước 200 cử tọa từ nhiều tình thành. Vào cuộc, tôi nói:

Việt Nam hôm nay hình thành từ hai vương quốc cổ là Đại Việt, Champa, và một phần Thủy Chân Lạp. Đó là điều hiếm, Nếu chính trị xã hội ổn định, và nếu ta có chiến lược phát triển tốt, Việt Nam trở thành một con rồng là chắc chắn.

Ở giờ thảo luận, một cử tọa kêu chưa hề đọc sách nào dạy như thế. Tôi nói:

Continue reading

Tôi & chánh trị-21. 5 QUAN ĐIỂM LÀM BẠN SUY NGHĨ LẠI

1. “Tôi nghĩ các cán bộ là người dân tộc thiểu số hay người Việt đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc, cần nắm vững chính sách dân tộc của Chính phủ. Nắm vững và dũng cảm thực hiện mà không ngại bất kì thế lực nào, miễn mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Như thế, nếu không sợ những điều không đáng sợ, giới trí thức Cham vẫn có thể làm nên nhiều chuyện” (tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1-2006).

Continue reading

Tôi & chánh trị-20. XIN ĐỪNG LO CHO TÔI

Nietzsche: “Con người là dòng sông dơ bẩn. Phải là biển cả bao la mới có thể dung chứa những dòng sông dơ bẩn kia, mà không để ô uế mình”.

Mấy sư cố cộng đồng Cham vừa qua, khi mấy mẻ đẩu đâu lạc qua nhà tôi, vài bạn FB có vẻ lo cho tôi. Rằng, bởi quá bất công – tôi có thể chán và bỏ dở công cuộc. Rằng, do quá oan – tôi không chịu nổi, và bị bứt: phản ứng lại. Và khuyên tôi: hãy bỏ qua, mạnh mẽ lên để tiếp tục.

Continue reading

Tôi & chánh trị-19. TAPAK PO SWAK – THÀNH THẬT THÌ TRỜI MIỄN

[Thư cho bạn trẻ Cham]

“Thành nghĩa là thật lòng, không dối mình dối người, không giả nhân giả nghĩa. Việc phải dù [nguy đến] tính mạng cũng không từ, việc phi nghĩa dù phú quý cũng không tưởng…” (Nguyễn Bá Học)

Cháu mến!

Vài dòng trước về cei Sara.

Năm 1982, tiểu thuyết Fulro? của Ngôn Vĩnh ra đời làm tung bụi dư luận Cham. Bà con lấm lét ngó nhau. Chục dấu hỏi, trăm, ngàn dấu hỏi loang như nỗi sợ trồi lên hay giấu kín? Tôi qua thầy Tỷ nghĩ cách giải trình. Cạnh thư riêng, thầy trò còn có bức thư chung lấy chữ kí mươi nhân sĩ. Về Nhà Vãng lai Sắc tộc ở Phan Rang, về Trường Pô-Klong không phải Mỹ mà do Cham góp tiền làm, về Trung tâm Văn hóa Chàm ngoài công lao Cha Moussay còn có công sức bà con Cham. Thư được chép nhân bản gửi đi các nơi có thẩm quyền. Chuyện buồn cười, có vị kí chưa ráo mực đã hộc tốc chạy xin rút lại chữ kí.

Continue reading

Tôi nghĩ về chính trị-18. BIẾT, ĐỂ GIẢI SÂN HẬN

1. Chết oan

Tinh thần giải sân hận bàng bạc trong trường ca Ariya Glang Anak. Tôi đã viết nguyên một chương về tinh thần này trong Hàng Mã Kí Ức, và lần nữa nhấn mạnh ở Minh Triết Cham.

Tôi nhớ lần đầu tiên đề cập đến cụm từ “giải sân hận” ở web Inrasara.com, bị một bạn phê phán “ông Sara muốn thế hệ trẻ Cham quên quá khứ”. Hiểu vậy là sai. Nhớ quá khứ, hiểu lịch sử để lấy lịch sử làm bài học cho hôm nay và mai sau.

Sinh mệnh Cham trên đe dưới búa, cần học khôn từ sai lầm cũng như nỗi oan của thế hệ đi trước, để sống sót. Các câu chuyện đau buồn nay được kể ở đây, cũng nên hiểu từ/ trên tinh thần đó.

Cộm nhất là hai đứa con ông Huyện nổi tiếng Dương Tấn Phát.

Continue reading

Tôi nghĩ về chính trị-17. KHÓC LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU

[Pleure, pays bien aimé, hay NINH THUẬN THỰC SỰ CẦN GÌ?]

Suốt dòng lịch sử, và cả hôm nay, Ninh Thuận thực sự cần 3 thứ: Nước, Văn hóa Cham & Du lịch Bán Sa mạc. Cần, lo cho nó, và được nó trả lại cả vốn lẫn lãi…

NƯỚC

Ninh Thuận là vùng đất tốt, kẹt là thiếu nước. Thế nên, nhà chính trị nào giải quyết được vấn đề này, là được lòng dân Ninh Thuận. Po Klaung Girai nổi tiếng với Đập Nha Trinh. Còn Po Rome dù làm cho Champa mất nước (?), nhưng được bà con biết ơn qua Đập Mưren.

Continue reading