1.
LÀM CHÀM
Làm Chàm thì chớ THEO
đảng cộng sản cấp tiến dân chủ gì gì cũng thế
nếu lỡ theo thì chớ ham làm to
có làm to cũng tránh mang nợ
ừ, mà nợ chi chi cũng được miễn là đừng
nơ máu
Continue reading1.
LÀM CHÀM
Làm Chàm thì chớ THEO
đảng cộng sản cấp tiến dân chủ gì gì cũng thế
nếu lỡ theo thì chớ ham làm to
có làm to cũng tránh mang nợ
ừ, mà nợ chi chi cũng được miễn là đừng
nơ máu
Continue reading[biên tập & kể lại]
1.
Vị giáo sư nọ lên đò sang làng bên thăm bạn. Chuyến đò có mỗi ông với cô lái đò. Để giải khuây, và để thể hiện nỗi bác học “gì cũng biết” của mình, ông rủ cô lái đò chơi trò đố, tỉ lệ cược 10 ăn 1. Ừ thì đố. Vị giáo sư rất ư lịch sự – lady first.
– Ngài có nhìn thấy hòn đá sau lưng không đấy, vài chục cân chớ chả ít. Theo ngài, ném nó xuống sông cách nào để nó có thể nổi được không?
Vị giáo sư nghĩ hồi lâu, đành chịu.
Continue reading1.
VỢ TÔI LẤY TÔI LÀM GƯƠNG SÁNG
Bà con nào mà thấy vợ tôi khen tôi, dám cá là trâu mọc hàm dưới. Riêng mỗi vụ, chẳng những bà khen mà còn lấy tôi ra làm gương cho mấy đứa con. Gương sáng nữa!
Số là vào làm dân thành phố 24 năm chẵn rồi tôi vẫn cứ bản chất nông dân mà giữ. Ăn sáng, tôi cực kì đơn giản. Cơm nguội với mắm, là xong. Nếu được bà xã nấu cho nồi cháo đậu xanh, thì đỉnh. Là hai thứ mấy đứa nhà tôi cực ngán. Chúng học ở đâu môn khoa học dinh dưỡng rằng, bữa ăn sáng là quan trọng nhất trong ngày. Cần đầu tư. Mà vợ tôi ham lam ham làm, lấy đâu ra lắm thời gian mà đòi cầu kì.
Continue reading[Thương ca vô tận-25, Chuyện đã kể 2 năm trước, đọc lại thấy hay quá, kể lại lưu hồ sơ]
Trích ghi tại nhà hàng VIP:
– thư kí anh mầy đọc thư đó rồi…
– em báo anh Ba nè, vụ kết nạp Inrasara vào HNV với trao cho anh ta tùm lum giải thưởng phải nói là thể hiện rõ sự bất công và loạn chuẩn trong văn chương. Thế mà Nguyễn Quang Thiều chọn anh ta làm Chủ tịch Hội đồng Thơ đúng là sự phi lí đến mù quáng…
Continue reading[hay. Toa thuốc đặc trị nỗi thèm khổ]
Lạ chớ, không phải thứ “thú đau thương” của Lưu Trọng Lư thuở lãng mạn, mà là thèm khổ rất thực.
Tuần trước, Chế Đôn còm: “Qua đời sống hiện thực của Nhà thơ cho thấy Tâm thế quá GIÀ RƠ, chắc như bắp. Suy tưởng về văn thơ thì cao siêu và trừu tượng quá, chỉ kính mong Nhà thơ hoan hỉ ban cho thí chủ Cẩm nang”.
Lẽ ra tôi đáp ứng ngay, do bận vụ KAPET, đã hoãn lại, nay mới có giờ mà hoan hỉ pháp thí.
Continue readingTôi là kẻ kể chuyện, chuyện tôi, chuyện người thân tôi, sinh linh quanh tôi – cả Cham lẫn khác. Họ là người tôi biết rõ trong môi trường sống cụ thể – các câu chuyện đáng được kể lại làm bài học, cho tôi và cho người thân yêu của tôi.
Con người bất toàn, không ai chưa từng phạm sai lầm, vấn đề là, ta biết PHẢN TỈNH, và quyết sửa sai để trưởng thành. Muốn vậy thì phải HỌC.
Continue readingKể ngược dòng. Chuyện mới, người cháu
– Chú nói miết, trên họ để ý đó
– Cháu thấy chú có vi phạm pháp luật ở đâu không?
– Dạ chẳng phải đâu, ý cháu là tại chú hay nói
– Chú không nói thì ai sẽ nói đây?
– Thì chú cứ như người ta đi…
Continue readingGia đình tôi có 4 anh em trai, tôi yếu thế nhất. 1.65m, 15 tháng mang thai tôi, mẹ kể Phan Rang dính đại hạn không lấy giọt mưa, thành ra thế. Biết Bà Trời chơi, vậy nên tôi cần chơi lại: KHỎE cái đã.
Như một trùng hợp kì lạ, tối Jaka khai trương Thang Tông, mưa như trút, rồi Phan Rang 15 tháng rơi vào đại hạn.
Có 5 “bí kíp”, bạn nào muốn khỏe hãy cứ nhìn vào mà gương sáng.
Continue reading[Vụ hoa hậu chỉ là ví dụ xin miễn bàn, tút này muốn nhấn về sự đánh tráo khái niệm và nâng quan điểm thường gặp trong văn giới ta].
Khi được yêu cầu kể tên ba người nổi tiếng quê ở Bình Định, Ý Nhi đáp: “Em, nhà thơ Hàn Mặc Tử và vua Quang Trung”. Chuẩn luôn, và nhất là rất thật lòng. Cô biết đến thế, và đáp ngay như thế, không cần suy nghĩ.
Đoàn Hương: Ý Nhi “dám sánh mình với vua Quang Trung”, “đặt ngang hàng với”. Có người còn dùng chữ: “xúc phạm”… Ở đây có sự đánh tráo khái niệm. Bởi ba món “nổi tiếng”, “tài năng”, “sự nghiệp” thuộc phạm trù khác nhau.
Continue reading“Hắn nghĩ sẽ bay cao, rất cao
khi chế độ mở toang cửa rộng
– hắn sẽ chẳng bao giờ lết tới đâu
bởi đã không tự vũ trang đôi cánh”
(“Đoản thi thứ 2 dành cho con”, viết năm 1982, in trong Sinh nhật cây xương rồng-1997)
Continue reading