Sự kiện văn hóa Chăm trong năm 2010

Năm mới 2011 đã đến, thử nhìn về năm cũ có những sự kiện nào nổi bật đã diễn ra liên quan đến các hoạt động văn hoá – xã hội Chăm. Dưới đây, là những sự kiện xảy ra đáng chú ý.

Sự kiện 1: 5 bạn thơ trẻ Chăm nhập cuộc văn chương Việt Nam.
Vào ngày 28-2-2010, nhân kỉ niệm Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 8 và đón chào Đại lễ ngàn năm Thăng Long Hà Nội, lần đầu tiên gương mặt 5 bạn thơ trẻ người Chăm là Đồng Chuông Tử, Jalau Anưk, Tuệ Nguyên, Bá Minh Trí, Sonputra xuất hiện chính thức tại Văn Miếu – Hà Nội Continue reading

Jaya Bahasa: Có cần lập mạng truyền thông xã hội cho người Chăm?

Thời đại khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, vai trò của truyền thông càng quan trọng trong cuộc sống, hàng ngày các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp cho cộng đồng một lượng thông tin đa dạng có tác động đến lối suy nghĩ và hành vi của mọi người. Phương tiện truyền thông mang lại những kinh nghiệm xã hội, giá trị văn hoá chuẩn mực. Mỗi cá nhân chịu sự ảnh hưởng của truyền thông không giống nhau có khi coi trọng, xem nhẹ, đánh giá tích cực hay tiêu cực Continue reading

Jaya Bahasa: Điểm sách Văn hóa Chăm, nghiên cứu và phê bình

1. Vài nét về tác giả Sakaya.
Sakaya là một học giả không còn xa lạ trong giới nghiên cứu dân tộc học ở Việt Nam, anh được biết đến qua các công trình khảo cứu về văn hoá, lễ hội, tôn giáo của người Chăm. Các tác phẩm tiêu biểu như Nghề gốm cổ truyền của người Chăm (2001), Lễ hội người Chăm (2003), Nghề dệt cổ truyền của người Chăm (2003), Luật tục người Chăm và Raglai (Phan Đăng Nhật chủ biên, 2003), và nhiều bài viết khoa học khác đã được đăng trên các tạp chí khoa học. Sau một thời gian làm nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm ở Ninh Thuận Continue reading

Jaya Bahasa: Văn hóa chợ thông tin

Chợ thông tin là những tin tức điện tử hình thành và phát triển cùng với sự xuất hiện của hệ thống mạng Internet, chỉ cần lập ra một trang Website rồi đăng bài lên, liền sau đó, các tin tức đưa ra được phổ biến rộng rãi trên toàn cầu chỉ bằng một cái enter. Hoạt động của loại hình chợ này mang lại sự tiện ích rất lớn vì có thể viếng thăm ở mọi lúc mọi nơi.
Người Chăm sinh sống theo từng cụm cộng đồng cùng chung niềm tin và tín ngưỡng phân bố khắp tỉnh thành Việt Nam Continue reading

Jaya Bahasa: Văn hóa chợ làng Chăm

Khi nói đến chợ người ta sẽ liên tưởng ngay đến tụ điểm mà ở đó có thể tìm mua được những vật phẩm cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày và công việc đi chợ thường gắn liền với người phụ nữ. Ngày nay một cảnh tượng thường bắt gặp trong làng quê Chăm là có sự mọc lên vài cái chợ nhỏ ở trung tâm làng. Ban đầu, chợ được nhóm họp do nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa những người dân trong làng và liên làng khác Continue reading

Jaya Bahasa: Quan niệm về diễn đàn báo chí người Chăm

Ngày nay việc sinh hoạt trên diễn đàn báo chí không còn xa lạ với đông đảo bạn đọc người Chăm, trong bài viết này thử điểm qua một số tạp chí, trang web điện tử do người Chăm sáng lập và điều hành để giới thiệu văn hoá Chăm với thế giới bên ngoài hầu thấy được bức tranh sống động về hoạt động của người Chăm trên toàn cầu. Ở đây, chỉ dừng lại tìm hiểu quan điểm của các diễn đàn chứ không đi sâu vào nội dung đang được đăng tải và bàn luận.

1. Trước năm 1975.
Mọi sinh hoạt văn hoá của người Chăm vẫn còn khép kín ở làng quê, sự giao lưu văn hoá bên ngoài rất hạn chế chỉ một số ít sinh viên, công chức có điều kiện đi ra đô thành Sài Gòn sinh sống và làm việc mới có cơ hội tiếp cận được với báo chí Continue reading

Jaya Bahasa: Mừng sinh nhật lần thứ 57 của chị Nguyễn Thị Thúy Hằng


* Thuý Hằng và Chế Linh hạnh phúc bên nhau.

Trong lịch sử Champa cuộc hôn nhân với người ngoại quốc thường để lại một nốt trầm xao xuyến dù là tầng lớp đế vương hay thường dân, mở đầu là cuộc hôn nhân của Sri Harijit người anh hùng lãnh đạo nhân dân Champa đứng lên đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên Mông vào cuối thế kỉ XIII. Đây là đoàn quân hiếu chiến và đang hung hăng khi đã làm chủ được tình hình trên chiến trường Châu Âu và đang trên đà bành xuống Đông Nam Á Continue reading

Jaya Bahasa: Tưởng nhớ nhà giáo Đàng Năng Quạ

* Nhạc sĩ Đàng Năng Quạ (phải – cuối) trong đợt chuẩn bị cho phim Văn nghệ Dân gian Chăm do Inrasara tổ chức hè 1998.

Nhà giáo Đàng Năng Quạ ( sinh ngày 23-09-1932 mất ngày 28-10-2007), lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Hamu Crauk (Bầu Trúc-Phan Rang), một làng quê Chăm nổi tiếng về nghề thủ công làm từ gốm đất. Sau khi tốt nghiệp Trường Quốc gia sư phạm Sài Gòn (khoá 1957-1960), ông được bổ nhiệm dạy học ở tỉnh Quảng Nam. Đến năm 1966, ông chuyển công tác về Phan Rang để cùng với đồng nghiệp là thầy Thành Phú Bá xây dựng sự nghiệp “trồng người” chăm lo việc học tập và sinh hoạt của học sinh Trường Trung học An Phước tiền thân của Trường Trung học Pô-Klong Continue reading

Jaya Bahasa: Điểm luận Tagalau 11

Sự ra đời của Tagalau – Tuyển tập sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hoá Chăm vào năm 2000 như một sự kế thừa truyền thống say mê văn học của người Chăm trong lịch sử. Trước khi có Tagalau người Chăm cũng đã từng có những nội san, tạp san để giới thiệu văn hoá Chăm và đăng tải những sáng tác thơ, văn bằng tiếng Việt và tiếng Chăm. Tiêu biểu như: Nội san Ước Vọng xuất bản số đầu tiên vào năm 1968 do thầy và trò Trường Trung học Pô-Klong thực hiện nhằm tạo môi trường sinh hoạt văn nghệ cho học sinh tập sáng tác. Tuy tính chất chỉ thu hẹp trong phạm vi học đường nhưng nội san đã trở thành địa điểm chú ý của cả xã hội Chăm ở Panduranga và nhanh chóng có sức ảnh hưởng, lôi cuốn

Continue reading

Bá Minh Truyền: Làng Chăm khai lễ Katê

Thông tin tác giả
Họ và tên: Bá Minh Truyền
Địa chỉ: 135B Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp. HCM
Phone: 0903347986. Email: truyenphanrang@yahoo.com


* Tạo hình múa mừng Katê – Photo Inrajaya.

Từ bao đời nay, cứ đến ngày đầu tiên của tháng 7 Chăm lịch (khoảng đầu tháng 10 Tây lịch). Người Chăm ở Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận) lại hân hoan khai lễ Katê trên các đền tháp Champa. Năm nay, lễ Katê chính thức diễn ra vào ngày 6, 7 tháng 10 năm 2010. Katê là một nghi lễ lớn trong văn hoá Chăm nhằm tưởng nhớ đến các bậc vua chúa, anh hùng dân tộc, những người có công đối với đất nước và là dịp con cháu quay quần bên mái ấm gia đình để tỏ lòng thành đến gia tiên, ông bà đã khuất bóng Continue reading