Thư gửi con [& chung]. LÀM THẾ NÀO PHỤC DỰNG ‘TRIỀU ĐẠI’?

Bài “Kết thúc một ‘triều đại’ chăng?” đăng website Inrasara 17-4-2020, là 1 câu hỏi mở. Bốn năm rưỡi của thời gian đi qua, tiếp nối câu hỏi mở khác: “Làm thế nào phục dựng ‘triều đại’?”. Làm thế nào, không phải như Hani và tôi đã, mà là khác. Tại sao? – Bởi không thể, mà vẫn… có thể.

[1] Không thể…

Như Hani. Từ một người nữ Cham nhà quê, đùng cái xuất hiện ngay trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam: Thương xá TAX, làm 5 cuộc cải cách thổ cẩm Cham, đoạt 4 Huy chương vàng và huy hiệu Bàn Tay vàng, rồi đi khắp trời Đông trời Tây lan tỏa ngành nghề truyền thống dân tộc.

Continue reading

Hani-25. HANI, VÀI BÀI HỌC [tút cuối]

Hôm nay đúng một tuần Hani giã từ chúng ta qua ở miền đất tạm ‘tanưh paywa’. Đợi 2-3 năm nữa, nàng sẽ được hưởng Đám tang theo đúng nghi lễ Cham, ở đó lễ thiêu là nghi thức cuối cùng [sẽ thông báo sau].

Tút, như một lời tạm biệt “tặng vật” của tôi.

Giá 12 năm trước, Hani nghe lời tôi quy hồi cố hương, là tuyệt nhất. Nhà ở Chakleng có 4,5 sào đất trống, với chục tỉ trong tay, nàng tha hồ bay bổng giữa cộng đồng Cham, tôi tha hồ thực thi giai đoạn-3 đạo sĩ Bà-la-môn.

Continue reading

Hani-24. TÔI, THU XẾP LẠI ĐỜI

Jakha nói, điều đáng tiếc là nhà mình suy, kiệt nhanh quá.

Đúng, nhanh đến không kịp thở luôn. Lạ nữa, khi nhà không gặp bất kì sự cố lớn nào! Năm 2007, đang quản lí trăm công nhân dệt may, chưa kể hàng hóa cùng máy móc các loại, chỉ tính bất động sản thôi, nhà ta sở hữu vài trăm cây vàng ròng! Đích thị đại gia Cham, ở thời điểm ấy.

Vậy mà chỉ qua 18 năm, ta đã mất trắng. Hiện chỉ còn Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRAThang Tông Homestay của Jaka ở quê.

Continue reading

Hani-23. GIŨ BUỒN ĐỨNG DẬY

Tút “Hani-22. Những đứa con”, bởi tính riêng tư, xin không đăng ở đây. Tạm trích đoạn kết:

“80 ngày “nhớ quê nằm bỏ cơm”, ngoài các con và cháu con dì Trào, Jaya và Jakha gần gũi và chăm mẹ rất chu đáo, hiểu nỗi niềm của mẹ ở những ngày cuối cùng hơn ai cả!

Phim về mẹ, Jaya làm được; hồi ức, Jakha từng là cây bút đinh Spiderum sẽ làm được – chắc chắn.”

Continue reading

Hani-22. NHỮNG ĐỨA CON

Hani có 5 đứa con, mỗi người mỗi vẻ, và đều có đóng góp riêng cho gia đình.

Tôi nói với 2 con riêng của Hani: Phải rớt hai kì Đại học (khi ấy vào Đại học rất khó), cei mới cho hai đứa chuyển sang hệ khác.

[1] Con gái đầu sinh tại Campuchia, nhờ thầy Jay ôm về Việt Nam.

Continue reading

Hani-21. VỀ LỜI THẤT HỨA VĨ ĐẠI

[hay. Hani khủng hoảng niềm tin như thế nào?]

Cuộc đời Hani như một tiểu thuyết đa chương hồi. Từ tút này trở đi, tôi kể chuyện nàng liên quan với xã hội Cham, để Út làm tư liệu viết Hồi ức về mẹ. Việc phân ưu coi như dừng ở đây.

Xin chân thành cảm tạ bà con, anh chị em và bằng hữu gần xa. Karun & Thuk siam!

Tôi khóc, không phải cho 1 sinh phận – dù đáng khóc, mà KHÓC CHO 1 GIẤC MƠ NHỎ NHOI THÔI MÀ CỨ LÀM LẠC LOÀI. Chuyện 3 sinh linh Cham.

Continue reading

Hani-20. VÀ TÔI ĐÃ KHÓC

[vì đã thất hứa với Hani]

Ham sống, Hani nghĩ mình sẽ sống hơn trăm tuổi, để… làm. Dẫu sao biết mình sắp đi, không phải hôm nay mà từ Covid-19, Hani đã cho Út Jakha thu âm, ghi hình “di nguyện”. Hani đi, 3 lời [trăn trối] ở lại.

[1] Như bao cha mẹ khác: “Gia tài cha mẹ chỉ ngần ấy, đã di chúc chia đều, các con ở lại yêu thương, đùm bọc nhau, đừng vì đồng tiền mà xâu xé”.

Continue reading

Hani-19. NÀNG ĐÃ SỐNG TRỌN VẸN

Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở một làng nghèo trong một tỉnh nghèo, Hani được Bà Trời ban cho sức khỏe, nhan sắc, đính kèm hai thứ cực kì là múa và giao thiệp. 

YÊU

Yêu “nước”, Hani từ bỏ tuổi thanh xuân, đi “làm nước” thân gái dặm trường thừa sống thiếu chết

Yêu trẻ, được “cách mạng” ưu ái cho làm Thương nghiệp – là món béo bở thuở ấy. “Hưởng” được một tháng, Hani tình nguyện làm phong trào mẫu giáo.

Continue reading

Hani-16. TÌNH HÌNH HANI & CHUYỆN THĂM BỆNH

Hani tạm ổn, khó ngồi dậy, nhưng vẫn lăn qua lăn lại được. Con cháu chăm tốt, phân công rạch ròi, thấy tạm ổn thì mỗi đứa đi công việc của mình. Còn mỗi ngài Inrasara!

Tối, tôi mở hờ cửa phòng để Hani kêu, khi có chuyện. Ban ngày, ngồi viết khoảng 30-40 phút, tôi mở cửa dòm qua. Nhà vắng, lắm khi nghe cô đơn đời. Và tôi nghĩ giá như… giá như…

Thôi, đừng có “giá như” nữa, mà nói chuyện khác.

Continue reading