Câu chuyện Cham-8. THỬ ĐIỂM VÀI VỤ NỔ Ở THẾ GIỚI CHAM

[mục Giải trí sơ cấp]

Tinh tướng, bởi không biết mình biết người, qua đó tự biến mình thành lố bịch.

Sự vụ cái anh vừa đặt chân lên đất Mã dăm năm, nghe tin tôi vào Hội Nhà văn Việt Nam, liền thư cho tôi, nổ: “Anh sẽ lập Hội Nhà văn Champa hải ngoại”. Tôi hỏi, chớ Chàm mình ngoài đó có nhiêu mống viết văn, thì im.

Mới năm ngoái thôi, sao trẻ tuổi chớm 30, tuyên với thế giới rằng “đã dạy ‘Akhar thrah’ cho cei Sara”. Khi tôi cho hay tôi đã dạy chữ mẹ đẻ cho Cham từ 1975, nghĩa là 15 năm trước mẹ cháu đẻ ra cháu. Bạn này cãi:

– Cei chỉ biết chữ Cham của BBS.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. TÁC HẠI CỦA TƯ DUY TÍCH CỰC

Đắc Nhân Tâm, nguyên tác How to Win Friends and Influence People của Dale Carnegie tác phẩm non thế kỉ mà vẫn best-seller, best với thế giới chớ chẳng riêng Việt Nam, sao có người đi phê phán?

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương ăn khách là thế, tại sao nhiều người lại chê bai? Có dấu vết ghen tị ở đây không?

Nữa, Tư duy tích cực là “tốt”, đáng xiển dương hà cớ Trà Kha kêu nó tác hại?Nó giống và khác với Tư duy tiêu cực ở đâu? Nói khác đi, hai thứ cùng máu mủ gì với nhau? Và đâu là Tư duy đúng, căn cơ và bền vững hơn?Bài mới lên Youtube 1 ngày mà có đến 21.500 views, cũng đáng đấy chớ.Thử nghe qua video clip để xem bạn trẻ phản biện thế nào nhé. Nếu không đồng ý cách lí giải, thì giọng văn anh chàng này cũng thú vị đáo để, đáng mua vui một vài trống canh.

Giải trí cao cấp. YOGA, BIA RƯỢU… & KINH NGHIỆM CỦA TÔI

Yoya, tôi chơi món này từ tuổi 20, kinh nghiệm đầy ra.

Yoga, tôi chuyển từ công việc này sang khác dễ ợt, từng làm bốn việc cùng lúc: Bán thổ cẩm, coi thợ xây nhà, soạn Từ điển và viết… Chân dung Cát. Yoya, tôi ngủ nhanh và sâu. Ngủ say giữa lúc đám bạn đang lai rai, 15 phút – thức, ngồi tiếp. Yoga, tôi ngủ ngon lành – dù nhà bên karaoke ỏm tỏi. Yoya, tôi làm chủ và điều khiển tùy ý, từ hành vi đến cảm xúc.

Còn bia rượu…

Bà con thấy tôi lành cứ tưởng tôi không sành bia rượu, nhầm to.

Continue reading

Giải trí cao cấp. NGUYÊN LÍ LÀM TÌNH & BIA RƯỢU

Cham nói: ‘Bbang takiik liwiik bbang wơk’: “Ăn nhín để còn được ăn dài lâu”. Tưởng dân quê bỡn chơi, nhưng đó lại chân lí đỉnh mang tính minh triết. Thử vận dụng qua vài món bà con xem chơi.

[1] Nhịp tim con người trung bình 60-100 lần/ phút. Nhịp đập ấy liên quan mật thiết đến tuổi thọ. Vởi các Yogi, họ luyện cho số lượng nhịp tim thấp nhất có thể. Bởi họ hiểu, Bà Trời cho mỗi sinh linh chừng ấy nhịp, ta cứ tính số triệu lần nhịp tim đập đủ đoán biết tuổi thọ của mỗi người.

Continue reading

Giải trí cao cấp. CÓ CHAM NÀO HỌC KIỂU TÔI KHÔNG?

Kẻ học hơn thua nhau ở dùng khoảng thời gian trống của đời mình.

Trung học, sau các giờ ngồi lớp và gạo bài lo thi cử, bạn làm gì? Tôi: Học võ, học ‘Akhar thrah’, đọc sách, lang thang palei Cham sưu tầm văn học… Công chức [soạn Từ điển ở Đại học chẳng hạn], ngoài 8 tiếng đồng hồ, bạn thế nào? Tôi: Bán thổ cẩm, làm thơ, viết bộ Văn học Cham. Vân vân.

Âm nhạc Cham là dự án tôi đã tiến hành sưu tập xong ở năm 1998, tiếc nó bị dang dở do không tìm ra người chuyên môn cộng tác. Băng dĩa các thứ hỏng hóc rồi hao mòn dần. Mà giấc mơ về công trình âm nhạc dân tộc mãi ám tôi không dứt. Gặp nhạc sĩ kiêm nhà thơ Lê Hưng Tiến là cơ may.

Continue reading

Giải trí siêu cấp. TIỂU PHẪU THOÁT TRUNG

Anh Hà Văn Thùy ở bài “Hoa Việt đồng văn đồng chúng” – một bức thư chung gửi qua email, có đoạn kết:

“Thoát Trung ư? Núi liền núi sông liền sông làm sao mà thoát? Làm sao mà thoát khi đồng văn đồng chủng? Thoát Á ư? Làm sao mà thoát Á khi đất Việt là trung tâm của châu lục, khi tổ tiên chúng ta sinh ra toàn bộ dân cư cùng văn hóa châu Á? Chỉ có cách duy nhất, bằng trái tim nhân ái, hóa giải mọi oán thù, trung thực sống với nhau trong tinh thần đồng bào như tâm nguyện của tổ tiên xưa!”

Continue reading

Giải trí cao cấp. TÔI LÀ EM ZIDANE

Tôi nhỏ bé, tôi yếu đuối, tôi chìm nghỉm giữa biển đời, tôi vô danh còn hơn hạt bụi ngoài nắng kia. Và tôi muốn mình hơn thế. Được có mặt, cho khắp xung quanh biết tôi đang có mặt. Rằng tôi cũng quan trọng như ai khác. Hơn ai khác.

Tôi là Việt kiều Mỹ. Tôi là công dân Nhật. Tôi là Muslim. Tôi là fan trung thành của Trump. Tôi là con nhà văn… Inrasara.

Continue reading

TỪ CÂU CHUYỆN TỐI 30 TẾT, & LỜI TẠ LỖI MUỘN MÀNG

Chuyện [1]

Tối 30 Tết, ở quán Bánh Xèo thành phố Phan Rang, tôi với một gia đình nhỏ đang ngồi ăn thì một bạn Cham trung niên mang khẩu trang đến trước bàn, chào:

– Inrasara!

Tôi không nhận được đó là ai, gật chào lại. Bạn ấy quay đi. Dăm phút sau, xong –  tôi ngồi dậy đi qua bàn có nhóm Cham ngồi, đình ninh anh sang bên ấy, hỏi thăm. Đó là nhóm gia đình palei Ram.  

Chạy xe về được non cây số, bạn ngồi xe bảo: Anh ấy sang bàn kia mà anh lại qua bên bàn này. Trời biển! Tôi cứ tưởng ai quen đi ngang chào, ai ngờ, người từ bàn bên kia. Vậy mà mình không có lời đáp lại. Trên đường về tôi mãi áy náy.

Continue reading

Đối thoại Cham-23. ĐỐI THOẠI NGOẠI VI

[giải trí cao cấp]

Tại sao tôi mãi nói về Cham, về văn học ngoại vi, thậm chí về cá nhân Inrasara? Nói, và lặp lại, không phải một-hai mà nhiều lần. Hà cớ? – Có nguyên do chánh đáng của nó.

Đâu là dòng văn học [bị cho là] ngoại vi, tôi đã đề cập nhiều lần, miễn lặp lại. Đó là các bộ phận văn học bị coi thường, bị đối xử phân biệt, bị cho ra rìa, thậm chí – bị xuyên tạc và loại bỏ.

Viết, để người đọc ngoảnh đầy đủ về nó, đối xử công bằng với nó, đánh giá và đặt nó vào đúng vị trí của nó trong dòng chảy văn học Việt Nam. Để văn học tiếng Việt không bị thiếu khuyết, độc giả không bị thiệt thòi.

Continue reading