Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ YANG PATAO

Ngày xưa khi mới hình thành trái đất và sự sống đất nước người Chăm có nhiều nhân tài. Nhưng xứ sở vẫn chưa có người làm vua. Từ lúc, Patao Rat Bin Thuer từ nước Jawa đến sinh sống trên một hòn đảo giữa đại dương cách xa đất liền nên chẳng mấy ai đến đó được. Ban đầu, Patao Rat Bin Thuer cũng chỉ là hạng thường dân thôi. Nhưng, khi đến đất nước người Chăm nó lại đòi lên làm vua.

Po Kei Glaong hỏi Patao Rat Bin Thuer: Anh làm vua nước Chăm thì thần dân sẽ nộp thuế và triều cống cho anh như thế nào đây ?
Patao Rat Bin Thuer trả lời: hàng năm hãy tiến cung cho ta một người mỹ nữ.
Nghe vậy, Po Kei Glaong không đồng ý. Nhưng, nếu không thực hiện thì Patao Rat Bin Thuer sẽ gây chiến.
Po Kei Glaong nói lại với Patao Rat Bin Thuer: Bây giờ tôi với anh đánh nhau, nếu anh thắng tôi thì anh sẽ lên làm vua nước Chăm. Hằng năm, tôi chấp nhận triều cống một người thiếu nữ xinh đẹp theo đòi hỏi của anh. Còn nếu như anh thua thì anh phải quay trở về nước Jawa. Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO KATHIK DHIK

Po Kathik Dhik có tên gọi khác là Po Anit. Trong dân gian gọi như thế vì ông quá si mê yêu thương công chúa nước Jek. Vào năm con Thỏ, ông lên ngôi vua ở kinh đô Prang Darang. Lúc đó, khi đến cuối năm thì người Chăm phải đóng sưu thuế cho vua nước Jek. Po Jai Paran là em ruột của Po Kathik Dhik con của Po Klaong Haluw. Hai anh em cảm thấy dân tình nghèo khổ hàng năm đến kỳ đóng thuế nặng nề cho nước Jek. Bao nhiêu tài sản quý đều ra đi, chống lại thì cũng chẳng nổi.

Một hôm, nửa đêm khuya Po Jai Paran thèm thuốc lá ông có thói quen hút thuốc bằng tẩu. Nên, ông sai người hầu đi mồi lửa để hút thuốc. Người hầu mang tới một cục than lửa đang cháy đỏ hồng. Po Jai Paran cầm chiếc tẩu thuốc châm lửa mãi cũng không cháy điếu thuốc. Mặc dù, than lửa vẫn còn cháy. Hút thuốc không được, ông cầm thuốc rê bỏ vào miệng và nuốt vô bụng luôn. Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ JARO DUEN

Người xưa kể lại rằng, Po Bargina, Po Nâbi Jawét và Po Nâbi Sulei Man làm việc ở trên thiên giới cai quản chúng sinh. Đầu tiên, 3 vị có sáng tạo ra một người tên là Jaro Duen để giúp việc cho mình. Theo thời gian, Jaro Duen đã thành thạo các công việc được giao phó. Po Uw Aluah truyền lệnh cho Po Bargina mang linh hồn cho muôn loài trên trái đất như con người, con trâu, con cọp, con rắn, con voi, con nai, con heo, con chuột, sâu bọ, để được bất tử.
Đầu tiên, Po Bargina trao linh hồn bất tử cho Po Nâbi Jawét và Po Nâbi Sulei Man mang linh hồn đi nhưng cả 2 vị đều không dám nhận. Cho nên, Po Bargina gọi người bầy tôi của mình là Jaro đến hỏi.
Po Bargina nói với Jaro: con mang linh hồn đi cho muôn loài được không?
Jaro đáp lại: Tất cả, mọi công việc ở trên trời thần đều đảm nhận được. Huống chi, việc mang linh hồn cho thế gian mà thần không làm được hay sao! Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO HALUW AIA VÀ PO YANG IN

Ngày xưa, Po Haluw Aia và Po Kabai kết nghĩa bạn bè chơi thân với nhau. Hai người thường xuyên rủ nhau đi săn bắt thú rừng. Đi săn ở đâu cũng rủ nhau và thường hẹn gặp nhau tại núi Jer để chia thịt săn được mỗi người một phần mang về nhà. Po Haluw Aia thì ở tại đầu nguồn nước trên núi Ja Mbaong thuộc xứ Atain. Còn Po Kabai thì ở trên núi War Kubaw thuộc các làng Tanran, Bingu. Từ núi Waong đến núi Kubaw Linga cũng nhìn thấy nhau. Po Haluw Aia có bàn bạc với Po Kabai khi nào thuận tiện sẽ làm một cái chòi trồng bông tại cánh đồng Hamu Phaw cho gần nhau. Nghe lời bạn, Po Haluw Aia chuyển đến ở tại Hamu Phaw. Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ NGƯỜI NHẬT BẢN, PHÁP VÀ VIỆT MINH

Vào những năm đầu thế kỉ XX những ghi chép về làng quê Chăm bằng văn bản Akhar Thrah rất hiếm thấy. Nếu như văn bản Ariya Po Pareng cung cấp những thông tin thú vị về cuộc hành trình một nhóm người Chăm đi tìm kiếm, nghiên cứu và sưu tầm hiện vật thuộc nền văn minh Champa ở khắp miền Trung Việt Nam thì văn bản dưới đây là một sử ký ghi nhận những sự kiện đã từng xảy ra ở các làng Chăm và Raglai thuộc tỉnh Ninh Thuận. Tư liệu phản ánh bối cảnh xã hội Chăm thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, với sự xuất hiện của các lực lượng quân sự Pháp, Nhật và Việt Minh. Nguồn tư liệu này, do ông Quảng Văn Đại ở thôn Chất Thường, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận sưu tầm và lưu trữ. Nội dung chính của sử ký gồm có 32 trang, viết trên giấy gió, mực Tàu, không có ghi tên tựa đề và tác giả.
Xin chân thành cảm ơn ông Quảng Văn Đại đã hiệu đính phần chữ Chăm và nghĩa tiếng Việt, ông Bá Văn Thứ ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước đã tham gia đọc văn bản tiếng Chăm, giải thích những địa danh và sự kiện lịch sử. Trong phần dịch sang tiếng Việt, chúng tôi cố gắng dịch đúng với văn phong tiếng Chăm mà vẫn đảm bảo sự trong sáng nghĩa tiếng Việt, những đoạn chữ Chăm bị mờ, mất nét hoặc không đọc được sẽ được để thành 3 dấu chấm […]. Continue reading

Jaya Bahasa: TỤC ĂN TRẦU CỦA NGƯỜI CHĂM

Phu nu Cham an trau
Phong tục ăn trầu đã có từ lâu đời trong đời sống văn hoá tinh thần của người Chăm. Xưa kia, người Chăm có hai bộ tộc lớn là bộ tộc Dừa (Li-u) và bộ tộc Cau (Pinâng), sự liên minh giữa hai bộ tộc Dừa và Cau hình thành nên dân tộc Chăm cho đến ngày nay.
Việc ăn trầu không phải là nhu cầu như thực phẩm mà nó thể hiện nhiều giá trị văn hoá trong ứng xử với cộng đồng. Trong đời sống ngày thường, tục ăn trầu đa phần dành cho những người đã trưởng thành. Đối với người Chăm, cả người đàn ông và đàn bà đều biết ăn trầu. Trầu cau tuy là chỉ là thứ ăn để giải trí nhưng không thể thiếu khi tiếp khách quý, dùng trong các nghi lễ và dâng cúng cho thần linh. Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO ALI

Truyện kể rằng, Po Ali là thầy dạy cho các tín đồ hành lễ trong thánh đường Hồi giáo. Po Ali cai quan thánh đường có 3 ông Imâm. Ở đó, có một Po Acar thật thà học hoài nhưng chưa xướng kinh được, chữ nghĩa cũng tối tăm. Do đó, hay bị các bạn trẻ đồng môn sai vặt, đi đâu cũng bảo Acar đi làm. Mặc dù, Acar lớn tuổi hơn nhiều. Người vợ của Acar mang cơm đến thánh đường cho Acar chay tịnh, thấy cảnh tưởng đó nên trong lòng cảm thấy xấu hổ. Người vợ bảo với chồng đã làm chức sắc Acar gần 2-3 năm rồi mà vẫn chưa được tôn chức lên hàng giáo phẩm Madin, Katip. Nếu không tiến bộ theo kịp đồng môn cứ để các Po Acar khác đáng tuổi con mình mà sai bảo thì vợ xấu mặt lắm. Bây giờ, thôi hãy đi chay tịnh nữa, mà hãy đi tìm thầy học để rành chữ nghĩa đã mới quay trở lại thánh đường, chứ để các Acar khác đáng con mình sai khiến như thế thì vợ chẳng nấu cơm mang đi nữa đâu xấu mặt với các Acar lắm. Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO KEI MAW

Ngày xưa, khi trái đất được hình thành, con người có mặt thì tạo hoá đã phân chia ranh giới đất đai và sông ngòi. Khu vực đầu nguồn sông Papraong thuộc bên Po Klaong Garai. Khu vực cánh đồng Hamu Linâc, Hamu Dalam chạy xuống Bi-nyaong thuộc về bên Po Per. Còn một nửa từ khu vực Tem Ngan chạy tiếp giáp nhau tạo thành ngã ba. Từ ngã ba sông Tapa hợp thành dòng sông lớn. Riêng bên khu vực sông Biuh thì chia đều cho hai anh em Po Kei Maw và Po Kadal. Từ Njak chạy đến Cawait Katei, đi tiếp một đoạn nữa là đến La-a chảy vào sông Njak. Hai nhánh này, chảy xuống sông Kapen. Người ta gọi là núi Laik Laow. Chảy hợp dòng thành ngã ba sông Mayok. Ngã ba sông này là thượng nguồn hồ Teng Yang, thuộc khu vực sông Biuh. Lúc đầu mới khai hoang khu vực các dòng sông lớn để trồng lúa chỉ có một con đập duy nhất người Kinh gọi là đập Lâm Cấm. Khi Po Klaong lên làm vua mới xây tháp, lập đền thờ và thấy được sự phì nhiêu màu mỡ của đất đai thuận tiện để canh tác và mưu sinh. Continue reading

Jaya Bahasa: SỬ THI PRAM MADIT PRAM MALAK

Truyện kể rằng, Po Kei Dai Merisih là đấng tạo hoá sinh ra trời, biển và quả đất đầu tiên. Rồi, từ đám mây trắng Po Kei Dai Merisih xuống hạ giới dạy chữ nghĩa cho loài người. Ở xứ sở nọ có hai chàng trai, một người tên là Pram Madit còn người kia tên là Pram Malak, hai người kết bạn chơi với nhau rất thân thiết. Pram Madit nhận làm anh. Hai người đi tìm thầy để học về chữ nghĩa, được Po Kei Dai Merisih nhận làm trò và truyền đạt ân cần, tận tình. Người thầy nhận thấy, hai cậu học trò rất sáng dạ nên có ý định gả con gái cho. Nhưng, chưa biết phải chọn ai. Thế là, người thầy thử thách tài năng hai cậu học trò bằng cách tổ chức thi bắn cung. Người nào mà bắn một mũi tên mà trúng xuyên qua 7 cây đang đứng thẳng hàng với nhau thì sẽ được cưới con gái của thầy làm vợ. Hai cậu học trò tiên đoán thấy 7 cây Tằn Năn mà người thầy sắp đặt không đứng yên một chỗ, khi thì nghiêng sang bên này lúc thì nghiêng sang bên kia. Bởi vậy, hai chàng trai biết ở dưới gốc cây Tằn Năn có con rồng đang nằm cử động. Continue reading

Jaya Bahasa: TRUYỆN KỂ VỀ PO KABRAH

Truyện kể rằng, Po Kabrah là con của Po Thit, là cháu ruột của Po Sah Inâ. Po Kabrah là anh của Po Kabih, còn Po Sah Inâ là chị gái của Po Thit. Po Kabrah lên ngôi vương cai trị vùng kinh đô Panâng. Po Iw một quan lại trong triều đình có một người con gái độ tuổi trăng tròn. Vào một hôm Po Kabrah đi săn và dạo chơi ở khu vực làng Aia Kieng thuộc vùng Aia Mih. Chuyến đi săn may mắn bắt được một con gà trống. Po Kabrah bảo quân lính đi vào nhà dân xin lúa về cho con gà ăn.

Tình cờ gặp một cô gái rất xinh ở chỗ sân phơi lúa. Cô gái cho một nắm lúa nhưng chỉ có khoảng chừng 11 hạt lúa thôi. Vì, bàn tay của cô gái rất nhỏ. Khi mang lúa về, nhà vua hỏi anh lính tại sao xin ít quá vậy. Anh lính trả lời: Ở sân lúa có một cô gái rất đẹp. Cô ấy chỉ cho có một nắm lúa, xin thêm cô ấy không cho. Nhà vua cứ suy tư trong lòng nhưng không nói ra. Sau khi đã dùng bữa cơm. Nhà vua đi ra chỗ phơi lúa, thấy cô gái dễ thương mà xao xuyến trong lòng. Nhà vua bền mở lời xin lúa của cô gái để mang về cho gà ăn. Cô gái đưa một nắm lúa cho nhà vua. Continue reading