Jaya Bahasa: JALAN MELAKA

Cuối năm 2015, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã đặt bút kí thống nhất trở thành cộng đồng chung ASEAN. Đây là cơ hội và thách thức cho sự phát triển chung của khu vực. Văn hoá Chăm có nhiều nét giống với các quốc gia láng giềng. Người Chăm đã chuẩn bị gì để hội nhập và phát triển ?. Bài tuỳ bút dưới đây chỉ là những cảm nhận về văn hoá Chăm và văn hoá Malaysia. Nhằm mục đích góp phần tăng cường sự hiểu biết về nền văn hoá Đông Nam Á.
Việt Nam trong mối quan hệ Đông Nam Á
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nhưng sự hiểu biết lẫn nhau còn rất hạn chế. Điều này, phải chăng là người Việt không có phương tiện để ra khơi vươn ra biển lớn. Hay xuất phát từ sự khác biệt bởi yếu tố văn hoá. Nhìn lại, những trang lịch sử, các câu truyện cổ tích người Champa đã có thời kỳ làm chủ trên vùng biển đảo rộng lớn, được mệnh danh là những con người can đảm gắn cuộc sống với biển cả. Theo như câu nói cửa miệng của người Chăm là “Lingik tasik ley”-trời biển ơi. Văn hoá Chăm là nền văn hoá lúa nước, ăn cơm bằng tay. Còn người Việt thì ăn cơm bằng đũa giống như người Trung Hoa. Có lẽ, người Chăm sẽ ngạc nhiên khi xung quanh họ vẫn còn có các quốc gia ăn cơm bằng tay. Tại các nhà hàng sang trọng hay quán ăn ven đường dễ dàng bắt gặp người dân Malaysia, India dùng tay để ăn cơm. Văn hoá này, trước đây cũng khá phổ biến ở người Chăm. Nay, thì hiếm thấy. Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO SAH INÂ

Truyện kể rằng, vào năm 1440 vua nước Jek mang quân đến đánh chiếm nước Chăm, đặt nền cai trị cho đến 37 năm sau người Chăm mới có vua trở lại. Vua nước Jek bắt Po Sah Inâ mang về làm thê thiếp, sinh được một người con trai tên là Lê An dưới triều đại Lê Nhân Tông. Po Sah Inâ có một người em trai tên là Kathit và hai người cháu tên là Kabrah và Kabih.

Người em trai Kathit lên làm vua vào năm 1445. Lúc Po Sah Inâ bị vua Jek bắt đi, thì hai người cháu chạy trốn vào vùng Pacam sinh sống ở làng người Raglai, cải trang thành người Raglai. Hàng này, đi làm ruộng để mưu sinh. Hơn 67 năm người Chăm không có người kế vị ngai vàng để cai trị đất nước, đi tìm tung tích gia đình hoàng gia khắp nơi cũng không thấy. Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO INA NAGAR

[dịch từ nguyên bản tiếng Cham]

Ngày xưa, có hai vợ chồng người Chăm đã chung sống với nhau nhiều năm. Nhưng, vẫn không có con cái. Hàng ngày, hai ông bà đi làm rẫy ở núi Galeng thuộc kinh đô Aia Trang. Trên vùng đó, bây giờ người Kinh gọi là làng Đại An. Hai vợ chồng mưu sinh bằng nghề trồng dưa hấu. Đến mùa dưa hấu chín, mỗi sáng đi thăm vườn dưa hai ông bà lão đều thấy trái dưa bị hái trộm rơi rớt khắp nơi. Những vết chân người còn in đậm trong đám rẫy dưa. Nhưng, giữa chốn hoang mạc của rẫy dưa đâu thấy bóng dáng con người lai vãng qua lại. Continue reading

Jaya Bahasa: KATÊ, KÝ ỨC NHỮNG NGÀY ĐI CHƠI

Ký ức về lễ hội Katê trong tôi có khác với bây giờ bởi những đổi thay của đời sống nơi miền quê đang diễn tiến hàng ngày. Vào những thập niên 90 của thế kỉ XX, khi gần đến ngày tổ chức lễ hội Katê, lứa học sinh chúng tôi được nhà trường phân công lo dọn dẹp những đóng rơm trong sân bóng, để có không gian cho đội múa tập diễn. Thanh niên thì vào rừng chặt cây tre, cây có gai về làm cổng chào, dựng hàng rào xung quanh sân bóng đá. Tất cả, du khách đến xem múa tập thể, xem nghi lễ rước Y Trang của Po Inâ Nâgar phải mua vé vào cổng và gửi xe tại nhà dân. Mọi công tác tổ chức điều do người dân tự phân công nhau thực hiện. Hướng dẫn đội múa do thầy Đàng Năng Quạ trực tiếp làm đạo diễn, sau này thầy Phú Văn Xã tiếp nối. Khi đến xem các bạn các chị tập múa tôi nhớ thầy Quạ dạy cho kỹ thuật cầm cây quạt, nhún chân rất đẹp. Nếu múa đúng thì người múa chỉ giơ cây quạt không qua vai, nét đẹp của múa Chăm ở chỗ cổ tay, cánh tay, nét biểu cảm của ánh mắt, khuôn mặt. Continue reading

Jaya Bahasa: LỄ HỘI KATÊ CỦA NGƯỜI CHĂM

Lễ hội Katê là một trong những công lễ lớn và quan trọng của người Chăm ở Panduranga được tổ chức định kỳ hằng năm trên các đền tháp Champa. Mục đích của lễ hội nhằm để tưởng niệm các vị nam thần, anh hùng dân tộc và những người có công lao trong quá trình vận động của lịch sử Champa.

Mỗi khi đến tháng bảy theo lịch của người Chăm (khoảng đầu tháng 10 dương lịch), các vị chức sắc tôn giáo họp dân làng lại, chuẩn bị các lễ vật cần thiết để lên tháp cúng tế. Bởi vậy, hướng dẫn người dân đi cúng lễ ở trên đền tháp bao giờ cũng có giới chức sắc như Po Basaih, Po Adhia, Kadhar, Pajuw và Camanei. Continue reading

Jaya Bahasa: BÌNH THUẬN TỔ CHỨC THÀNH CÔNG NGHI LỄ PARALAO KASAH

Vào ngày 1 và 2 tháng 10 năm 2015, người Chăm tỉnh Bình Thuận tổ chức nghi lễ Paralao Kasah tại cửa biển ở xã Phước Thể, huyện Tuy Phong.
Nghi lễ Paralao Kasah là một nghi lễ lớn và quan trọng của người Chăm Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận). Tính chất đặc biệt của nghi lễ Paralao Kasah là tổ chức tại các cửa biển, có sự hiện diện của chức sắc Ahiér và Awal, có sự tham gia của nhiều giáo phái như Po Basaih, Kadhar, Maduen, Po Acar và Ka-ing. Nhằm mục đích cầu đảo, cầu an, mong cho mưa thuận gió hoà, cây trồng và vật nuôi sinh sôi, phát triển tốt, con người có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Continue reading

Jaya Bahasa: KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG HỌC PÔ KLONG (1/10/1965-1/10/2015)

Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, hệ thống thuộc địa của Pháp ở Đông Dương bị sụp đổ. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời và tiếng Việt được chọn làm ngôn ngữ chính thức trong giáo dục và giao tiếp trong cộng đồng quốc gia đa tộc người. Tuy nhiên, nền độc lập của Việt Nam kéo dài không bao lâu, người Pháp quay trở lại. Do đó, ảnh hưởng của giáo dục Việt Nam chưa đi sâu vào các làng quê Chăm. Ngày 18-11-1946, chính phủ Pháp cho thành lập Trường École des Cadres Chams Phan Rang do ông P. Fayolle làm Hiệu trưởng, nhằm mục đích đào tạo cán bộ người Chăm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, hành chính và thông ngôn. Để được học tại Trường này những học sinh người Chăm phải đạt trình độ tốt nghiệp bậc Tiểu học. Lớp học tổ chức được 2 khoá thì trường đóng cửa. Nhờ đó, mà người Chăm có lực lượng trí thức Tây học. Năm 1954, Hiệp định Genève được kí kết, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành 2 miền Nam và Bắc với 2 chế độ chính trị khác nhau. Người Chăm Ninh Thuận nằm ở phía Nam của đất nước chịu ảnh hưởng của không gian văn hóa và giáo dục Việt Nam Cộng hoà. Continue reading

Jaya Bahasa: SAI PHẠM TẠI TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THCS NINH PHƯỚC, SUY NGHĨ VỀ GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PÔ KLONG

Po-Klong-Nusinh
[ảnh do tác giả cung cấp]
Thời gian gần đây, trên trang báo điện tử của báo Đại Đoàn Kết có đăng bài viết của Thùy Trang về những sai phạm nghiệm trọng xảy ra tại Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) Nội trú Trung học Cơ sở (THCS) Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Trong bài viết mang tên “Sai phạm tại Trường PTDT Nội trú THCS Ninh Phước đã rõ” đăng ngày 14-09-2015. Tác giả Thùy Trang đề cấp đến vấn đề tham nhũng của ông Phó Hiệu trưởng Trần Đình Toản đã lợi dụng chức vụ của mình có hành vi gian lận, dối trá trong việc mua sắm tài sản công, có hành vi chiếm công vi tư, ăn chặn tiền học bổng của học sinh người dân tộc thiểu số. Ngoài những vi phạm trên, theo tác giả bài báo, ông Trần Đình Toản tuy là một nhà giáo làm lãnh đạo nhưng có lời nói không phù với môi trường sư phạm. Mặt khác, ông Toản còn trù dập, đe doạ sa thải các giáo viên, người lao động nào dũng cảm dám đứng lên bảo vệ lẽ phải, tố cáo hành vi sai phạm của ông trước dư luận. Continue reading

Giới thiệu sách: Jaya Bahasa: TRÒ CHƠI DÂN GIAN NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN

SAMSUNG DIGITAL CAMERA

SAMSUNG DIGITAL CAMERA


Ngày nay, khi trò chơi điện tử phát triển mạnh, không gian sống ở các làng quê đang trong quá trình đô thị hoá thì những trò chơi dân gian mà trẻ em thường chơi vào những tháng nghỉ Hè hay những đêm trăng rằm biến mất dần. Các trò chơi điện tử mang lại sự thích thú cho trẻ em, bên cạnh đó cũng có những tác động không tốt đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến học tập và tâm lý trẻ em ở độ tuổi học đường. Continue reading

Jaya Bahasa – Giới thiệu sách: NGỮ PHÁP TIẾNG CHĂM

Nghiên cứu sớm nhất về người Chăm vẫn là các học giả phương Tây. Từ thế kỉ XIX-XX, người Pháp đã công bố hàng loạt các công trình nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc đền tháp, văn khắc, lịch sử và ngôn ngữ Champa. Đặc biệt, là việc biên soạn từ điển và ngữ pháp tiếng Chăm. Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về lịch sử và nền văn minh Champa, tác giả Gérard Moussay là một linh mục người Pháp từng sinh sống và làm việc ở Việt Nam trước năm 1975 đã có những đóp góp quan trọng trong việc nghiên cứu văn hoá Chăm. Continue reading