Jaya Bahasa: Câu chuyện về Ja Mlen – Chế Linh ít được biết đến


 

Vào những thập niên 60, 70 của thế kỉ XX trong làng giải trí văn nghệ miền Nam xuất hiện một nam ca sĩ với chất giọng hát liêu trai gốc người Chàm. Tiếng hát ai oán cùng những tình khúc nói về lứa đôi tan vỡ và những cách trở của quê hương như chính thực trạng của đất nước đang có chiến tranh. Vì vậy, nó đã lôi cuốn làm mê muội người nghe một cách kì lạ. Người ca sĩ đó mang tên Chăm là Ja Mlen, ở palei Hamu Tanran, tỉnh Ninh Thuận. Sau này, nổi tiếng với nghệ danh Chế Linh Continue reading

Jaya Bahasa: Văn hóa và giáo dục người Chăm ở Ninh Thuận trong lịch sử

TÓM TẮT

            Người Chăm sinh sống trong nhiều tỉnh thành Việt Nam và trên thế giới. Riêng ở Ninh Thuận  những nét văn hoá ảnh hưởng từ tôn giáo Ấn Độ và Islam giáo, tạo nên một bản sắc văn hoá độc đáo không thể nhầm lẫn với nơi khác trong sinh hoạt cộng đồng. Trên cơ sở nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, chịu phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, hình thành cách thức ứng xử của người Chăm thích sự hài hoà với môi trường sống. Vì vậy, không phải ngạc nhiên về mọi hoạt động văn hoá và xã hội đều bị tác động từ các yếu tố tâm linh.

Continue reading

Jaya Bahasa: Điểm luận Tagalau 12

* Jaya Bahasa phát biểu tại Giao lưu về Hàng mã kí ức, 5-2011 – Photo Inrajaya.

Tuyển tập Tagalau ra đời vào đầu thế kỉ XXI (năm 2000), trải qua hơn thập niên định hình và tiến triển đã mang đến một môi trường sinh hoạt văn hoá tinh thần cho người Chăm. Qua đó, giúp bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá Chăm, tô điểm cho văn hoá Việt Nam thêm đa dạng. Với khoảng thời gian qua, Tagalau đã có bước chuyển như thế nào và định hướng phát triển trong tương lai ra sao? Thì Tagalau 12, phần nào giải đáp cho thắc mắc trên. Trong bài điểm luận này, không nhằm đánh giá chất lượng của các bài viết mà chỉ nhận xét về định hướng phát triển của Tagalau thông qua nội dung bài viết Continue reading

Jaya Bahasa: Giữ gìn sự trong sáng của chữ Chăm Akhar thrah

Trong lịch sử người Chăm đã sử dụng nhiều loại chữ viết khác nhau để ghi chép trên bia đá, chỉ dụ, sắc lệnh, văn kiện ngoại giao, địa bạ, những lời kinh cúng tế, văn chương v.v. Trong đó, có loại chữ Akhar thrah được khắc lên bia đá ở ngôi đền tháp Po Rome vào thế kỉ XVII. Cho đến bây giờ, chữ Akhar thrah vẫn còn thịnh hành và được lưu truyền phổ biến trong cộng đồng người Chăm ở Pangdurangga. Bài viết “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Chăm Akhar thrah” giới thiệu qua việc dạy và học chữ Chăm diễn trình như thế nào? Qua đó, nhận xét về tác phẩm “Sap ChamContinue reading

Jaya Bahasa: Lá thư từ Chang Shin

Vĩnh Cửu, ngày 24 tháng 05 năm 2011

Chị Sun A mến !

Đầu thư cho em hỏi thăm sức khoẻ của chị và gia đình. Từ khi kết thúc khoá học, chị và em chẳng được gặp nhau nữa nhỉ. Nhìn lại 3 năm trôi qua sao nhanh thế. Nhớ ngày khai giảng chị ngồi sau lưng. Em hỏi chị có phải là người Hàn Quốc không ? Chị hơi bị víu bởi câu hỏi bất ngờ của lớp trưởng phải không ! Em rất ấn tượng về khả năng diễn đạt tiếng Việt của chị. Đôi khi, chị cứ đảo lộn subject, hay khiến em nhằm lẫn giữa đồng ý và không đồng ý Continue reading

Jaya Bahasa: Góp ý về talk show ilimo Champa của Mila Hani

 

Những việc làm nhỏ mang tính chất vui là chính, đôi khi đem đến nhiều giá trị về tinh thần và vật chất. Trường hợp của Don Nguyễn là một ví dụ. Anh hoá trang vào các vai diễn nhí nha nhí nhảnh, hát nhép tùm lum tùm la, hoá thân làm cụ bà, cô gái xấu xí nhất và cả sò lụa nữa để khiến khán giả phải nực cười. Ban đầu, anh chỉ lộ diện trên youtube  giúp mọi người giải stress. Sau đó, anh trở nên nổi tiếng được mời đi lưu diễn chính thức. Ngoài ra, anh còn được mời làm quảng cáo sản phẩm trên truyền hình Continue reading

Hàng mã kí ức 01: Jaya Bahasa

Từ hôm nay, Chuyên đề Hàng mã kí ức sẽ đăng liên tục các Cảm nhận, Tham luận, Phê bình về tiểu thuyết này – như là cách chuẩn bị cho Buổi Ra mắt Sách vào sáng 21-5-2011.

Các độc giả tham gia có thể viết Cảm nhận ngắn hay bài Phê bình, tùy thich gửi Inrasara.com.

Kinh Inrasara

*

ĐI TÌM BẢN TRƯỜNG CA BỎ HOANG

hay Những câu chuyện kể về Chăm qua cái nhìn của Inrasara & Hồ Trung Tú

Thời gian: 8:30 – 10:40 sáng 21-5-2011

Người tham gia dự kiến: 60 người

Thuyết trình: Inrasara & Trà Vigia, Jalau Anưk: 1 giờ.

Chương trình văn nghệ xen kẽ Continue reading

Jaya Bahasa: Một biểu tượng chỉ hiệu nghiệm khi được nhìn thấy

Sự xuất hiện ba trung tâm văn minh Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo ở Việt Nam – sau này,  hình thành nên ba quốc gia độc lập Đại Việt, Champa và Phù Nam thời cổ đại – đã được phát hiện qua những ghi chép sử liệu thành văn, bia kí, và các hiện vật khai quật khảo cổ học. Trong đó, vương quốc Champa ra đời vào cuối thế kỉ thứ II, có lịch sử phát triển liên tục nằm trong vùng phi Hoa hoá. Nhưng tiếp biến văn hoá Ấn Độ sâu sắc, từ hệ tư tưởng đến các thiết chế văn hoá, xã hội. Continue reading

Nhân vật con thỏ, hiện thân của trí thông minh trong truyện cổ Chăm

Jaya Bahasa kể
(để cổ động loạt bài: Người Chăm có thông minh không?)

Trong nhóm truyện về các con vật hoang dã thường xuất hiện môtíp “mẹo lừa” với mật độ cao. “Mẹo lừa” hấp dẫn người đọc ở sự thông minh, giỏi ứng đối của các con vật trong mọi tình huống hơn là hậu quả của hành vi lừa gạt xét về mặt đạo đức. Mẹo lừa còn là vũ trí để con người hay những con vật nhỏ bé chống lại sự đe doạ của thiên nhiên và những con vật to lớn, hung dữ để tồn tại. Mẹo lừa là một hình thức “tập khôn” của người xưa, là mơ ước của con người trong thời kỳ mà trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi sự vật, hiện tượng xung quanh đều bí ẩn và đáng sợ. “Tập khôn” để tồn tại thì dù với hình thức nào cũng đáng được ngợi ca và trân trọng Continue reading

Jaya Bahasa: Đọc sách Có 500 năm như thế của Hồ Trung Tú

Lịch sử luôn được nhận thức lại theo những quan niệm mới về sử học, khi có sự khám phá mới, qua những di chỉ khảo cổ học và các trầm tích của văn hoá được lộ thiên.Việc hoài nghi về giá trị nhận thức lịch sử là đề tài được các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hoá thường đặt ra. Công trình Có 500 năm như thế bản sắc Quảng Nam từ gốc nhìn phân kỳ lịch sử của Hồ Trung Tú không nằm ngoài tư duy đó. Nhưng quan trọng là Hồ Trung Tú đứng ở góc độ nào ? Phương pháp luận sử học nào để đưa ra kiến giải mới ? Bởi vì, những tri thức lịch sử ghi nhận sự biến mất của người Champa ở xứ Quảng đã được xác lập từ hàng bao thế kỷ qua. Bằng thao tác khoa học nghiêm túc, khảo cứu thực địa, Hồ Trung Tú đã chọn một góc nhìn để tiếp cận vấn đề Continue reading